- Thời cơ: Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so
với cỏc nước trong khu vực và thế giới.
- Thách thức: Dễ bị hoà tan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn về điều kiện kỹ thuật.
- Thái độ: Bình tĩnh, không bỏ lỡ thời cơ. Cần ra sức học tập, nắm vững KHKT.
BT 7: Hãy trình bày quá trình phat triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ năm 1945 đến nay?
HD
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở Châu Phi và Châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1945-1954: Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi
mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập. Ngày 3-7-1952 lật đổ chế độ quân chủ và nền thống trị của thực dừn Anh, thành lập nước Cộng hoà Ai Cập 18-6-1953.
Giai đoạn 1954-1960: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam đã làm rung
chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp ở Từy Phi và Bắc Phi, mở đầu bằng cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân An-giê-ri 11-1954. Nhiều quốc gia được độc lập: Tuy-ni- ri(1965), Ma-rốc(1956), Ghi-nê(1957). Đến năm 1960 hầu hết các nước Bắc Phi và Từy Phi đều giành được độc lập.
Giai đoạn 1960-1975: Năm 1960, có 17 nước Châu Phi giành được độc lập, được lịch
sử ghi nhận là “Năm Châu Phi”. Những thắng lợi có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu rộng là thắng lợi của cách mạng An-giê-ri (1962), Ê-ti-ô-pi-a (1974), Mô-dăm- bích(1975), đặc biệt là thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà Ăng-gô-la (1975), đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi.
Giai đoạn 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành đấu tranh đánh đổ nền thống trị
thực dân cũ để giành lại độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hoà Na-mi-bi-a (3- 1991). Tiếp đến là cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi (4-1994) với thắng lợi của các
Chuyên đề môn Lịch sử
lực lượng yêu nước tiến bộ mà đại diện là Đại hội dừn tộc Phi (ANC). Sự kiện này chấm dứt ách thống trị trong vũng ba thế kỷ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pác- thai ở lục địa này.
BT 8: Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La- tinh?
HD
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra sôi nổi ở hầu khắp các nước khu vực Mỹ La-tinh, và Mỹ La-tinh trở thành "Đại lục núi lửa". Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến nay trải qua 3 giai đoạn:
Từ năm 1945-1959: Cao trào cỏch mạng nổ ra hầu khắp các nước Mỹ La-tinh dưới
nhiều thức: bãi công của công nhân ở Chi-lê, nổi dậy của nông dân ở Pê-ru, Ê-cu-a-đo, Mê-hi-cô, Bra-xin , Vê-nê-xu-ê-la....khởi nghĩa vũ trang ở Pa-na-ma, Bô-li-vi-a và đấu tranh nghị viện ở Goa-tê-ma-la, Vê-nê-xu-ê-la.
Từ năm 1959-1980: Cách mạng Cu-ba thắng lợi (1959) đánh dấu bước đầu phát triển
mới của phong trào giải phóng dân tộc, cổ vũ cuộc đấu tranh của các nước Mỹ La-tinh. Tiếp đó phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước...Mỹ La-tinh trở thành "Lục địa bựng cháy". Dưới những hình thức đấu tranh khác nhau, các nước Mỹ La-tinh lần lượt lật đổ các chính quyền phản động tay sai của Mĩ, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành độc lập chủ quyền của dân tộc.
Từ cuối thập niên 1980 đến nay: Lợi dụng quan hệ Liên Xô và Mĩ thay đổi, đặc biệt
những biến động ở Liên Xô và Đông Âu, Mĩ phản cách chống lại phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ La-tinh, can thiệp vũ trang vào Grê-na-đa (1983), Pa-na-ma (1990) uy hiếp cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cu-ba bằng cách bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập và tấn công về chính trị.
- Sau khi khôi phục được nền độc lập chủ quyền, các nước Mĩ La-tinh bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách kinh tế, xã hội để cải thiện tình hình đất nước. Bước vào thập niên 1990 một số nước Mĩ La-tinh đã trở thành những " nước công nghiệp mới" ( Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô). Bộ mặt các nước Mĩ La-tinh, đặc biệt là những trung tâm kinh tế, thương mại đã thay đổi về căn bản.