Biện pháp 8: Hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường với các lực lượng GD:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở trường THPT tam dương II (Trang 27 - 29)

lượng GD:

Mục đích: Xây dựng các mối quan hệ XH tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống XH (trong lao động sản xuất, bảo vệ trật tự an ninh XH trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong sinh hoạt gia đình) có tác dụng như là những mối quan hệ GD. Nhờ đó tạo nên một môi trường GD đúng đắn và rộng khắp trong toàn cộng đồng dân cư, vừa có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thần thuận lợi cho việc GD của nhà trường và của gia đình.

Việc xây dựng gia đình, nhà trường và cộng đồng thành một môi trường xã hội GD thống nhất, lành mạnh có một sức mạnh rất lớn đến sự phát triển nhân cách HS.

Tổ chức thực hiện:

* Xây cơ chế phối hợp GD giữa nhà trường với các tổ chức, cơ quan chính trị, văn hóa xã hội có chức năng GD:

Thực chất đây là những cách thức phối hợp những tác động GD giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục XH trong địa bàn dân cư nơi trường đóng và HS đang sinh sống. Sự phối hợp GD giữa nhà trường và XH trước hết phải tạo ra được sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp GD.

Để tạo được sự thống nhất này nhà trường cần coi trọng công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức tham gia GD cho HS thông qua kế hoạch hoạt động của nhà trường. Chỉ khi các gia đình, các tổ chức XH có hiểu rõ vai trò của GD thì họ mới tự giác tham gia vào việc GD cho HS, mới xác định được trách nhiệm của mình. Quá trình vận động tuyên truyền cần chú ý một số điểm sau:

- Sự vận động tuyên truyền trước hết phải làm cho các tổ chức trong XH hiểu rõ vai trò, vị trí của sự phối hợp. Thấy được trách nhiệm của mọi người, của cả XH đối với GD chứ không phải chỉ có nhà trường mới có trách nhiệm GD thế hệ trẻ nhất là giai đoạn mới.

- Tranh thủ mọi khả năng có thể để tuyên truyền, vận động XH bằng các hình thức: Thông qua Hội nghị ban đại diện CMHS toàn trường, các hội nghị của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể… hoặc tổ chức các chuyên đề về xã hội hóa công tác GD, huy động các tổ chức, các đoàn thể trong XH tham gia GD toàn diện cho HS.

24

Nhà trường phối hợp với các tổ chức XH nhằm phát huy tiềm năng về vật chất và tinh thần thuận lợi trong hoạt động GD cho HS. Từ đó tạo sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến hoạt động giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân. Cụ thể là:

- Với cơ quan Nhà nước có chức năng hành pháp, điều hành quản lý XH: ủy ban nhân dân, công an, tòa án, viện kiểm sát, quân đội… Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo, sự hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ GD.

- Với các tổ chức, đơn vị kinh tế: nhà trường cần chủ động liên hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho dạy và học, hướng nghiệp cho HS. Nhà trường nên tổ chức cho HS tham quan công nghệ sản xuất hiện đại, đề nghị họ dạy nghề thu nhận HS sau tốt nghiệp.

- Với các cơ quan chức năng XH khác như: các cơ quan thông tin, văn hóa, y tế, trung tâm thể dục- thể thao… Nhà trường cần chủ động phối hợp, tạo mối quan hệ thường xuyên, thân thiết để các cơ quan chức năng XH này giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động văn- thể- mỹ nhằm GD toàn diện cho HS tạo cơ hội cho tài năng trẻ phát triển, tạo môi trường phong phú cho HS.

* Tóm lại: Trên cơ sở lý luận quản lý và phân tích thực trạng hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình ở nhà trường, cùng với sự trải nghiệm và tâm huyết của người làm GD tôi đề xuất 8 biện pháp như sau:

- Kế hoạch hóa hoạt động phối hợp GD với GĐHS của nhà trường

- Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giáo dục HS giữa GĐHS với nhà trường và XH

- Xây dựng cơ chế tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường và GĐHS nhằm GD toàn diện cho HS

- Tăng cường vai trò, năng lực của GVCN trong hoạt động phối hợp giáo dục HS với GĐHS

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm phối hợp với nhà trường của GĐHS - Tăng cường vai trò của Ban đại diện CMHS trong hoạt động phối hợp giáo dục HS với nhà trường

- Tăng cường vai trò và năng lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường trong hoạt động phối hợp giáo dục HS với gia đình

- Hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường với các lực lượng GD.

Để công tác giáo dục HS đạt hiệu quả thì cần phải vận dụng linh hoạt 8 biện pháp trên có hệ thống và đồng bộ vì không thể có một biện pháp nào là vận năng. 8 biện pháp trên là một hệ thống tác động cụ thể cần thiết của hoạt động

25

phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình để giáo dục HS ở các nhà trường. Các biện pháp hỗ trợ qua lại với nhau. Nếu thực hiện tốt sẽ nâng cao một bước chất lượng GD cho HS.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cần có sự phối, kết hợp giữa GVCN, ĐTN trong nhà trường với gia đình học sinh.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:

Sáng kiến không chỉ có ý nghĩa cần thiết trong hiện tại mà còn mang tính lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS. Đó là những biện pháp rất thiết thực, có khả năng triển khai đại trà một cách thuận lợi ở bất kỳ trường THPT nào. Chính vì vậy, mà công tác phối hợp giáo dục HS giữa nhà trường và gia đình cần hướng tới. Nó thực sự cần thiết, có khả năng thực hiện trong thực tế và rất khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình ở trường THPT tam dương II (Trang 27 - 29)