KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1 Kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bậc THCS (Trang 31 - 35)

4.1. Kết quả đạt được.

4.1.1. Đối với Ban giám hiệu:

- Hàng năm nhà trường đều có phương hướng nhiệm vụ năm học, xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, định hướng các hoạt động của từng tổ chức, bộ phận một cách cụ thể, giúp cho các các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch chuyên môn phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường. Từ đó, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các tổ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học cho mỗi GV trong trường.

Người Th c hi n: Huỳnh Th T Oanhự ị ố - 31- Trường TH&THCS Ba Chùa

- Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bố trí GV, phân công chuyên môn hợp lý, kịp thời cử GV tham gia tập huấn chuyên môn do Sở GD-ĐT tổ chức. Hàng năm đều tổ chức tập huấn lại, thao giảng, thảo luận, nhằm tạo điều kiện cho tất cả GV nắm bắt được quan điểm dạy học mới, làm quen và có thể tổ chức giảng dạy tốt ngay từ đầu năm học.

- Trên cơ sở định hướng đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước và của ngành từ Bộ Giáo dục&Đào tạo đến Phòng Giáo dục&Đào tạo; nhà trường đã huy động và đầu tư nguồn lực phục vụ cho giảng dạy. Đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học theo cơ số quy định.

- Công tác kiểm tra nội bộ đã được tiến hành một cách thường xuyên, có kế hoạch khả thi. Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn trong hội đồng chuyên môn thực hiện kiểm tra toàn diện 1/3 số GV trong toàn trường và tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất GV trong trường. Kiểm tra hồ sơ giáo án của 100% GV cũng được định kỳ 01 lần/tháng và kiểm tra đột xuất theo từng thời điểm.

4.1.2. Đối với tổ bộ môn và giáo viên

- Các tổ bộ môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng, trên cơ sở kế hoạch chuyên môn hàng tháng của nhà trường, tổ bộ môn cũng đã cụ thể hoá kế hoạch chuyên môn của tổ theo từng tuần, tháng. Trong sinh hoạt chuyên môn một số tổ đã triển khai một số chuyên đề chuyên môn, có chú ý thảo luận về nội dung, PPDH.

- Một số GV tâm huyết đã vận dụng được PPDH mới và có kết quả bước đầu.

- Mỗi GV thực hiện thao giảng ít nhất 02 lần/năm dự giờ đồng nghiệp ít nhất 09 tiết/1 học kỳ để rút kinh nghiệm.

4.1.3. Đối với học sinh:

Một số HS của nhà trường bước đầu thích nghi với một số PPDH mới của GV, có ý thức trong việc tham gia xây dựng bài, có ý thức hợp tác trong các nhóm nhỏ.

Người Th c hi n: Huỳnh Th T Oanhự ị ố - 32- Trường TH&THCS Ba Chùa

Áp d ng m t s phụ ộ ố ương pháp d y h c tích c c trong môn Sinh h c theo đ nhạ

hướng phát tri n năng l c h c sinh b c THCSể

Thực tế qua một số biện pháp quản lý nêu trên đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học của trường. Đội ngũ GV tiến bộ đáng kể về việc nắm bắt nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tay nghề ngày càng vững, đủ sức tiếp cận, thực hiện thành công chương trình thay SGK và đổi mới PPDH.

4.2. Những tồn tại khi thực hiện đề tài.

Tuy đã thực hiện được nhiều thành công như đã nêu trên, nhưng vẫn còn một số tồn tại sau đây:

4.2.1. Về phía giáo viên.

- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận GV chưa cao, biện pháp động viên thúc đẩy phong trào dạy và học chưa thật cụ thể, còn mang tính chất chung chung.

- Trong soạn giảng, chưa nghiên cứu, thiết kế và vận dụng một cách có hệ thống, còn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên chưa tạo được sự đồng bộ, hiệu quả, nghèo nàn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

4.2.2. Về phía học sinh:

- Đa số HS có học lực yếu đặc biệt ở các lớp nên chưa thích ứng kịp với các học mới.

- Nhiều HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải tham gia lao động với gia đình nên thời gian đầu tư học tập ít.

4.3. Nguyên nhân của tồn tại.

- Việc tổ chức hoạt động đổi mới PPDH chưa phát huy được vai trò thúc đẩy, khuyến khích sự tích cực đổi mới PPDH. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho hoạt động đổi mới PPDH ở nhà trường chưa mang lại hiệu quả cao.

- Một số HS có động cơ thái độ học tập chưa tốt, một phần do GV chưa dạy được cho HS cách học, một phần do điều kiện hoàn cảnh riêng của HS quá khó khăn đã làm cho việc GV tổ chức dạy học theo phương pháp mới ở một số bộ môn không được thuận lợi.

Người Th c hi n: Huỳnh Th T Oanhự ị ố - 33- Trường TH&THCS Ba Chùa

- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin- truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các PPDH tích cực.

5. TIỂU KẾT

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với các mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.

Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều GV đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp đa phương pháp, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức và việc ứng dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống của HS. Tuy nhiên, việc nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lí, GV chưa đồng bộ.

Với những tác động tích cực của các cấp quản lí giáo dục, nhận thức và chất lượng hoạt động đổi mới PPDH của các trường học đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất lượng giáo dục và dạy học từng bước và cải thiện.

Người Th c hi n: Huỳnh Th T Oanhự ị ố - 34- Trường TH&THCS Ba Chùa

Áp d ng m t s phụ ộ ố ương pháp d y h c tích c c trong môn Sinh h c theo đ nh hạ ướng phát tri nể

năng l c h c sinh b c THCSự

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bậc THCS (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w