3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
3.4. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Phải quản lý được thời gian và không gian học tập của HS, thông qua giáo viên chủ nhiệm (GVCN), Tổ chức Đội Thiếu niên và các tổ chức khác trong nhà trường mà tổ chức, hướng dẫn cho các em biết sắp xếp thời gian học tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức.
- Hiệu trưởng cần có kế hoạch cho bản thân, cho GVCN, cho GV bộ môn theo dõi việc học tập của từng lớp, kiểm tra sĩ số, chuyên cần, việc tự học, quản
Người Th c hi n: Huỳnh Th T Oanhự ệ ị ố - 30- Trường TH&THCS Ba Chùa
Áp d ng m t s phụ ộ ố ương pháp d y h c tích c c trong môn Sinh h c theo đ nhạ ọ ự ọ ị
hướng phát tri n năng l c h c sinh b c THCSể ự ọ ậ
lý chắt chẽ các tiết kiểm tra đồng thời luôn vận động GV phải biết cách dạy cho HS cách học thông qua nhóm phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
- Phối hợp với Hội cha mẹ HS để đôn đốc nhắc nhỡ việc tự học ở nhà của HS.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS:
+ Để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS, GV bộ môn phải nghiêm túc thực hiện phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoạt động của HS một cách thường xuyên và đều khắp các bộ môn để các em có thói quen tự nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức.
+ Phải tạo cho học sinh có môi trường nghiên cứu, tức là giáo viên phải biết nêu vấn đề cho từng nhóm đối tượng học sinh một cách phù hợp và gợi ý theo phương pháp vấn đáp tìm tòi, từ dễ đến phức tạp.
+ Khi soạn giáo án phải đặc biệt quan tâm đến bước "hướng dẫn về nhà" tức là giao nhiệm vụ cho HS về nhà tự học. Bước này vô cùng quan trọng nhưng GV thường bỏ qua vì khi đó đã hết giờ, nếu không chuẩn bị nội dung hướng dẫn về nhà thì khi tự học HS sẽ gặp khó khăn và sinh ra tư tưởng chán nản. Cho nên phần hướng dẫn về nhà GV phải chuẩn bị chu đáo, dự kiến những trường hợp HS có thể bị bế tắc để hướng dẫn trước cho HS.