Học theo nhóm *) Khái niệm:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) áp dụng dạy và học tích cực vào phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 5 (Trang 30 - 34)

*) Khái niệm:

Học theo nhóm hay dạy học hợp tác là dạy học theo cách đặt học sinh vào môi trường học tập (cùng quan sát, thực hành, thí nghiệm...) nhằm khuyến khích học sinh hợp tác với người khác để học tập. Kiến thức, suy nghĩ và kết quả làm việc của nhiều người nếu được kết hợp với nhau sẽ có giá trị hơn một người khi gặp những nhiệm vụ học tập cần có sự hợp tác của nhiều người.

Lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của nội dung học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên và có chủ đích, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau.

Trong mỗi nhóm phải tự bầu nhóm trưởng, phân công mỗi người một phần việc, mỗi thành viên trong nhóm phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của cả nhóm sẽ đóng góp vào kết quả làm việc chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc trước toàn lớp, nhóm cần cử ra một đại diện và phân công mỗi thành viên trong nhóm trình bày nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Khi hoạt động nhóm, cần định rõ thời gian làm việc cho từng nhóm một cách cụ thể.

*) Ý nghĩa:

Học theo nhóm giúp học sinh giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và khó khăn mà khi làm cá nhân thì khó có thể hoàn thành được. Hoạt động nhóm cũng phù hợp với tâm lý học sinh lứa tuổi Tiểu học, thích được hoạt động, được bộc lộ năng lực của mình. Vì thế học theo nhóm giúp mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập, lắng nghe và suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi người, các băn khoăn, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các ý kiến, cùng nhau thảo luận, giải thích, tóm tắt, đặt câu hỏi... các em sẽ học tập hiệu quả hơn, những tri thức tiếp thu được sẽ lâu bền trong trí nhớ hơn và khi cần chúng ta sẽ vận dụng thành công trong hoạt động thực tiễn. Quá trình học tập sẽ là quá trình các em học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Học theo nhóm đòi hỏi học sinh tích cực động não, đưa ra ý kiến tham gia vào quá trình thảo luận. Bởi vậy đây là một trong những phương pháp phát huy được tính tích cực của người học. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết cách sử dụng hợp lý trong quá trình dạy học.

*) Các dạng bài dạy có thể vận dụng phương pháp học theo nhóm:

- GV có thể vận dụng phương pháp học theo nhóm trong các bài dạy hình thành cấu trúc bài văn, cách viết câu mở đoạn, kết đoạn hay quan sát các chi tiết,...

Ví dụ: Trong bài "Cấu tạo của bài văn tả cảnh" - SGK Tiếng Việt tập 1 - trang 11. GV có thể cho HS học theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh. Hay như trong bài "Luyện tập tả cảnh" - SGK Tiếng Việt tập 1 - trang 70, GV cho HS học theo nhóm để tìm vai trò của những câu văn in đậm.

26

*) Giới thiệu một số phương pháp tổ chức học theo nhóm cho hiệu quả cao:

* Yêu cầu chung: Mỗi nhóm phải phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (ví dụ)

* Các phương pháp tổ chức học theo nhóm:

Phương pháp khăn phủ bàn:

+ Học sinh ngồi theo nhóm 4.

+ Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ sau:

1

4 2

3

+ Tất cả học sinh tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề...)

+ Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.

+ Khi mọi người đã thực hiện xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. + Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào giữa tấm khăn trải bàn. + Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp

"các mảnh ghép":

27

Cách thức thực hiện. + Vòng 1.

- Hoạt động theo nhóm (ví dụ nhóm 3 người).

- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm

2: nhiệm vụ B; nhóm 3: nhiệm vụ C).

- Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được trả lời tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.

- Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã thảo luận để trả lời câu hỏi như thế nào.

+ Vòng 2.

- Hình thành nhóm 3 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3).

- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

- Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa được thành lập để giải quyết.

- Lời giải được ghi rõ ràng trên bảng để các nhóm khác cùng theo dõi. Cách ra nhiệm vụ cho "mảnh ghép"

- Lựa chọn một chủ đề phục vụ cho nội dung bài học và phù hợp với thực

tiễn.

- Xác định một nhiệm vụ phức hợp, bao gồm các phần khác nhau (để thực hiện ở vòng 2).

- Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kỹ năng, thông tin ...).

- Xác định những nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định những yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành thành công vòng 1.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) áp dụng dạy và học tích cực vào phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 5 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w