trình(2đ) 2 Công tác chuẩn bị (2đ) 3 Nội dung (7đ) Nghệ thuật 4 biểu diễn (5đ) 5 Phân bố thời gian (2đ) 6 Ý nghĩa giáo dục (2đ) 7
*Ý kiến giám khảo:
2.Tồn tại:……….
Vĩnh tường, ngày tháng năm 201
22
GIÁM KHẢO
(Ký, ghi rõ họ tên)
3.7 Chú trọng công tác phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hộitrong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Hoạt động giáo dục cho học sinh là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức học sinh lại càng cần có sự phối kết hợp của các tổ chức xã hội, do vậy nhà trường cần phải thực hiện:
- Ngay từ đầu năm học cần phải kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức và hoạt động có hiệu quả, hàng tháng Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được các thông tin về rèn luyện của con em mình, kịp thời thông báo tới gia đình để cùng nhau giáo dục.
- Thực hiện tốt việc ký các cam kết giữa Học sinh – Nhà trường – Gia đình.
- Thực hiện khẩn trương việc cung cấp số điện thoại của phụ huynh học sinh toàn trường để kịp thời đấu nối hệ thống sổ liên lạc điện tử và đi hoạt động. - Yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên kịp thời qua sổ liên lạc điện tử về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh với cha mẹ học sinh để phụ huynh nắm bắt được và cùng tham gia giáo dục học sinh.
- Hàng tuần, hàng tháng giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm với Ban giám hiệu để có các giải pháp trong quá trình giáo dục. - Thực hiện định kỳ việc tổ chức họp phụ huynh học sinh toàn trường theo đúng quy định, GVCN nào cần có những buổi họp riêng phải được sự cho phép của hiệu trưởng.
- Nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh cần có sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý học sinh cùng với nhà trường và gia đình.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính và các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỹ năng sống, nâng cao nhận thức cho học sinh.
- Trường hợp có học sinh bị xử lý kỷ luật, Ban giám hiệu phải kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc, đồng thời phải có kế hoạch theo dõi giúp đỡ học sinh vi phạm sửa chữa khuyết điểm, thành lập hội đồng xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh đó vào cuối năm tùy theo mức độ tiến bộ của học sinh đó.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Một số kết luận 1. Một số kết luận
- Có thể khẳng định rằng: Giáo dục cho học sinh là giáo dục cơ bản, là nền tảng cho các mặt giáo dục khác. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Đảng đã coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy đòi hỏi nhà trường và người làm công tác quản lý phải đặt sự nghiệp trồng người lên hàng đầu, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh. Bác Hồ kính yêu đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. - Những nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức không chỉ định hướng cho các hoạt động giáo dục đạo đức mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng.
- Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Tỉnh Vĩnh Phúc, như vậy mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.
- Tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp chỉ đạo mang tính khả thi, đó là: 1. Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức học sinh.
2. Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
3. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tháng.
24
4. Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc rút kinh nghiệm cho GVCN.
5. Duy trì thường xuyên việc sử dụng sổ liên lạc điện tử
6. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua sinh hoạt tập thể của các tổ chuyên
môn.
7. Chú trọng công tác phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu thận trọng nhưng chắc chắn còn những khía cạnh và những vấn đề chưa được đề cập tới. Đó cũng chính là những hạn chế của đề tài và đó cũng là những hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.