Kết quả việc vận dụng kiến thức của học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan rút về đơn vị (Trang 27 - 30)

Sau khi áp dụng những giải pháp trên vào các tiết học, tôi thấy hiệu quả giảng dạy được nâng lên đáng kể. HS tiếp cận nhanh với các dữ liệu bài toán cho và nắm rất rõ yêu cầu bài toán đặt ra cần phải giải quyết. Khái niệm về Bài toán liên quan đến rút về đơn vị trở nên gần gũi và quen thuộc hơn đối với các em. Đặc biệt là các giải pháp đã giúp HS nhận dạng bài tập một cách chính xác, kĩ năng giải toán được hình thành. Qua đó tư duy, khả năng suy luận cũng được phát triển. Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn nhiều, không còn lúng túng khi tổ chức các hoạt động học tập cho các em. Kết quả được ghi nhận như sau:

Kết quả thực hành trên vở bài tập toán của HS lớp 3A, Trường tiểu học Hoàng Hoa năm học 2018-2019 sau mỗi tiết học như sau:

BẢNG 1: PHÂN LOẠI ĐIỂM

DẠNG BÀI TẬPBài toán Bài toán đến rút về đơn dạng bài toán 1 Bài toán đến rút về đơn dạng bài toán 2 Các bài luyên chung Các bài luyên nâng cao

BẢNG 2: TỈ LỆ HS ĐẠT ĐIỂM TRÊN TRUNG BÌNHBài toán liên Bài toán liên

quan đến rút về đơn vị dạng bài

toán 1 100%

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng bài toán 2 100% Các bài luyên tập chung 100% Dạng bài luyện tập có nâng cao 93,0%

Như vậy tỉ lệ học sinh khá giỏi so với trước khi áp dụng phương pháp mới tăng lên rất nhiều. Bảng thống kê cũng cho thấy ở kiểu bài luyện tập, tỉ lệ phần trăm HS đạt số điểm trên trung bình tăng rất cao, điều đó chứng tỏ HS đã không còn nhầm lẫn nhiều như trước đây nữa.

Đặc biệt, nếu trước đây HS thường tỏ ra chán nản, không mấy hứng thú với loại toán này thì nay, qua quan sát tôi thấy HS thật sự chăm chú và hứng thú khi giải toán. Các em còn tham gia thảo luận sôi nổi khi phân tích những đề toán khó. Việc tạo ra hứng thú học tập, niềm say mê toán học ở các em cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Nhờ đâu mà các em có được tình cảm đó? Chính là nhờ việc các em hiểu rõ thực chất bài toán, nội dung các bài toán không nằm ngoài những vấn đề thiết thực trong đời sống của các em và cũng có thể xem như một nhu cầu cần được đáp ứng.

Tóm lại, những giải pháp trên đã hình thành ở học sinh kĩ năng giải toán có lời văn nói chung và giải toán về Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị nói riêng:

Biết phân tích đề bài, biết trình bày tóm tắt và giải toán, đồng thời khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học tập ở các em.

Đặc biệt hơn nữa là sau đây là bảng so sánh đối chiếu trong hai năm học: năm học 2017- 2018 với năm học 2018- 2019.

- Năm học 2017 – 2018: Chưa áp dụng đổi mới phương pháp.

- Năm học 2018 - 2019 : Đã áp dụng đổi mới phương pháp. a, Về học sinh được khảo sát trong hai năm.

+Học sinh lớp 3.

+Số lượng đều là: 29 em.

+Trình độ : Đều là học sinh giỏi cấp trường.

Đánh giá kĩ năng làm bài của học sinh.

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng bài toán 1

Bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng bài toán 2

Luyện tập (có cả 2 dạng bài ở trên)

Luyện tập các bài nâng cao

* Tóm lại: Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này tốt hơn, chắc chắn hơn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải toán.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan rút về đơn vị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w