Mười hai đoạn tiền bộ Dịch cân kinh tuy cũng chú trọng ở khí và lực theo nhau, chỉ bởi lấy lực làm chủ, cương nhều nhu ít, là phép lấy lực đi khí. Sau khi luyện tập thành công, tuy có thể lấy khí và lực theo nhau, nhưng muốn là nghiêng tới toàn thân, chảy đi trong mạc mà không trở ngại, thì lại khó có thể thực hiện được đầy đủ như mong muốn. Muốn đạt đến trình độ loại đó, nhất định sau khi luyện thành tiền bộ dịch cân kinh, cần phải tiếp tục luyện hậu bộ dịch cân kinh. Nhưng cũng không thể vào tay là có thể luyện tập ngay hậu bộ, bởi bước công phu này hoàn toàn chú trọng vận hành khí lực ở trong mạc để sung thực (đầy đủ) gân thịt toàn thân, mà không phải ở tăng thêm thực lực. Những người không đủ thực lực, muốn khí lực ở đó vận hành, chắc chắn không dễ là có thể luyện thành, hoặc có hiệu quả thì cũng rất là nhỏ yếu.
Cho nên cần luyện trước tiền bộ, nhằm để tăng thêm thực lực làm cho khí lực theo nhau. Sau đó lại tiến lên mà luyện tập hâu bộ.
Ở trong thuần nhu cầu con đường vận hành, tự thay đổi ở vào tay mà thu hiệu cũng rất là thần tốc. Cho nên luyện riêng một tiền bộ, không luyện hậu bộ thì có thể được. Riêng luyện hậu bộ thì không thể được hiệu cường lực tráng đó, là không tiến bước thêm lần nữa mà cầu cái đó có thể ở vận hành trong mạc, cũng đủ để lại bệnh nhiều năm.
Bởi vì hậu bộ là chuyên giảng ở đạo vận hành, nếu chỉ luyện riêng hậu bộ thì không có chỗ dùng chút nào, cho nên rõ ràng mệt mỏi vất vả mà không thu công gì là thế.
Phàm người luyện nội công Thiếu Lâm, đối với việc này, không thể không biết. Dưới đây là các phép luyện tập mười hai đoạn Dịch cân kinh hậu bộ.
Đoạn thứ nhất
Trước hết ngồi xếp vòng tròn gập gối, lấy mu bàn chân phải dặt trên mặt trên đùi
trái, lại đem chân trái từ ngoài đầu gối phải kéo lên, để mu bàn chân trái để lên mặt đùi phải, làm cho hai lòng bàn chân đều hướng lên, đó là phép “song bàn phu tọa” (ngồi vòng hai mu bàn chân), là ngồi thiền bình thường cũng hay dùng phép này. Để luyện tập có hiệu quả, mới đầu có thể tự nhiên, khi ngồi thân nên ngay thẳng, mà không thể có chỗ dựa dẫm, là ngồi trên phản gỗ, bởi vì lót dây móc, chất mềm sẽ có sức đàn hồi, dễ làm cho thân thể người ta nghiêng lệch, cho nên không phù hợp. Hai tay thì nắm khít đôi quyền, bốn ngón gập ở trong, mà lấy ngón cái che ở ngoài, hai quyền thả ở trên đầu gối, cần thuần phó mặc tự nhiên cái đó, không thể có một chút dùng sức, đem đôi mí mắt thả xuống, miệng ngậm khít, hàm răng trên dưới hợp kín nhau, lưỡi liếm ở trong vòm hàm, mờ tâm che hơi thở, toàn thân không dùng chút xíu lực gắng gượng. Chỉ đem ba thứ tinh, khí, thần dùng phép ý tưởng mà rót vào đan điền. Ở
khi mới vào tay, quyết không thể trông đợi chúng hội họp. chỉ như thế ngừng suy nghĩ tồn thần, lâu ngày tự có công hiệu. Xem hình 43.
Hình 43
Dựa theo đúng đoạn này, lúc đầu chưa làm công, bởi vì trong tâm tạp niệm, một lúc không dễ tiêu diệt hoàn toàn. Tạp niệm không mất đi thì tâm thần không yên, là tinh thần rời tan, làm công cũng bằng không làm, nhất định không thu được chút xíu hiệu quả. Cho nên dùng trước phép này làm mất đi tạp niệm, sau đó làm công phu, tự không còn có trở ngại. Vì vậy nhất định rót suy nghĩ ở đan điền, chỉ lấy đó làm trung cung của nội phủ.
Đoạn thứ hai
Làm xong đoạn công phu thứ nhất, ước chừng lấy một lúc nấu bữa ăn làm mức. Sau đó lại làm nối theo đoạn hai. Ngồi phép phu tọa (ngồi mu bàn chân) như trước, hai chân chụm không mở ra, thân thể cũng hoàn toàn khôn động. Riêng hai bàn tay thì đem ngón tay nắm bàn tay từ từ mở ra, lấy duỗi thẳng làm mức. Sau dó đem hai cánh tay chầm chậm theo bên cạnh đưa lên, lòng bàn tay hướng lên. Khi đưa đến ngang vai thì gập cẳng tay dẫn vào trong, từ đầu chao lên đến mặt sau, đồng thời xoay chuyển cổ tay làm cho lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái ở dưới, tới khi áp vào huyệt Chẩm ở mặt sau,hai bàn tay từ từ tiếp hợp, mười ngón đan chéo nhau mà ôm giữ sau đầu.
Hình 44
Hai gốc của bàn tay tiếp đúng ở trên huyệt Nhĩ môn. Hai cánh tay thì thành hình tam giác. Khi ôm không nên dùng sức hữu hình. Đầu hơi ngửa ra sau, ngực hơi lồi ra phía trước. Riêng ở lúc hai bàn tay làm động tác, các vùng thân mình không nên hơi có chấn động, tâm ý vẫn cần rót vào đan điền. Sau khi ôm ở đầu sọ, hơi tạm dừng việc giữa chừng, thì đưa khí lên trên, ý nghĩa này là một miếng khí tựa như từ Đan điền mà lên, đi qua vành rốn, lên tới tâm bào, qua kết hầu, thẳng đến đỉnh đầu (Bách hội) mà dừng giữa chốc lát, lại làm cho từ đỉnh đầu hướng về phía sau đi xuống, qua huyệt Ngọc chẩm, từ đốt sống cổ ven theo cột sống mà xuống, qua xương đuôi đến Hải để (Hội âm), lại chuyển lên mà đến Đan điền. Khi mới làm thì không tiến một loại ý tưởng, khí lực nhất định không có thể tuân theo đường kinh này mà vận đi tự tại, chỉ có luyện tập đã lâu, tự có thành hiệu nghiệm. Riêng lúc làm công phu này cần
mọi thứ thuần nhận lĩnh tự nhiên, không thể có một chút gắng gượng, lại không thể quá ở tham công, là người học nên chú ý.
Theo đúng một đoạn công phu này là phép làm cho khí lực chuyển vận đi theo đường tròn. Cái đỉnh đầu là huyệt Bách hội thật là khu trọng yếu vùng đầu. Mà huyệt Đan điền dưới rốn thật là kho báu của nội phủ. Sự khẩn yếu giống nhau như một. Làm cho khí lực đi lên thì cất dấu ở Bách hội, khí lực đi xuống thì quay về Đan điền. Một thăng, một giáng, là đạo tuần hoàn chu thiên. Một khởi một phục cũng là máy của âm dương tạo hóa. Cho nên cần mọi thứ thuần nhận lĩnh tự nhiên, cái gốc ở ôn hòa tĩnh lặng của thiên nhiên, mà tới sinh động của hậu thiên. Khi luyện tập lấy tuần hoàn hai lần thì dừng dứt. Lại đem hai bàn tay buông mở ra, nắm quyền thu về đặt ở trên đầu gối, trở về dạng cũ. Xem hình 44.
Đoạn thứ ba
Sau khi làm xong đoạn công phu thứ hai, lại đem vòng tròn của đùi từ từ buông xuống. Hơi nghỉ việc một lát, làm cho gân xương vùng đùi được thư giãn, khí huyết không đến vì thế mà úng tắc, nhưng ở lúc nghỉ này tâm thần bởi cần yên tĩnh, nhất định không thể có chút xíu tạp niệm nổi lên. Sau một thời gian bằng lúc nấu cơm (khoảng nghỉ bằng nấu nồi cơm), lại đem hai chân từ từ duỗi đi hướng trước, đến khi vùng đùi thẳng bằng làm mức, hai đùi chụm khít, phía sau của hai gót chân thả ở trên phản gỗ, bàn chân thì dựng thẳng lên, lòng bàn chân hướng về trước, mũi bàn chân hướng lên.
Lại đem thân trên từ từ cúi xuống. Hai bàn tay thì theo hai bên cạnh chao về phía trước, khi đến trước bàn chân thì lại đan chéo hết mười ngón tay thu ở hai chân. Cần đem hai chân dùng sức duỗi vươn về phía trước, còn hai bàn tay thì kéo dẫn về phía sau mới là được sức. Hai vùng thắt lưng và lưng trên, mới đầu có thể vì thế mà căng khít. Sau khi thành hình thái của thế đó, lại đem khí cất giữ ở Đan điền vận ở các vùng vai, lưng trên, thắt lưng, mông. Khi mới đầu cũng cần ý nghĩ có thể đến, luyện đến công phu sâu dần thì khí lực cũng có thể theo đến đủ. Làm một đoạn công phu này cũng lấy khoảng trời gian nấu nồi cơm làm mức. Sau đó từ từ buông mở, quay lại trạng thái ngồi bằng cũ. Xem hình 45.
Hình 45
Theo đúng như một đoạn công phu này là phép đầy đủ thật mềm đúng các vùng, nơi chủ yếu đó là ở thắt lưng, xương cùng. Bởi vì một vùng đó ở trong các vùng của thân người là rất mềm yếu, khí lực cũng rất khó rót xuyên qua, cho nên khi làm nhất định cần cúi toàn thân đến cực độ, sau đó mới có thể làm cho căng khít gân thịt của vùng thắt lưng. Sau khi gân thịt căng khít, khí lực cũng rất dễ đạt tới, chăm chỉ luyện tập thêm, tự có diệu dụng riêng khi thân thể nhổm lên, rớt xuống. Nhất định cần chầm chậm, dứt khoát không thể lấy lắc động hướng bên trái, phải, để loạn thần ấy, tán khi ấy, đúng là cần thiết trọng yếu. Người học cẩn thận chỗ đó.
Đoạn thứ bốn
Làm xong đoạn công phu thứ ba, nghỉ ngơi qua loa, lại làm nối đoạn thứ tư. Trước hết đem hai chân từ từ vòng lên, lấy mu bàn chân phải để lên mặt trên đùi bên trái người, sau đó đem bàn chân trái từ ngoài đầu gối phải cong lên, đặt ở mặt trên đùi bên phải. Hai lòng bàn chân đều hướng lên trời, thành thế ngồi song bàn (toàn già). Riêng khi hai bàn chân vòng tròn lại mà ngồi, thân trên dứt khoát cấm lắc động về trước, sau hoặc trái, phải. Sau khi ngồi yên, thần ổn định một chút, rót khí vào Đan điền, trừ bỏ mọi tạp niệm, hơi dừng việc giữa chừng một lát, hai bàn tay thì từ từ xoay cổ tay, làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, sau đó hai cánh tay theo hai cạnh trái phải từ từ giơ lên đến mặt trên của đỉnh môn (bách hội) thì họp nhau, đan chéo mười ngón tay, lại đem cổ tay xoay về hướng trước, làm cho lòng bàn tay hướng lên. Hai lòng bàn tay dùng sức đẩy lên, đồng thời vận dụng khí đó, làm cho khí từ đan điền nâng lên hướng
trên, chuyển vào hai cánh tay mà tới ngón bàn tay. Cũng dùng phép lấy ý đưa vào thần, lấy thần đưa vào khí, và động tác không có hình, riêng chỉ có chuyên chú ở ý niệm. Làm một đoạn công phu này cũng lấy một lúc nấu cơm làm mức. Sau đó đem bàn tay từ từ mở lỏng ra, đan hai cánh tay cũng theo hai bên rơi xuống, vận khí xuống dưới, trở lại dáng cũ. Xem hình 46.
Hình 46
Theo đúng đoạn này là phép khí đi ở cánh tay và ngón tay, so với đoạn thứ ba là khó. Bởi vì bắp thịt vùng cánh tay rắn và chắc, khí không dễ đi. Nếu muốn luyện đến cảnh ý tới thì khí tới, khí tới thì lực theo, thời gian không ngắn để có thể thực hiện hiệu quả, rất tốn công vất vả, là chỗ đã cần ngồi vòng tròn mà làm. Chắc chắn thật là vòng chân tròn ở dưới, chồng tay ở trên đỉnh môn thì có thể làm cho toàn thân nâng lên, thế được ngay thẳng làm cho khí dễ đạt ở trên, lại không đến nỗi vướng vấp nhiều chỗ giữa đường. Khi ở động tác hai tay, nhất định cần chầm chậm mà chắc thần khí, không thể qua loa đại khái.
Đoạn thứ năm
Sau khi đã làm xong đoạn công phu thứ tư, lại đem hai chân chỗ vòng tròn, từ từ thả mở ra, duỗi đi hướng trước, lấy đùi thẳng làm mức. Hai chân chụm nhau, để cho vùng sau gót chân thả ở trên phản, lòng bàn chân hướng về phía trước, mũi bàn chân hướng lên, giống nhau với khởi tay đoạn thứ ba. Sau khi nghỉ qua loa chút ít, là làm nối theo đoạn công phu thứ năm.
Trước hết đem hai tay từ từ mặt dưới của hai bên cạnh, từ từ dời về phía sau, mà hai mu bàn tay thì dính ở hai bên huyệt Vĩ lư. Cần trọng yếu dán được khít khít, không thể hơi có chút lỏng và nổi. Hai đầu và vai thì dùng sức ép ra phía trước, kiêm cho lên hướng trên. Nhất định làm cho gân thịt của các bộ phận vai và lưng trên căng khít lạ thường. Sau đó dùng phép của ý tưởng vận dụng khí lực, làm cho đầy đủ chắc ở vai và lưng trên. Mới bắt đầu chẳng qua làm ý, lâu dài về sau có thể tự đạt đến. Làm công phu một đoạn này, cũng lấy giờ nấu một nồi cơm là mức. Sau đó từ từ thu hai bàn tay về, trở lại dáng cũ. Xem hình 47.
Hình 47
Theo đúng vùng vai và lưng trên, xương nhiều gân tạp, da thịt rất mỏng mà rắn chắc lạ thường. Cho nên khí lực không dễ vận hành ở đó, ngang với ngón tay cánh tay. Luyện tập cũng rất khó, thu hiệu quả thì chận chạp, so với từng đoạn trong mọi đoạn trên khó là nhiều hơn. Nhưng có thể ra công vất vả cũng nhất định có thành. Chỗ này lấy hai bàn tay thả ở mặt sau và hai vai ép về phía trước mà kiêm cho lên, có ý muốn làm cho căng khít gân thịt của bộ phận vai và lưng trên, mà dễ cho vận hành khí ấy, làm cho đạt tới, không đến nỗi vướng vấp nhiều chỗ. Riêng ở khi vận khí, lại là động tác không có hình. Thuần lấy ý mà làm.
Đoạn thứ sáu
Làm đã xong đoạn công phu thứ năm, nghỉ việc qua loa đại khái. Sau đó làm nối đoạn thứ sáu.
Trước hết đem hai chân thu về thành dáng ngồi vòng tròn, lấy mu bàn chân phải để ở mặt trên đùi bên trái, lại đem bàn chân trái từ phía ngoài đầu gối phải cong lên, cũng đem mu bàn chân để ở mặt trên đùi bên phải, làm thành phép song bàn tọa, giống nhau với đoạn thứ nhất. Khi làm động tác hai chân, thân trên dứt khoát cấm lắc động. Sau khi ngồi yên, trước hết đem hai bàn tay từ bên cạnh dời đến mặt trước, khi đến dưới rốn, hai bàn tay hợp nhau mà mười ngón thì giao chéo nhau, xoay cổ tay hướng vào trong, lấy lòng bàn tay bưng ở bụng dưới.
Lúc mới lại không dùng sức. Mờ tâm giữ niệm (minh tâm tồn niệm), đại khái là yên lặng thầm suy nghĩ, sau đó vận khí từ Đan điền mà rót vào túi thận (bìu) để hoạt động hạnh hoàn (trứng dái). Khi dừng nghỉ việc giữa chừng chốc lát, lại nâng khí thăng lên, để trở về chỗ cũ. Làm cho ý nghĩ giống như muốn đem hai viên hạnh hút vào trong bụng. Khi đang nâng khí thăng lên, đồng thời hai lòng bàn tay cũng tàm tạm dùng sức, hơi làm thế xoa lên hướng trên. Hơi dừng chốc lát, lại vận khí rót vào túi thận, thăng giáng như thế mỗi thứ mười hai lần là xong công. Xem hình 48.
Theo đúng túi thận là vật tối trọng yếu của thân người, hạnh hoàn lại cực non yếu, hơi bị ngoại lực thì dễ phá hại. Một đoạn công phu này là phép luyện thu liễm hạnh hoàn, tức người đời gọi là “liễm âm công”. Khi mới luyện cái đó, hạnh hoàn nhất định khó theo khí thăng, giáng, nhưng luyện tập hơi lâu, thì dễ hoạt động, lại thu hiệu quả dễ hơn so với vận khí ở vai và lưng trên, vì túi thận là gân lạc mà thành, trong rỗng mà nối tiếp ở bụng dưới, cách nhau với Đan điền rất gần, cho nên khí dễ vận đến. Đợi luyện tập đã lâu, hạnh hoàn tự có thể theo khí lên xuống. Luyện tập thành công này, người ta muốn lấy thẳng hạ bộ ta mà chế mạng của ta cũng không thuận theo sự ra tay của họ.
Đoạn thứ bảy
Làm xong đoạn công phu thứ sáu, nghỉ việc qua loa một chút, lại làm nối đoạn công phu thứ bảy. Thân trên và hai đùi hoàn toàn không động, theo kiểu cũ hơi hơi để nghỉ ngơi giữa chừng thêm. Hai bàn tay thì từ trên bụng dưới, từ từ lùi xuống, dời hướng sang hai cạnh đùi ấn ở trên phản gỗ, ngón cái ở trong, đầu nhọn ngón tay thì hướng về trước mặt. Lòng bàn tay ấn mặt phản gỗ, không nên quá phần dùng sức, nhưng cần là có thể hợp dính nhau.
Sau khi tâm thần đã định (yên lặng) thì đem hai cánh tay từ từ dùng sức rót xuống, ý muốn đem thân