PHÉP LUYỆN TẬP TIỀN BỘ DỊCH CÂN KINH

Một phần của tài liệu Dich Can Kinh (Trang 30 - 39)

Bộ Dịch cân kinh này bày ra các phép, tức là cái mà dân gian truyền đây là ngoại công Dịch cân kinh. Cộng có 12 đoạn, mỗi đoạn có động tác khác nhau, mà mỗi cái có chỗ diệu của nó. Nên ở lúc sáng sớm và chập tối, ở nơi rộng rãi thoáng sạch, theo đúng phép luyện tập, đợi sau khi làm xong 12 đoạn, lại từ đoạn thứ nhất luyện trở lại, hết vòng thì trở lại từ đầu, mỗi buổi sớm tập luyện ba lần. Sau một năm, thì từ người tinh thần yếu đuối có thể cấp tốc phấn chấn, người tinh thần khỏe vượng thì thực lực tăng thêm, thần trọn vẹn khí đủ, đúng là có cái diệu thay xương đổi gân. Nhưng cần làm đều hàng ngày liền nhau. Nói chung không thể có chút đứt quãng. Nếu như lười bỏ không chăm, quyết không thể hẹn thời gian thu hiệu quả.

Đoạn thứ nhất

Mắt hướng về phía Đông mà đứng. Hai chân phân mở, khoảng giữa cách nhau chừng một thước mở rộng ngang. Nơi đặt bàn chân, cần chú ý ngón và mu bàn chân cùng một phương hướng. Nói chung cấm đứng thành hình chữ bát. Ngưng thần điều hơi thở, bỏ đi tạp niệm. Kích động khí ở bụng, không làm cho chạy đi tiểu tiện.

Vùng đầu hơi cao hướng trên, miệng nên ngậm khít. Hàm răng tiếp nhau. Đầu lưỡi liếm cong lên ở vòm trên. Hai mắt mở to nhìn hướng trước, tròng con mắt cần yên một chỗ (định), không thể hơi có mở khép (chớp mắt). Sau đó đem hai bàn tay gãy cổ tay ngang lên, làm cho lòng bàn tay hướng xuống. Đầu ngón tay hướng trước. Lại từ từ gập qua loa khớp khuỷu, đem bàn tay hơi nâng lên một chút đến hơi dưới vùng thắt lưng làm mức. Riêng hai bàn tay tuy nâng lên, mà khí lực của hai cánh tay tất cần đi xuống giống như ấn xuống bàn nhảy thân lên. Sau khi hơi dừng quãng giữa, mới đem mười ngón tay vận sức giơ nâng như cong đuôi chim hướng trên, mà gốc bàn tay thì vận sức nhấn xuống. Khi làm phải cực từ từ. Sau khi đến cực độ lại dừng quãng giữa một chốc lát, lại buông ngón tay xuống, nâng gốc bàn tay lên, trở về như cũ. Như thế một bay lên, một ấn xuống là làm một lần. Chầm chậm làm bốn mươi chín

lần là hoàn tất công phu đoạn thứ nhất. Cần im lặng ghi nhớ đoạn này, ấn đó gọi là thế "Hỗn nguyên nhất khí" tượng của tiên thiên. Một giơ nâng như cong đuôi chim, một nhấn xuống, được bộ máy hoạt động. Dừng quãng giữa quán khí, được tĩnh định. Động tĩnh vì nhau mà âm dương phân mở, vạn vật sinh ra. Cho nên các đoạn từ đây trở xuống, đều từ kiểu đó mà hóa sinh.

Khi làm nên để thần trọn vẹn đi xuyên suốt ở khoảng lòng bàn tay và ngón tay, không thể rời nhau. Sau lâu ngày thì theo thần đến mà vận ở trong, lực do khí sinh mà đi ở ngoài. Trong ngoài hợp nhau mà vượt qua tất cả. Nếu như thần khí phân tán, lực không chuyên chú, phải là đại kỵ. Khi hai bàn tay nâng lên, nhất định không thể quá đến trên thắt lưng, không thì chẳng những không được thêm, mà còn tổn ở gân xương. Cẩn thận cái đó (xem hình 31).

Hình 31

Đoạn thứ hai

Sau khi làm đoạn công phu trước đã xong thì đem khí lực thu lên trở lại trạng thái đứng gọn bình thường, làm cho gân xương toàn thân thư giãn, để tránh cái tệ quá mệt. Thời gian thư giãn nghỉ ngơi đó thì không hạn định nhất định.

Khi làm đoạn thứ hai, Trước hết đem hai chân chụm lại, toàn thân đứng ngay ngắn. Kích động thì ngậm miệng. Cao đầu mở to mắt nhìn, hoàn toàn giống với đoạn thứ nhất. Hai bàn tay thì đem ngón tay gập chuyển thành nắm quyền, riêng ngón cái duỗi thẳng. Lúc đó nắm quyền cực lỏng, không thể dùng sức. Sau khi nắm quyền đã yên thì đem dời quyền đặt ở mặt trước của đùi. Lòng bàn tay với mặt đùi dán vào nhau. Hai ngón tay cái thì xa xa nhằm vào nhau. Tới đó sau khi hơi dừng giữa chừng một lát, thì đem từng ngón tay cái của bàn tay cong như đuôi chim lên hướng trên để đến hết mức. Đồng thời bốn ngón còn lại của bàn tay thì dùng sức nắm khít, việc dùng chọn vẹn sức, mà sức của hai cánh tay cần đi xuông nhất định không chút nào nâng lực khí (đề kình). Sau khi hơi dừng chốc lát, hai ngón tay cái thì từ từ buông xuống, các ngón còn lại cũng từ từ mở lỏng ra, để trở lại hình dáng cũ. Hai cánh tay thì nên dùng cách nâng lực khí làm cho khí lực thu lên. Một khít một lỏng làm một lần. Khi làm nên ngưng thần rót vào trong khí, chuyên tâm nhất chí, làm bốn mươi chín lần. công phu đoạn thứ hai đã xong. Xem hình 32.

Hình 32

Khi cong ngón tay như đuôi chim, không thể hơi xen lẫn ý nâng lực khí, phải để khí lực rót xuống, xuyên suốt ở khoảng ngón tay quyền, khiến cho quyền có thể càng nắm khít, ngón tay có thể càng cong lên như đuôi chim càng cao. Làm đoạn công phu này, cũng nên thực hiện từ từ chậm chậm. Khi khít thì khí lực rót xuống, khi thả lỏng thì khí lực nâng lên, một rót xuống một nâng lên, cho nên hành khí sai khiến lực. Nhìn ở mặt ngoài, giống như công phu chăm chỉ tới ngón tay và cánh tay, thực là phổ cập tới toàn thân. Chỉ lấy chi thể thân người, không thể không thông liền, mà nguồn dòng của khí lại từ trong phủ đi chảy mà tới, không chỗ nào không đến. Khi hành công, tối kiêng thở hít miện mũi, thân thể lắc động, bởi vì đều đủ để hao khí tán lực.

Đoạn thứ ba

Sau khi làm xong đoạn công phu thứ hai, nghỉ ngơi qua loa một chút, lại làm nối theo đoạn thứ ba. Đoạn này đứng ngay ngắn như trước. Trước hết đem hai chân phân mở, khoảng giữa cách nhau trên dưới chừng một thước, ngón chân và mu bàn chân nhất định thành đường thẳng, kiêng làm hình chữ bát.

Vùng đùi nên vận sức rót xuống. Không thể làm cho có chút lỏng nổi, không thì thân thể dễ lắc động mà đưa đến thần khí tản rời. Đầu cao, mắt trố, miệng ngậm, răng đụng nhau. Kích động khí trong bụng, giống với đoạn hai. Hai bàn tay thì trước hết đem ngón cái cong đặt vào lòng bàn tay, bốn ngón còn lại thì nắm khít mặt ngoài ngón cái. Hai cánh tay thõng thẳng xuống. Hai tay nắm quyền đặt ở hai cạnh đùi, phía lòng bàn tay dán vào đùi, lưng của quyền hướng ra ngoài. Khi ở trên tay, vùng cánh tay trên lại không dùng sức, quyền cũng được nắm cực lỏng. Sau khi hơi hơi dừng lại giữa chừng thì đem hai quyền từ từ nắm khít đến cực độ thì dừng. Đồng thời vận lực ở cánh tay làm cho rót xuống, tức là dùng lực đem hai cánh tay vươn thẳng, làm cho khớp khuỷu tay lồi ra, mà khí lực dễ đạt tới khoảng bàn tay và ngón tay. Sau khi hơi dừng giữa chừng một lát, lại từ từ thu sức ở cánh tay, thả lỏng ngón tay quyền, mà trở lại hình dáng cũ. Một khít một lỏng như thế làm một lần. Cộng làm bốn mươi chín lần là xong công phu đoạn thư ba. Xem hình 33.

Hình 33

Theo đúng điểm chủ sức của đoạn này, phép hành khí ở quyền và cánh tay, một nâng lên một rót xuống, nhất định không phân biệt với đoạn trên, nhưng trong dó có chỗ khác nhau. Cũng chẳng dừng ở một đầu mối, trên thì chụm chân, đây thì phân mở, trên thì duỗi thẳng ngón cái mà đây thì gấp nắm ngón tay cái, tất đều phải mỗi cái có dụng ý riêng. Hai chân phân mở cho nên vòng tròn dưới chắc chắn, không dễ động lắc. Nắm ngón tay cái trong lòng bàn tay, cho nên đầy lòng nắm đấm mà dễ ở gặp lực. Cánh tay vươn hướng xuống, mà lồi khớp khuỷu đó, làm cho khí lực trọn vẹn ở cánh tay rót xuống ở quyền, còn động tác ở các đoạn không mấy khác nhau.

Khi hành công, ngoài động tác, cần chú ý ở thần khí rót xuyên suốt, cũng làm cho tinh thần và khí lưc trộn chung làm một. Đạt thì đạt trọn vẹn, thu gom thì thu gom trọn vẹn. Nếu như tinh, thần, khí, lực không trộn nhau, thì luyện trăm năm cũng là vô ích.

Đoạn thứ bốn

Sau khi đã làm xong công phu đoạn thứ ba, nghỉ ngơi chốc lát, để thư giãn gân xương. Sau đó lại làm nối theo đoạn thứ tư. Đoạn này so với các đoạn kể trên không giống nhau.

Trước hết đứng ngay ngắn toàn thân, hai bàn chân chụm lại. Dùng khí lực của hai đùi rót xuống để chắc chắn bàn chân dưới. Sau đó đem hai ngón tay cái gập lại đặt trong lòng bàn tay, lại lấy các ngón còn lại gập đặt ở ngoài nắm lại thành quyền. Hai quyền từ hướng trước mặt đưa nâng lên hướng trên, lấy ngang vai làm mức, lòng bàn tay nhằm vào nhau, hổ khẩu hướng lên, khoảng cách xa nhau giữa hai quyền thì bằng với độ rộng của cạnh vai. Khi nâng lên, hai cánh tay nên thẳng, thân trên nhất định cấm động lắc. Hơi dừng nghỉ giữa chừng một lát, là vận lực đem quyền nắm lại khít khít để đến cực độ, mà hai cánh tay đồng thời duỗi đi hướng trước. Vị trí tuy không thể duỗi về phía trước bao nhiêu, nhưng khí lực thì rót về phía trước hoàn toàn. Dừng nghỉ giữa chừng chốc lát, thì đem quyền buông lỏng ra, thu khí về vẫn duỗi cứng hai cánh tay. Khi duỗi ra nhất định cấm động tùy tiện về bên trái bên phải. Một nắm một thả lỏng làm một lần. Cộng làm 49 lần xong đoạn công phu thứ tư. Xem hình 34.

Hình 34

Theo đúng một đoạn này là phép rót khí đi ngang bằng, làm cho khí lực tiến thì rót vào quyền và cánh tay, lùi thì chảy đi vào vai và lưng trên. Chỉ nắm quyền duỗi cánh tay, hai vai nhất định tìm ra

hướng trước, vai tìm vế hướng trước, lưng trên đều có gân có thịt, sẽ nhất đinh kéo căng. Lúc này khí lực trọn vẹn thấu về phía trước. Đợi lỏng bàn tay thu sức, như khắp gân thịt hoàn toàn lỏng lẻo, khí lực cũng bởi thế mà đi lui, chảy rót vào các vùng vai và lưng trên. Tối kỵ của đoạn này là khi làm dùng sức hai quyền động tùy tiện về hướng trái hướng phải. Bởi vì hai nắm tay quyền động tùy tiện thì khí lực toàn thân không thể chuyên chú ở trước mà đi tán loạn bên cạnh. Thế tán thì thần loạn. Làm như thế không những không đủ để thu được ích, lại đủ để rước hại. Cho nên cần hết sức chú ý.

Đoạn thứ năm

Làm đoạn công phu thứ bốn xong, nghỉ qua loa, làm nối đoạn thứ năm này.Toàn thân đứng ngay ngắn, hai chân căng chụm, đầu cao, mắt mở to nhìn. Miệng ngậm răng cắn, ngưng thần kích động khí như hình dạng đoạn thứ nhất. Đen hai bàn tay nắm quyền rất lỏng. Xoay lòng bàn tay hướng ngoài từ từ theo hai cạnh nâng lên, dựng đứng ở trên đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau, hổ khẩu hướng về phía sau, khớp khuỷu hơi cong. Hai cánh tay cần mở cách chỗ bờ tai một thốn, nhưng không được dính khít tai. Khi giơ hai cánh tay lên, hai chân cũng kiễng cao lên, để hai gót chân cách đất trên dưới một thốn làm mức. Hơi dừng nghỉ giữa chừng chốc lát, lại đem hai quyền nắm khít chặt lại. Hai cánh tay thì rút sức hướng tụt xuống giống như khi kéo ở ống sắt, đem thân trên dạng như thu về, đồng thời hai gót chân lại thừa thế nâng lên hướng trên đến cực độ là dừng. Ngừng nghỉ giữa chừng chốc lát, lại đem hai quyền từ từ thả lỏng, thu hồi khí lực. Hai gót cũng từ từ thả xuống, nhưng đến cách đất trên dưới một thốn thì dừng. Như thế một lên một rơi xuống làm một lần. Cộng làm 49 lần là xong công phu đoạn thứ năm. Xem hình 35.

Hình 35

Theo đúng một đoạn công phu này là phép đem khí lực rót chảy toàn thân. Việc nâng gót chân định ngón chân thì nơi háng đùi nhất định khí rót xuyên suốt mà sau đó rắn đầy. Nếu khí lực không rót vào thì đùi háng hư phù. Đùi háng hư phù thì nhất định làm cho thân động lắc, không thể đứng thẳng, khó cho hành công. Khi hai tay giơ lên, là muốn làm cho gân thịt ở các vùng vai, lưng trên, ngực,sườn, bụng, thắt lưng, nơi nơi đều căng kéo, để cho khí lực dễ rót chảy tiến lùi. Rất cần chú ý trong đoạn này là khi đang nắm khít đôi quyền, thụt xuống cánh tay, có nghĩa là vận khí ở hai cánh tay đó trọn vẹn sức đi hướng thụt xuống, chứ không phải là đem hai cánh tay làm động tác thụt xuống. Đây đúng là phép vận ý mà đưa vào sai khiến khí lực, phải đặc biệt chú ý. Hai gót chân lên xuống, cần phải thực hiện từ từ, không được nhanh mạnh. Bởi vì lên xuống nhanh mạnh hai gót dễ bị kích động, đủ để ảnh hưởng tới não và buồng tim, là hại rất dữ dội.

Đoạn thứ sáu

Làm xong đoạn công phu thứ năm. Hơi dừng nghỉ chốc lát, sau đó làm nối đoạn thứ sáu. Toàn thân đứng ngay ngắn, cao đầu, mở to mắt, miệng ngậm kích động khí như trước. Trước hết hai chân phân mở, cách nhau chừng trên dưới một thước. Gót và ngón chân cần phải thẳng, hai bàn chân song song và ngang bằng nhau. Nhất định không thể đứng thành kiểu chữ bát, bởi vì kiểu chữ bát sức không chuyên chú mà dễ động lắc. Hai bàn tay thì đem ngón tay cái thả ở mặt ngoài lấy bốn ngón còn lại nắm quyền, sau đó đưa ngón tay cái đặt ở ngoài khớp đốt các ngón tay, khi nắm cũng cần buông lỏng, không thể quá khít. Sau đó đưa hai cánh tay từ bên cạnh giơ lên, lòng bàn tay hướng lên. Khi hai cánh tay thẳng đến

ngang vai thì gập xoay khớp khuỷu, đưa cẳng tay dựng đứng lên gập vào trong, mặt quyền hướng vào hai tai. Toàn cánh tay thành hình tam giác. Quyền để cách xa tai hơn một thốn làm mức. Lòng bàn tay thì hướng về chỏm vai. Sau khi hơi dừng giữa chừng chốc lát, thì đem quyền từ từ nắm khít để đến cực độ. Cẳng tay thì dùng sức gập vào hướng trong. Cánh tay trên thì dùng sức đẩy hướng lên. Đây đều thuộc về dùng sức, không lấy hình thức mà làm. Sau việc hơi dừng nghỉ giữa chừng thì từ từ thả mở để trở lại vị trí cũ. Một khít một lỏng như thế là một lần. Từ đầu tới cuối cộng là bốn mươi chín lần là xong một công phu đoạn thứ sáu. Xem hình 36. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 36

Theo đúng đoạn công phu này, là vận làm cho khí lực tiến mà rót chảy ở khoảng cánh tay, khuỷu tay, khớp ngón tay, lùi thì rót chảy ở vùng vai, lưng trên vòng ngoài ngực. Cẳng tay gập vào trong thì gân thịt căng kéo mà khí lực dễ chảy đi. Nội phủ và mọi cơ quan cũng từ đó mà có thể duỗi giãn, nơi nơi động sức, không chút lơi lỏng. Trong khi thực hiện, thân trên nhất định không được động lắc, hai cánh tay không được rung rẩy. Muốn tránh cái đó, thì trong lúc dùng sức, cần phải chậm chậm từ từ theo việc. Nếu như cử động nhanh mạnh thì nhất định khó tránh xảy ra.

Đoạn thứ bảy

Sau khi làm công phu đoạn thứ sáu, nghỉ ngơi chốc lát, làm nối theo đoạn thứ bảy. Hai chân đứng chụm lại, toàn thân thẳng đứng, cao đầu, mở to mắt nhìn. Kích động khí miệng ngậm như trên. Hai bàn tay thì mỗi bên đều đem bốn ngón nắm ở mặt trong, còn ngón tay cái thì gõ ở ngoài khớp các ngón. Nắm quyền rất lỏng, từ phía trước mặt giơ lên đến trước vai, khi thành hình tam giác vuông, hơi dừng chốc lát, thì vận lực ở cẳng tay, từ từ hướng sang bên trái, bên phải phân đi, đến ngang bằng vai thành hình chữ nhất thì dừng. Lòng bàn tay hướng xuống. Thân trên thì hơi ngửa hướng sau. Sau khi hai cánh tay

Một phần của tài liệu Dich Can Kinh (Trang 30 - 39)