I. Nợ ngắn hạn 15,313,426 65.4% 10,015,896 43.3% 6,583,185 36.6% 5,207,530 -34.0% -3,522,711 1. Phải trả người bán 7,355,090 31.4% 4,025,133 17.2% 3,286,687 18.3% 3,329,957 -45.3% -738,466 2. Người mua trả tiền
trước 0.0% 0.0% 234,096 1.3% 0 0.0% 234,096
3. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước 163,919 0.7% 296.446 1.3% 702,304 3.9% 132,527 80.8% 405,858 4. Phải trả cho người
lao động 270,092 1.2% 309,390% 1.3% 322,484 1.8% 39,298 14.5% 13,049 5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 7,524,324 32.1% 4,523,559 19.4% 2,037,614 11.3% 3,000,756 -39.9% -2,485,945 II. Nợ dài hạn 1,500,000 6.4% 2,466,554 10,6% 0.0% 966,554 64.4% -2,466,554 B. Vốn chủ sở hữu 6,615,765 28.2% 10,769,007 46.1% 11,384,952 63.4% 4,153,242 62.8% 615,945 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 6,000,000 25,6% 10,000,000 42.8% 10.000.000 55.7% 4,000,000 66.7% 0 2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 615,765 2,6% 769,007 3.3% 1,384,952 7.7% 153,242 24.9% 615,945
Nhận xét: Tình hình tài sản của công ty.
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tài sản của công ty 2013-2015
Tổng tài sản năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013, năm 2014 có tổng tài sản là 23,343,458 (ngàn đồng) so với năm 2013 thì giảm 0.4%. Nguyên nhân là do năm 2013 công ty quyết định mở rộng kinh doanh, lấy tài sản ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn vậy nên tài sản ngắn hạn năm 2014/2013 giảm 0.7%, tài sản dài hạn tăng 3.8%. Qua năm 2015 thì tình hình đã ổn định nên công ty quyết định không đầu tư thêm nữa mà áp dụng các biện pháp quản lý, cải cách để quản lý kinh doanh được tốt hơn. Và để tránh rủi ro khi tăng trưởng quá nhanh. Năm 2015 tổng tài sản của công ty giảm mạnh đáng kể 23.9% do ảnh hưởng bởi việc giảm mạnh của hàng tồn kho 34.7% so với năm 2014. Năm 2015 tình hình công ty tương đối ổn định nên hàng tồn kho giảm đi đáng kể. Từ đó cho thấy hàng hóa công ty đã đến với người tiêu dùng nhiều hơn.
Tài sản ngắn hạn từ năm 2014/2013 giảm 0.7%. Vì năm 2013, 2014 công ty đẩy mạnh kinh doanh, mở thêm đại lý cho công ty. Năm 2014 tài sản ngắn hạn của công ty giảm nhẹ, đến năm 2015 TSNH giảm mạnh 23,9% vì công ty không mở rộng kinh doanh mà chú trọng vào quản lý. Các chỉ tiêu tăng đột biến như:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp trong 3 năm từ 2013 đến 2015 gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian không quá 3 tháng. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Qua 3 năm 2013, 2014, 2015 tỷ lệ tiền mặt của công ty tăng dần trong tổng tài sản lần lượt là 8.1%, 10.1% và 13.8%. Tỷ lệ càng cao cho thấy tính thanh khoản của công ty càng cao, tiền mặt lại không có khả năng sinh lời. Vì vậy, giữ tiền mặt càng nhiều càng giảm đi khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư tài chính của công ty.
+ Các khoản phải thu: Là các khoản mà khách hàng và các bên liên quan nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả dưới 1 năm. Trong nền kinh tế thị trường, bán chịu và cho thiếu nợ được xem là chính sách khuyến mại, khách hàng chưa có tiền vẫn có thể mua hàng hóa, dịch vụ nhờ vậy doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và tăng doanh số, cũng như cũng cố cac mối liên hệ lâu dài. Nhưng bán chịu
cũng tạo nên những bất lợi cho doanh nghiệp, nợ phải thu tăng lên làm cho các chi phí tài chính, chi phí thu hồi nợ tăng lên. Với công thức:
Vòng quay khoản phải thu =
Vậy vòng quay khoản phải thu qua các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 5.911, 6.687, 4.114.
Vì hệ số vòng quay các khoản phải thu qua các năm càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ sang tiền mặt cao điều này giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
+ Tồn kho của công ty có tỷ trọng cao qua các năm 2013, 2014, 2015 tuy nhiên có xu hướng giảm dần với tỷ lệ lần lượt là: 66.1%, 63.8%, 54.1%. Ta có công thức vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho tại công ty qua 3 năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là: 239 ngày, 193 ngày, 143 ngày. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho cao vì đây là năm công ty đẩy mạnh phát triển thị trường, cung ứng sản phẩm cho đại lý và cửa hàng chuẩn của công ty. Năm 2014 thị trường đã ỗn định công ty giảm lượng tồn kho do việc kinh doanh tốt lên. Đến năm 2015 khi việc kinh doanh tốt hơn, công ty tiếp tục giảm tồn kho, tăng cường tập trung vào việc quản lý kinh doanh và năm 2015 hàng tồn kho đã giảm đi 34,7% so với năm 2014 một con số rất đáng kể.
Tài sản dài hạn của công ty sau năm 2013 đầu tư nhiều thì năm 2014 công ty bắt đầu chú trọng kinh doanh nên tài sản dài hạn không thay đổi nhiều, tăng thêm 3.8% tức là 62015 (ngàn đồng) so với năm 2013. Từ năm 2014 qua năm 2015 giảm đi với tỷ lệ 12.2% giảm một cách đáng kể. Việc đầu tư có hiệu quả nên công ty chú trọng kinh doanh, quản lý có hiệu quả các khoản đầu tư dài hạn khác.
Nhận xét: Tình hình nguồn vốn của công ty
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty