Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng của công ty TNHH chế biến nông lâm sản đại lộc (Trang 40 - 44)

lượt là 28.2%, 46.1%, 63.4%. Năm 2013, 2014 tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp vì công ty vay nợ ngắn hạn quá nhiều để mở rộng kinh doanh. Năm 2014 tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty ngang nhau cho thấy tình hình công ty đã dần đi vào ổn định,

qua năm 2015 thì tình hình đầu tư đã đi vào ổn định và hoạt động một cách có hệ thống, nợ ngắn hạn dần được giải quyết nên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ 63.4% cao hơn so với nợ phải trả. Tỷ lệ này tăng cao cho thấy tài chính của công ty đã ổn định.

+ Nợ phải trả từ năm 2013– 2015 đã giảm một cách đáng kể, đến năm 2015 thì giảm được một nửa so với năm 2013. Việc đầu tư năm 2013 vào việc phát triển thị trường khiến nợ phải trả của công ty tăng cao, đến năm 2014, 2015 các khoản đầu tư đã bắt đầu phát huy hiệu quả, các khoản nợ giảm xuống, tình hình tài chính công ty dần đi vào ổn định.

+ Vốn chủ sở hữu công ty năm 2013 có sự biến đổi lớn, vì công ty đẩy mạnh vay vốn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua năm 2014 công ty kinh doanh tốt nên đã trả được các khoản nợ, làm vốn chủ tăng lên. Năm 2015 các khoản nợ giảm đi rất nhiều, giảm đi 47.6% so với năm 2014 cho thấy cơ cấu tốt hơn so với 2 năm trước, tình hình kinh doanh phát triển.

2.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

số Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 1 28,129,089,09 9 33,752,236,98 4 40,590,643,230 2. Các khoản giảm trừ 2 138,111,289 176,166,803 217,558,562 Chiết khấu thương mại 4 87,344,522 124,574,776 152,111,675

Giảm giá hàng bán 5 47,777,678 50,456,342 62,459,234

Hàng bán bị trả lại 6 2,989,089 1,135,685 2,987,653

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế

xuất khẩu phải nộp 7

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 1-2) 10 27,990,977,81 0 33,576,070,18 1 40,373,084,668 4. Giá vốn hàng bán 11 20,400,284,75 2 24,872,269,64 0 29,987,639,334 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20= 10-11) 20 7,590,693,058 8,703,800,541 10,385,445,334 6. Doanh thu từ hoạt động

tài chính 21 5,297,351 116,861,135 90,891,887

7. Chi phí tài chính 22 396,206,910 56,606,953 67,009,843 8. Chi phí bán hàng 24 3,049,703,373 3,627,207,332 4,205,647,334

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 25 3,187,819,115 3,681,498,928 3,978,655,364

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (30=20+(21-22) - (24+25)) 30 951,666,309 1,221,626,193 2,043,240,906 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 =31- 32) 40

14. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế (50=30+40) 50 951,666,309 1,221,626,193 2,043,240,906 15.Thuế thu nhập DN 51 237,916,577 305,406,548 510,810,227 17. Lợi nhuận sau thuế

(60=50-51) 60 713,749,732 916,219,645 1,532,430,680

Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty phát triển rất tốt, doanh thu thuần hàng năm của công ty đề tăng tương đối nhiều. Lợi nhuận năm 2013 thấp hơn năm 2014 vì công ty phải trả các chi phí tài chính do công ty đầu tư nhiều vào hoạt động kinh doanh, và doanh thu năm 2013 thấp hơn so với năm 2014. Đến năm 2015 hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định nên doanh thu và lợi nhuận tăng rất cao, đây cũng là năm công ty chú trọng vào việc quản lý và kinh doanh.

Lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm 2013 – 2015 đều tăng. Năm 2014 tăng thêm không nhiều so với năm 2013 chỉ tăng thêm 202,469,913 đồng và qua năm 2015 tăng lên rất cao thêm 616,211,035 đồng, tăng thêm với tỷ lệ 67.26% so với năm 2014. Công thức tính tỷ suất sinh lợi trên tài sản:

ROA =

Ta có ROA của 3 năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 0.0304, 0.0392, 0.0852. Dựa vào tỷ suất sinh lời trên tài sản ta thấy rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản năm 2013 khá thấp 0.0304 bởi vì năm 2013 là năm công ty mở rộng kinh doanh nên chấp nhận lợi nhuận giảm dựa trên vốn đầu tư bỏ ra. Qua năm 2014 thì việc kinh doanh tương đối ổn định ROA tăng với tốc độ chậm vì phải gánh các khoản chi phí tài chính kéo theo từ việc mở rộng kinh doanh năm 2013. Đến năm 2015 ROA tăng trưởng vượt bậc cho thấy việc mở rộng kinh doanh đã đem lại hiệu quả đáng kể.

Với tình hình kinh doanh khó khăn trong những năm gần đây vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nhưng công ty đã vượt qua và phát triển vượt bậc. Sự thành công của công ty đến từ nhiều yếu tố từ sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo công ty, biết nắm bắt thị trường để đánh vào nhu cầu của khách hàng, đến đội ngũ nhân viên làm việc “tận tụy cống hiến”, “tận lực hoàn thành” đã đem đến hiệu quả kinh doanh tốt cho công ty.

2.3 Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng tại công ty 2.3.1 Xây dựng kế hoạch bán hàng

2.3.1.1 Mục tiêu bán hàng

Mục tiêu bán hàng của công ty được giám đốc trực tiếp xây dựng và phân bổ cho các nhân viên bán hàng trong cuộc họp đầu năm. Những mục tiêu bán hàng này được xây dụng chủ yếu trên ý kiến chủ quan của giám đốc và dựa vào một số căn cứ như: Mức tăng trưởng những năm gần đây, doanh số bán hàng năm trước, nguồn lực, vị trí cạnh tranh và tình hình thị trường.

Trong kế hoạch bán hàng, mục tiêu bán hàng trong công ty thường được xây dựng với mục tiêu ngắn hạn và liên tục thay đổi, điều chỉnh qua các năm. Mục tiêu bán hàng trong công ty chủ yếu xoay quanh mục tiêu về doanh số tức là tổng giá trị hàng hóa bán ra trong một năm khi tiến hành những nỗ lực bán hàng. Thuận lợi khi xây dựng mục tiêu về doanh số giúp công ty dễ dàng đo lường được kết quả, dễ dàng phân bổ cho các nhân viên. Đồng thời các nhân viên biết được chỉ tiêu của mình để có kế hoạch và chiến lược để hoàn thành chỉ tiêu bán hàng. Tuy nhiên việc xây dựng mục tiêu doanh số cũng có hạn chế và khó khăn trong việc kiểm soát chi phí cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng so với chi phí bỏ ra trong quá trình bán hàng.

2.3.1.2 Dự báo doanh số bán hàng

Công ty thực hiện dự báo thông qua nhân viên bán hàng. Nhân viên kinh doanh dự báo tiềm năng tiêu thụ của từng sản phẩm bán ra trong từng khu vực. Sau đó, trưởng phòng thông qua và trình lên giám đốc. Nhược điểm của phương pháp này là dựa vào kinh nghiệm chứ không dựa trên kiến thức tổng quát về điều kiện kinh tế xã hội trong tương lai.

2.3.1.3 Phân bổ chỉ tiêu bán hàng

Sau khi dự báo doanh số công ty sẽ tiến hành phân bổ chỉ tiêu cho các đại lý, cửa hàng…

Phân bổ doanh thu theo khu vực năm 2015 là: Dự kiến doanh thu 2016 tăng 20% so với năm 2015.

Khu vực

Chỉ tiêu Quảng Nam Đà Nẵng và Huế Khu vực khác

Doanh thu 31660701719,4 9741754375,2 7306315781,4

Tỷ trọng 65% 20% 15%

Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng doanh thu dự kiến năm 2016

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng của công ty TNHH chế biến nông lâm sản đại lộc (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w