- Việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Malaysia tập trung và thống nhất tại cơ quan cấp trung ương, liên bang (MIDA), không phân cấp cho chính quyền địa phương.
e. Ảnh hưởng của Covid-
- Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
- Trong những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở nước ta và nhiều khu vực trên thế giới, tác động lớn đến hoạt động triển khai các dự án đầu tư xây dựng khi nhiều hoạt động bị gián đoạn, ngưng trệ, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao,…
⇨ Làm ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ, tăng rủi ro cho các dự án.
f. Thuận lợi
- Malaysia và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về địa lý cũng như điều kiện tự nhiên. Cùng nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động, trong nhiều năm gần đây đã đón nhận nhiều luồng vốn đầu tư.
- Sự tương đồng khiến con đường phát triển của hai quốc gia này có nhiều điểm trùng lặp.
⇨ Do đó mỗi đất nước đều có thể rút ra bài học kinh nghiệm dựa trên những chính sách thành công hay thất bại của quốc gia kia.
- Việc thiết lập quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Malaysia vừa là sự nâng đỡ, trợ giúp lẫn nhau trên bước đường phát triển, vừa là cơ hội để học hỏi những sai lầm và thành công của đối tác để đạt được những thành tựu đặc sắc trong tương lai.
● Việt Nam tạo cơ hội thuận lợi:
- Khẳng định sẵn sàng xuất khẩu trực tiếp, cung cấp ổn định, dài hạn cho Malaysia các sản
phẩm nông sản thực phẩm đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như: gạo, chè, cà phê, thuỷ sản, hạt tiêu
- Sẵn sàng tiếp tục đón nhiều Đoàn các cấp, kể cả đoàn doanh nghiệp Malaysia sang Việt Nam nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác nguyên tắc trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và đầu tư.
- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc miễn thuế đối với một số ngành nhất định, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa cụ thể chẳng hạn như nguyên liệu thô, giảm hoặc miễn thuế thuê đất và sử dụng đất.
- Việt Nam có mạng lưới giao thông vận tải đường biển và viễn thông hiện đại, mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư Malaysia về chi phí vận chuyển, hiệu suất làm việc.
- Bị chia cắt bởi biển Đông, Malaysia nằm ở vị trí phía Tây Nam so với Việt Nam. Khi đầu tư vào Việt Nam, Malaysia sẽ dễ dàng tiếp cận được các thị trường lân cận của Việt Nam như thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc. Việc đầu tư như vậy vừa gia tăng mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước, vừa có thể dễ dàng tiếp cận với những thị trường hấp dẫn khác.
● Malaysia tạo cơ hội thuận lợi
- Với vị thế là một trong các nước tốp đầu về kinh tế ở Đông Nam Á, Malaysia luôn biết cách sử dụng những đồng vốn đầu tư một cách hiệu quả, bên cạnh đó cũng không ngừng giúp đỡ những quốc gia đi sau về kinh tế, điển hình là Việt Nam nói riêng, hay khu vực ASEAN nói chung.
- Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế: Điều chỉnh và xóa bỏ các hàng rào thuế, phi thuế quan cũng là biện pháp mà chính phủ Malaysia đang tăng cường sau khi thực hiện các cam kết hội nhập nhằm thực hiện đúng như lịch trình đã đặt ra.
- Ưu đãi các dự án đầu tư (gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài).
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên.
- Tổ chức các phái đoàn thương mại (kể cả các phái đoàn cấp cao) ra nước ngoài để tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư.
- Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở cửa hàng tại Malaysia.
g. Khó khăn
- Khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về dịch vụ được bán, giấy phép đầu tư có được cấp hay không, và các rủi ro khác.
VD: Hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN có quyền không mua điện từ các dự án này. Đây là một rủi ro lớn.
- Khi nhà đầu tư cần xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình đầu tư của mình thì phải mất 110 ngày và 11 thủ tục để được cấp phép xây dựng ở Việt Nam, thêm vào đó phải chuẩn bị đủ các giấy tờ của các cơ quan ban ngành như Sở xây dựng, Sở tài nguyên và môi trường,…
- Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ lĩnh vực bảo vệ người đầu tư. Trên thực tế, Việt Nam được xếp hạng 169 bởi Ngân hàng Thế giới và IFC với chỉ số bảo vệ cổ đông thấp. - Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa cao, thực tế Việt Nam xếp thứ 77 trong 140 quốc gia về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế Thế giới năm 2018. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam tuy có nhưng không phát triển mạnh mẽ, vì vậy nhà đầu tư cần thực hiện các hành động pháp lý về sở hữu trí tuệ tại nước sở tại trước khi đầu tư lĩnh vực đó sang Việt Nam để tránh rủi ro.
- Chính phủ không có cơ chế rõ ràng để thúc đẩy hoặc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, cũng như không có quy định hạn chế các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài.
g. Giải pháp
- Cần đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng tránh vận động tràn lan, chồng chéo. Chúng ta không ngồi chờ các nhà đầu tư đến gõ cửa mà phải đi gõ cửa các nhà đầu tư. Thực hiện các công tác quảng bá hình ảnh cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam trên các phương tiện thông tin như báo chí, internet,.. hay trong các hội thảo nước ngoài.
- Có kế hoặc phát triển đầu tư ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng.