Cơ hội trong tương lai về việc hợp tác đầu tư giữa Malaysia và Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG đầu tư của MALAYSIA và cơ hội hợp tác đầu tư GIỮA MALAYSIA và VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

- Việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Malaysia tập trung và thống nhất tại cơ quan cấp trung ương, liên bang (MIDA), không phân cấp cho chính quyền địa phương.

2. Cơ hội trong tương lai về việc hợp tác đầu tư giữa Malaysia và Việt Nam

Với việc tham gia RCEP, Việt Nam và Malaysia sẽ có thêm nhiều cơ hội để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, trước hết là trong những lĩnh vực mà hai bên có lợi thế và có thể bổ sung cho nhau:

- Về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng, kinh nghiệm của Malaysia sẽ rất hữu ích cho Việt Nam. Malaysia có kinh nghiệm về phát triển hạ tầng nói chung và hệ thống đường cao tốc nói riêng trong nhiều thập kỷ qua và đã được quốc tế công nhận. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển hạ tầng rất lớn và khá cấp thiết nên hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

- Trong lĩnh vực đánh bắt cá, Malaysia và Việt Nam có thể tăng cường hợp tác khi đây là vấn đề được hai nước quan tâm và có thể tính đến các phương án hợp tác phù hợp. Ví dụ, hai bên có thể hợp tác, đưa các ngư dân Việt Nam sang đánh bắt cá tại các vùng biển của Malaysia. Đi kèm với đó là các quy định về phương thức đánh bắt cá bền vững và cơ chế phân chia lợi nhuận phù hợp. Điều này sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho các bên, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế.

- Tham gia RCEP, Malaysia vẫn có thể tiếp tục là nguồn FDI quan trọng của Việt Nam, bởi Malaysia có một nguồn vốn dồi dào, thậm chí là dư thừa. Malaysia cũng có khả năng huy động những nguồn vốn lớn trên các thị trường thế giới. Nếu bắt tay hợp tác trong lĩnh vực này, hai nước có thể thu hút được nguồn FDI nhiều hơn từ bên ngoài.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp hay công nghiệp thực phẩm, Việt Nam và Malaysia cũng có thể hợp tác. Việt Nam có những sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới, như cà phê, hồ tiêu…, trong khi Malaysia có khả năng tiếp thị tốt và có thị trường rộng lớn, bao gồm thị trường Hồi giáo với khoảng 1,8 tỷ người. Chứng chỉ Halal (chứng nhận việc sản xuất theo tiêu chuẩn của đạo Hồi) của Malaysia có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường hơn, mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hóa.

- Dịch vụ vốn và tài chính cũng là một lĩnh vực mà Việt Nam và Malaysia có tiềm năng to lớn và có thể khai thác sau khi ký kết RCEP. Trong thời gian qua, Malaysia và Campuchia đã hợp tác khá thành công trong lĩnh vực này và điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực giữa Việt Nam và Malaysia.

C. KẾT LUẬN

Malaysia là một quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài với việc đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, luôn mở cửa làm ăn tuy nhiên bên cạnh đó nước này còn cần phải khắc phục những khó khăn trong việc đầu tư. Nhìn chung giữa Malaysia và Việt Nam chưa phát triển đầu tư mạnh. Việc hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Hi vọng trong những năm sắp tới hai nước có thể ổn định đầu tư.

TÀI LIỆU CÓ THỂ THAM KHẢO TRÊN Dosm.gov.my State.gov Aecvcci.vn Baodautu.vn Vietnamplus.vn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG đầu tư của MALAYSIA và cơ hội hợp tác đầu tư GIỮA MALAYSIA và VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)