II- Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan về đầu tư: 1 Thực trạng về đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan:
3. Cơ hội và thách thức:
❖ Cơ hội:
- Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Thái Lan mở rộng đầu tư, gồm vị trí địa lý thuận lợi (là hai quốc gia láng giềng, gần và có đường biển tiếp giáp lãnh thổ Thái Lan), văn hóa tương đồng (từ văn hóa nông nghiệp cho tới các tục lễ của nhân dân), chính phủ 2 nước có quan hệ hợp tác nhiều năm (tính tới thời điểm hiện nay đã 45 năm).
- Việt Nam đang có mức tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc mặc dù hiện nay diễn biến căng thẳng thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch Covid 19 (năm 2020 là một trong số ít nước có tăng trưởng kinh tế dương 2,91%, 2021 với 5,64% trong 6 tháng đầu năm) nên đây là điểm đến thành công và an toàn của đầu tư Thái Lan.
- Đầu tư tại Việt Nam cũng như tại Thái Lan đang có cơ hội phát triển về các lĩnh vực như công nghệ, bất động sản, logistics, thương mại dịch vụ, kênh phân phối thương mại điện tử.
- Thái Lan có sự đa dạng và linh hoạt các chính sách và cấp độ ưu đãi nhằm thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, cụ thể là các khuyến khích bằng thuế, các khuyến khích phi thuế, về loại hình doanh nghiệp (thuế doanh nghiệp được nhắm vào sẽ miễn trong vòng 4 năm, hưởng mức thuế 10% trong 15 năm). Nắm giữ vai trò là quốc gia chủ lực trong khối ASEAN về công nghiệp xe hơi, lọc hóa dầu, xi măng, hóa chất, nông nghiệp kỹ thuật cao... đây hứa hẹn là điểm đến đầu tư phát triển lâu dài cho Việt Nam.
❖ Thách thức:
- Chính phủ ta quy định còn khá chung chung về ưu đãi, chưa cụ thể hóa việc Nhà nước và xã hội cũng như nhà đầu tư được gì từ các dự án đầu tư trong cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vậy nên đầu tư Thái Lan đang còn e ngại khi quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam.
- Thái Lan đang đối mặt với thị trường lao động già hóa nhanh chóng (gần 25% dân số bước qua độ tuổi 60), số lao động trẻ ít nên chi phí lao động cao, gây khó khăn trong việc nhận đầu tư từ Việt Nam đối với các ngành cần sử dụng nhiều lao động. - Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai quốc gia. Việt Nam chủ yếu đóng vai trò là nước tiếp nhận đầu tư từ Thái Lan (trọng tâm là chế biến nông, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá quý; khách sạn và du lịch; dịch vụ ngân hàng), rất ít dự án sản xuất công nghiệp nặng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, bản thân Thái Lan cũng đang rất cần đầu tư, nhất là đối với các ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật.
4. Biện pháp:
- Việt Nam cần chú trọng phát triển quy mô trong các lĩnh vực bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, chăn nuôi. Bởi trên thực tế, những lĩnh vực này cần lao động mà Việt Nam có nguồn lao động dồi dào trong khi Thái Lan đang tìm kiếm thị trường đáp ứng điều đó (cho tới hiện nay các DN Thái Lan đang đầu tư và nắm thị phần lớn ở các hệ thống chuỗi siêu thị BigC Việt Nam, điện máy Nguyễn Kim, công ty Bia rượu Sài Gòn, công ty sản xuất nhựa Duy Tân,...)
- Trong thời đại công nghệ 4.0, VN cần đẩy mạnh phát triển hơn các ngành công nghiệp then chốt của Thái và các ngành Thái đang chú ý đến như robot, công nghệ ô tô (bởi Thái đang có lợi thế về vốn, sang thị trường Việt Nam sẽ có cơ hội thuê nhân công với mức lương rẻ hơn, tạo điều kiện phát triển)
- Tích cực trao đổi dân số, nguồn lao động giữa hai quốc gia để giảm tình trạng thừa thiếu nhân công, như vậy quan hệ đầu tư hợp tác giữa Việt Nam - Thái Lan trở nên bền vững lâu dài và lớn mạnh hơn.