Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cải cách thủ tục hành chín h Phía Việt Nam cần sửa đổi hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc

Một phần của tài liệu CƠ hội hợp tác GIỮA VIỆT NAM và THÁI LAN về thương mại và đầu tư (Trang 29 - 34)

cần sửa đổi hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc minh bạch, hướng tới sự nhất quán trong chính sách thuế. Đồng hành với khẩn cấp là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính ở Việt Nam, tạo tâm lý tạo niềm tin cho doanh nghiệp Thái Lan, khuyến khích họ chấp nhận đầu tư lâu dài.

5. Triển vọng về hợp tác đầu tư trong tương lai giữa Việt Nam và Thái Lan:

Giữa đại dịch Covid-19, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những thách thức lớn. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam vẫn mạnh mẽ trước những bất ổn kinh tế toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Thái Lan tiếp tục đầu tư 1,58 tỷ USD vào Việt Nam, xếp thứ hai trong số những nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Hơn 200 công ty Thái đang kinh doanh tại Việt Nam, nhiều công ty có trụ sở ở TPHCM. Đến nay, Thái Lan là một trong 10 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 12,3 tỷ USD, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế. Trong thời gian tới hai bên khẳng định phối hợp triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, nhất là Kỳ họp nội các chung lần thứ 4 do Thủ tướng hai nước đồng chủ trì, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương lần thứ 4 cấp Bộ trưởng Ngoại giao hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho đi lại, đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD; tiếp tục triển khai hiệu quả và mở rộng các dự án ODA của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ phát triển cộng đồng bền vững tại Việt Nam.

Ngày 26-1, tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phối hợp Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam và Công ty Amata Việt Nam tổ chức buổi họp báo nhằm giới thiệu về cơ hội đầu tư tại Việt Nam tới các nhà đầu tư Thái Lan. Đây là hoạt động ngoại giao kinh tế mở đầu trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (1976 - 2021), buổi họp báo với chủ đề “Cơ hội vàng cho các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam trong năm 2021” được tổ chức nhằm giới thiệu và quảng bá tới các doanh nghiệp Thái Lan về cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam đã nêu ra mục tiêu đưa đất nước trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025; nước công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao vào năm 2030; và nước phát triển vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, ngoài nguồn lực trong nước, Việt Nam cần huy động một lượng lớn đầu tư nước ngoài (200-300 tỷ USD) trong giai đoạn 2021 - 2030. Các doanh nghiệp Thái Lan hiện đứng thứ 9 trong tổng số 139 quốc gia

và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, được kỳ vọng sẽ chớp lấy thời cơ, đẩy mạnh hoạt động đầu tư sang Việt Nam trong giai đoạn tới.

Việt Nam là điểm đến thành công và an toàn của đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại và dịch Covid-19, do Việt Nam có tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc. Điều này được khẳng định thông qua thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua đạt trung bình 5,9% - là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới; trong năm 2020 mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng dương ấn tượng 2,91% và kiểm soát thành công dịch Covid-19.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 tăng mạnh, khoa học - công nghệ phát triển nhanh, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng đáng kể. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021 hết sức tích cực với GDP dự kiến từ 6,1-6,8% theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB.

Trong bối cảnh Covid-19, các doanh nghiệp Thái Lan rất tích cực triển khai các hoạt động đầu tư, với 40 dự án FDI và tổng vốn đăng ký đạt 292,36 triệu USD, đứng thứ 7 về vốn đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020. Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Nguyên Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Tanee Sangrat khẳng định Việt Nam là một trong các thị trường đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Thái Lan kể từ khi khoản đầu tư đầu tiên của Thái Lan vào Việt Nam từ sau chính sách đổi mới. Các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phạm vi đầu tư ngày càng mở rộng và gặt hái nhiều thành công.

Ông Tanee Sangrat cho biết mặc dù gặp phải một số vướng mắc, về cơ bản các doanh nghiệp Thái Lan đều hài lòng với kết quả hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều thương hiệu của Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, rất phổ biến tại Việt Nam.

Ông đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh trong so sánh với các nước, mà còn đánh giá chỉ số môi trường đầu tư, kinh doanh

giữa các địa phương thông qua bộ chỉ số PCI cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI.

Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, ông Sanan Angubolkul nhấn mạnh các lý do để doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam, trong đó gồm chính trị ổn định, kiểm soát thành công dịch Covid-19, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng, các ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thị trường nội địa tiềm năng với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng nên sức mua lớn, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng.

Bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc Công ty Amata Việt Nam khẳng định chiến lược đầu tư sang Việt Nam của Amata từ năm 1994 là rất đúng đắn. Amata dự kiến sẽ mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất tại Việt Nam và mong muốn các doanh nghiệp Thái Lan sẽ tranh thủ cơ hội thuận lợi để đầu tư sang Việt Nam trong thời gian tới. Bà Panichewa đề nghị doanh nghiệp Thái Lan đầu tư sang Việt Nam không những chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà cần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam.

6. So sánh về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam-Thái Lan với Thái Lan -Singapore: Singapore:

Thực trạng hợp tác về đầu tư giữa Thái Lan và Singapore

- Khi nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thái Lan, Trung quốc và Nhật Bản luôn là hai quốc gia dẫn đầu trong suốt nhiều năm qua, số tiền đầu tư từ hai cường quốc này chiếm hơn 30% tổng vốn FDI đến Thái Lan. Singapore tuy là một quốc gia nhỏ song đây vẫn là một nhà đầu tư quan trọng đối với Thái Lan.

- Theo chính phủ Singapore năm 2017, hoạt động sản xuất chiếm khoảng 20% GDP, được phân phối trong các ngành công nghiệp chính như điện tử, hóa chất, kỹ thuật vận tải và kỹ thuật y sinh. Hiện nay chính phủ Thái Lan đã và đang nỗ lực thúc đẩy và phát triển nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn, trong đó có những ngành là thế mạnh và rất phát triển tại Singapore. Do đó, đây là cơ hội quan trọng để Thái Lan mời các công ty Singapore mở rộng đầu tư vào EEC (Chiến lược phát triển hành lang kinh tế phía đông của Thailand).

- Năm 2019, Thái Lan là nước nhận FDI lớn nhất từ Singapore trong ASEAN với khoảng 2,82 tỷ USD, vượt qua Malaysia với 2,602 tỷ USD. Lượng FDI này chủ

yếu được đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn của Thái Lan như tài chính, dịch vụ bảo hiểm, chế tạo và thương mại.

- Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai, một số ngành nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư đầu Singapore, bao gồm robot, công nghiệp hàng không và ngành y tế bởi cả 3 ngành trên đều là thế mạnh của Singapore. Ví dụ Singapore là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sử dụng robot trong lĩnh vực sản xuất. Với tỷ lệ robot trên nhân viên là 450 đơn vị trên 10.000 nhân viên, cao hơn tới 6 lần so với mức trung bình của thế giới, ngành hàng không của Singapore được coi là có các công ty hàng đầu châu Á. Trong lĩnh vực y tế Singapore có hơn 60 công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực này, chiếm hơn 10% giá trị thị trường thế giới với nhiều dịch vụ.

So sánh hợp tác về đầu tư giữa Việt Nam –Thái Lan với Thái Lan-Singapore:

Trong khu vực ASEAN, Thái Lan nhận nguồn vốn đầu tư FDI lớn từ Singapore, theo năm thống kê năm 2019 con số này lên đến 2,82 tỷ. Tương lai, sự phát triển của các ngành như robot, công nghệ hàng không, y tế...tại Thái Lan hứa hẹn sẽ thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Singapore. Còn về phía Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu đầu tư vào Thái Lan với 18 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 28,8 triệu USD. Việc đầu tư của Việt Nam vào Thái Lan vẫn đang diễn ra nhưng với con số thấp và chậm hơn so với Singapore. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn hứa hẹn tạo một thị trường đầu tư phát triển tại Thái Lan.

Nguyên nhân sự khác nhau về cơ hội đầu tư

- Sư chênh lệch về trình độ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan, gây ra những khó khăn về đầu tư. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, năm 2019 GDP bình quân đầu người xếp thứ 120/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1993; Thái Lan năm 2003; Indonesia năm 2010; Trung Quốc năm 2009 và Hàn Quốc thập niên 90 của thế kỷ trước. Tính đến năm 2019, GDP bình quân đầu người của Thái Lan gấp 2,3 lần Việt Nam. Trong khi đó Singapore tuy là nước nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng GDP bình quân đầu người lại đứng đầu, là một nước công nghiệp rất phát triển.

- Việt Nam đang tích cực thúc đẩy kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài để cần cho giai đoạn phát triển công nghiệp hóa giai đoạn 2020-2030 nên là vẫn đang hạn chế đầu tư vào Thái Lan. Còn Singapore là một nước kinh tế phát triển mạnh đồng thời Thái Lan đang tập trung phát triển ngành công nghiệp robot, hàng không… nên thu hút được đầu tư Singapore đổ vào.

C. KẾT LUẬN

Thái Lan là một nước có nền kinh tế năng động, phát triển và lớn mạnh. Thái Lan luôn có nhiều chính sách hoan nghênh đầu tư nước ngoài cũng như phát triển các hợp tác thương mại với các nước trong khu vực. Từ đó, có thể thấy quan hệ hai nước Việt Nam - Thái Lan trên các lĩnh vực đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt là về kinh tế, thương mại và đầu tư. Mặt khác, về phía Việt Nam cũng quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Thái Lan sang làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam. Việc hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam hứa hẹn gặt hái được nhiều thành công, mở ra nhiều cơ hội để cùng nhau phát triển kinh tế trong tương lai và sẽ tiến đến sự phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu CƠ hội hợp tác GIỮA VIỆT NAM và THÁI LAN về thương mại và đầu tư (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)