1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO KẾT CẤU
2.3. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
2.3.1. Phương pháp tính khấu hao
Hàng tháng căn cứ vào mức khấu hao cho các bộ phận sử dụng TSCĐ kế toán tiến hành tính và phân bổ khấu hao tính vào chi phí cho bộ phận đó.
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng Mức khấu hao được xác định theo công thức:
Mức khấu hao năm =
Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng
2.3.2. Chứng từ
Nguồn trích khấu hao
Bảng tính khấu hao TSCĐ
2.3.3. Trình tự luân chuyển và sổ sách ghi chép
Sau khi TSCĐ được đưa vào sử dụng thì hàng tháng căn cứ vào mức khấu hao cho các bộ phận sử dụng TSCĐ kế toán tiến hành tính và phân bổ mức khấu hao tính vào chi phi cho bộ phận đó (chỉ phân bổ vào tài khoản 627, 641)
2.3.4. Nội dung kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Ngày 29/9/2016 kế toán tiến hành tính khấu hao cho máy dập kim loại 7,5T. Đến ngày 14/9/2016 sau khi hoàn tất các thủ tục, giấy tờ và nhận được máy, công ty bắt đầu đưa vào tính khấu hao. Biết thời gian tính khấu hao của máy là 12 năm.
Mức trích khấu hao của tháng 9:
Mức trích khấu hao tháng 9 = 211.740.00012 x 12 x 30 x 16 = 784.222
Mức trích khấu hao quý 3 = mức trích khấu hao tháng7 + mức trích khấu hao tháng 8 + mức trích khấu hao tháng 9
= 784.222
Trích khấu hao lũy kế năm 2016 = mức trích khấu hao quý 1 +mức trích khấu hao quý 2 + mức trích khấu hao quý 3
= 784.222
Giá trị còn lại lũy kế = giá trị còn lại – trích khấu hao lũy kế năm = 211.740.000 – 784.222 = 210.955.778
Sổ chi tiết TK 214
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP
VNECO.SSM
1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty CP chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM kết cấu thép VNECO.SSM
1.1. Ưu điểm
1.1.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
- Công tác quản lý :
Bộ máy quản lý của Công ty được thiết kế hợp lý và hoàn chỉnh, mỗi kế toán có một nhiệm vụ, chức năng khác nhau nhưng được thống nhất trong một quy trình do kế toán trưởng điều hành, từ đó có thể nhận được các thông tin tài chính xác thực và có giá trị.Mô hình kế toán tập trung nên rất thuận lợi cho việc lập và luân chuyển chứng từ.
Mỗi bộ phận cá nhân co chức năng, nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm về các phần hành kế toán mà mình phụ trách trong sự giám sát, quản lý trực tiếp của kế toán trưởng.Tạo nên một hệ thống tổ chức kế toán thống nhất và xuyên suốt.
Các phòng ban trong công ty được bố trí tập trung trong một khu vực làm việc nên rất thuận lợi cho việc lập và luân chuyển chứng từ. Phòng tài chính – kế toán luôn cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu mà cấp trên yêu cầu.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng phần mềm kế toán ProAccounting nên giúp ích rất nhiều cho kế toán trong việc hạch toán ghi sổ, không mất nhiều thời gian, việc tìm kiếm thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn. Mỗi nhân viên kế toán có một máy tính riêng với phần mềm kế toán đã được cài đặt. Điều kiện làm việc tốt cũng là công cụ đắc lực cho công việc kế toán nhanh gọn, chính xác. Việc ghi chép hóa đơn, chứng từ vẫn đúng quy định và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các tài khoản kế toán đầy đủ và được chi tiết kỹ càng để dễ dàng nhập liệu và quản lý, phản ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phần mềm kế toán cung cấp các thông tin kế toán và thông tin quản trị kịp thời cho công tác quản lý, hoạch định chiến lược của công ty.
- Chứng từ sổ sách: kế toán tiến hành nhập các chứng từ gốc hằng ngày vào
phần mềm theo đúng ngày phát sinh nghiệp vụ. Khi kế toán ghi nhận chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm, chứng từ được cập nhật theo đúng số liệu
gốc và được sắp xếp theo thứ tự phát sinh của nghiệp vụ và số thứ tự được tính từ đầu tháng. Việc sắp xếp này giúp kế toán dễ dàng tìm kiếm thông tin của nghiệp vụ.
1.1.2. Về thực trạng công tác kế toán TSCĐ
- Công tác quản lý TSCĐ được giao trách nhiệm cho kế toán trưởng và kế toán vật tư đảm nhiệm. Khi mua – thanh lý đều có những chứng từ pháp lý làm căn cứ cho việc tiến hành ghi sổ.
1.2. Nhược điểm
- Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ nhưng lại không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Nhân lực phòng kế toán còn mỏng, dễ dẫn tới việc quá tải vì vậy việc hạch toán đôi lúc vẫn gây áp lực dẫn đến việc tổng hợp thông tin cho Ban lãnh đạo còn chậm trễ.
- Không có thẻ kho và sổ kho TSCĐ làm việc quản lý đôi lúc sẽ gặp khó khăn. - Kế toán TSCĐ tại công ty chỉ mới đơn thuần theo dõi TSCĐ tăng, giảm và tính khấu hao hàng quý mà chưa đi sâu phân tích tình hình sử dụng.
2. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty CP chếtạo kết cấu thép VNECO.SSM tạo kết cấu thép VNECO.SSM
- Phòng kế toán công ty cần tăng cường thêm kế toán tổng hợp để giảm nhẹ áp lực công việc cho kế toán trưởng giúp kế toán trưởng trong việc tổng hợp các thông tin kế toán kịp thời, chính xác tạo điều kiện cho kế toán trưởng trong công tác tham mưu cho Ban giám đốc trong các quyết định kinh doanh của DN.
- Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho tất cả các TSCĐ tại Công ty. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản, dễ làm nhất mà các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng, nhưng nó cũng có nhược điểm là nó không thể tính toán chính xác, không tính đúng, không trích đủ hao mòn và không phản ánh được thực chất giá trị TSCĐ chuyển vào chi phí dẫn đến sai lệch trong việc tính giá thành làm sai kết quả kinh doanh của Công ty. Hơn thế nữa theo phương pháp này sẽ làm cho công tác thu hồi vốn chậm, gây khó khăn cho việc đổi mới, đầu tư không kịp thời làm cho TSCĐ lạc hậu không đáp ứng yêu cầu trong sản xuất kinh doanh.
- Về công tác tăng cường sử dụng và bảo quản tài sản
Bố trí sắp xếp, sử dụng TSCĐ phù hợp với đặc trưng kỹ thuật kết cấu TSCĐ. Tiến hành kiểm kê TSCĐ định kỳ để qua đó đánh giá được thực trạng TSCĐ, có kế hoạch sửa chữa lớn nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung của chuyên đề “Kế toán Tài sản cố định tại Công ty CP chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM”.
Kế toán Tài sản cố định là phần hành không thể thiếu trong công tác tổ chức Kế toán của Doanh nghiệp giúp cho việc quản lý tư liệu sản xuất được chặt chẽ, hợp lý thúc đẩy quá trình sản xuất đi lên. Vì vậy việc quản lý Tài sản cố định tốt sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cuối cùng do thời gian thực tập, nghiên cưu, tìm hiêu thực tế và trình dộ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập này của em chắc chắn có những sai sót không tránh khỏi. Nhưng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Dương Thị Thanh Hiền và các cô, chú kế toán ở công ty CP chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM nơi em thực tập, em cũng hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp về đề tài Tài sản cố định này. Quá trình đi thực tập, tìm hiểu thực tế đã giúp em hiểu rõ hơn về chuyên môn mình đã học ở trường và thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế bây giờ. Em rất mong bản chuyên dề thực tập này sẽ mang lại kết quả tốt cho quá trình học tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Dương Thị Thanh Hiền, Ban lãnh đạo Công ty, phòng Tài chính – Kế toán đã giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa kế toán. Giáo trình kế toán tài chính 1. Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng (năm 2015).
2. Khoa kế toán. Giáo trình nguyên lý kê toán. Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng (năm 2014).
3. Thông tư 200 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 4. Các bài chuyên đề tốt nghiệp khóa trên.
5. Website: google.com.vn
6. Một số tài liệu tham khảo có liên quan.
PHỤ LỤC 1
Giấy tờ liên quan đến nghiệp vụ mua xe Audi Q5 ngày 1/3/2016
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Giấy tờ chứng từ liên quan đến việc thanh toán tiền dịch vụ vận chuyển ngày 17/8/2016
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
Sổ chi tiết , sổ chữ T, sổ cái tài khoản 211
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
Sổ chi tiết, sổ chữ T, sổ cái tài khoản 214
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... SVTH: Trần Thị Ngọc Anh