Chức năng kinh tế sản xuất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Giáo dục học đại cương (Trang 30 - 32)

1. Các chức năng xã hội của GD

1.1. Chức năng kinh tế sản xuất

- Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có quá trình sản xuất vật chất và sản xuất con người.

- Con người là chủ thể của cả hai quá trình sản xuất trên. Như vậy, suy cho cùng thì xã hội muốn tồn tại và phát triển phải tạo ra con người có khả năng lao động. Con người muốn có khả năng lao động thì phải được GD.

Nghiên cứu tài liệu ở nhà theo hướng dẫn và trình bày kết quả trên lớp, nếu có thắc mắc thì đề nghị giảiđáp - GD không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất, nhưng nó tạo ra

những con người có khả năng làm ra của cải vật chất cho xã hội. Nói cách khác, GD đã tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội. Vì thế, GD được coi là có chức năng kinh tế sản xuất đối với xã hội

- Nhân lực của xã hội là toàn bộ công nhân, viên chức, những người lao động đang làm việc trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển.

những nước nghèo

về tài nguyên - Quá trình, xu hướng phát triển của xã hội loài người, đặc biệt

tiến đến nền kinh tế tri thức, khi mà tri thức trở thành hàng hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì con người ngày càng phải có trình độ cao. nhưng kinh tế rất phát triển, trong lịch sử dân tộc, những ai đã từng có chính sách ưu tiên phát triển GD, tại sao, rút ra bàihọc trong việc tổ chức GD ngày nay. Trong cuộc sống tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau về tri thức con người, thứ nhất cho rằng ‘Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”, ngược lại: ‘Dạy con đọc sách thánh hiền, còn hơn để lại bạc tiền đầy kho’ hoặc ‘ nửa bụng chữ bằng một hũ vàng’. Ý kiến của bạn về hai quan điểmtrên.

* Vì vậy, nhân lực lao động của xã hội hiện đại phải được đào tạo đạt đếntrìnhđộ cao. Hệ thống GD, cụthể là các trường học phải đảm nhiệm tốt chức năng đó.

Nhận thức được chức năng này, nhiều nước đã coi GD là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, đầu tư thông minh nhất, coi GD là khâu đột phá để phát triển kinh tế- xã hội.

Để thực hiện tốt chức năng kinh tế - sản xuất, GD phải đi theo hướng sau: GD phải gắn với nhu cầu của xã hội, đào tạo nhân lực theo yêu cầu của xã hôi, dự đoán trước nhu cầu về số lượng và chất lượng nhận lực để có kế hoạch đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, cập nhập, tiếp thu có chọn lọc chương trình tiến bộ của quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta để đào tạo ra những lao động trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ cao, cũng như có các phẩm chất cần thiết khác.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Giáo dục học đại cương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w