Nghề và nghề dạy học

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Giáo dục học đại cương - Hà Thị Mai (Trang 48 - 49)

1. Nghề là gì?

Nghề đó là một lĩnh vực hoạt động chun mơn hóa của con người được hình thành trong q trình phân cơng lao động xã hội, nhằm tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần để đáp ứng nhu cầu của con người và thúc đẩy xã hội phát triển.

2.Một số quan niệm về nghề dạy học

Xung quanh nghề dạy học và người giáo viên, từ trước đến nay có rất nhiều ý kiến, có bao lời hay ý đẹp:

- “Nghề thầy giáo là nghề mẹ đẻ ra các nghề”. - “Là nghề kỹ sư của tâm hồn”.

- “Dưới mặt trời chỉ có một nghề tốt đẹp nhất là nghề thầy giáo”(Cômenxki). - “Nghề thầy giáo là một nghề có sớm và nhân đạo nhất”.

- “Trong xã hội nghề nào cũng quý, nhưng nghề dạy học là nghề đáng yêu nhất”. Nhưng cũng có người cho rằng:

- Nghề thầy giáo chẳng khác gì một người lái đị đưa khách sang sông; - Nghề thầy giáo là nghề bán cháo phổi;

- hoặc Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm cho qua, Nơng Lâm bỏ xó. - Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm.

Đối với người thầy giáo Việt Nam:

- Trong lịch sử dân tộc ta, người thầy giáo có một địa vị đặc biệt trong xã hội. Địa vị ấy không phải là chức tước do nhà nước quy định mà trước hết là do sự thừa nhận của nhân dân.

- Vốn trọng đạo lý và có truyền thống hiếu học nên dân tộc ta rất yêu mến, kính trọng người thầy giáo:

+ “Cha sinh khơng bằng thầy dạy”.

+ “Trăm sự nhờ thầy”.

+ “Kiếm dăm ba chữ để làm người”.

+ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

+ “Quân – Sư – Phụ” “Vua – Thầy – Cha” hoặc là câu ca dao:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy”.

Những thành ngữ, những câu nói trên khơng biết xuất hiện từ bao giờ nhưng đã phản ánh được thái độ yêu mến kính trọng của nhân dân ta đối với người thầy giáo và xác nhận địa vị của người thầy giáo trong xã hội Việt Nam.

- Có những thầy giáo mà tên tuổi đã đi vào lịch sử cùng với niềm tự hào của dân tộc như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản…

- Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều thầy giáo đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của nhân dân và trực tiếp tham gia sự nghiệp cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nổi lên nét đặc sắc trong mối liên hệ giữa người thầy giáo và người cộng sản Việt Nam như: Châu Văn Liêm, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Chí Hiếu, Lê Quang Vinh, Nguyễn Thị Bình và tất cả như được kết tinh ở thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Giáo dục học đại cương - Hà Thị Mai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w