Để xứng đáng với vị trí, vai trị của mình trong sự nghiệp giáo dục, người giáo viên phải là những nhà giáo kiểu mới, phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
1.Phẩm chất chính trị và lý tưởng nghề nghiệp.
- Xơcrát có nói: “Nghề giáo viên là một nghề sứ mạng hơn là một nghề kiếm ăn”, hay như Platon đã nói: “Nếu một người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia sẽ khơng q lo lắng về
điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đơi giày kém hơn một chút, song nếu như giáo viên là những kẻ dốt nát vơ ln, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi, những con người xấu xa”. Do đó, địi hỏi nhà giáo phải có ý thức trách nhiệm trước xã hội về nghề nghiệp của mình. Đó là:
- Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
- Phải có những hiểu biết cần thiết về thực tiễn cách mạng, thực tiễn giáo dục của đất nước. -Nhận thức và ý thức đúng đắn về nghề dạy học, về người thầy giáo.
-Gắn bó giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp.
-Phải có niềm tin cách mang, niềm tin nghề nghiệp, nhờ đó mà gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp giáo duc – đào tạo.
Usinxki đã khẳng định rằng: “Con đường giáo dục chủ yếu là niềm tin và chỉ có thể tác
động đến niềm tin bằng niềm tin”. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục muốn
có sức sống, sức mạnh trong hiện thực khi nó biến thành niềm tin của nhà giáo dục.
Có được phẩm chất chính trị vững vàng, lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp, niềm tin trong sáng sẽ ngăn chặn và hạn chế được tiêu cực, bảo vệ danh dự và lương tâm người thầy giáo.
2.Người thầy giáo phải có tình cảm trong sáng, cao thượng.
Tình cảm này được thể hiện:
- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội kết hợp tình cảm quốc tế chân chính.
- Yêu nghề, yêu người, yêu trẻ: “Càng yêu người bao nhiêu thì càng yêu nghề bấy nhiêu”. - Có được tình cảm trong sáng cao thượng một mặt sẽ tạo cho chính bản thân mình sức mạnh, niềm tin đối với bản thân và đối với học sinh, mặt khác làm cho người giáo viên có được nhiệt huyết “tất cả vì học sinh thân yêu”, vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, trong nghề nghiệp.
- Người thầy giáo phải tin tưởng vào ý nghĩa, giá trị nhân văn của giáo dục và sự lý thú trong giảng dạy, tin tưởng vào học sinh của mình như một vị lương y tin tưởng vào sức khỏe của bệnh nhân.
3.Các phẩm chất khác.
Đảm bảo sự thống nhất giữa:
-tính mục đích và tính kế hoạch trong thiết kế và tổ chức hoạt động sư phạm.
- tính nguyên tắc, tính kiên quyết và tính sáng tạo, mền dẻo, chín chắn trong việc giải
quyết các vấn đề giáo dục, các tình huống sư phạm.
-tính nghiêm khắc và lịng u thương, nhẫn nại trong đối xử.
-chí tiến thủ và tính khiêm tốn.
4.Người thầy giáo phải có năng lực sư phạm:
4.1. Hệ thống tri thức: Người thầy giáo phải nắm vững tri thức chuyên ngành (môn học),
tri thức khoa học liên quan đến mơn mình giảng dạy (khoa học lân cận), bởi do sự thâm nhập lẫn nhau giữa các khoa học trong xu thế phát triển mới.
4.2. Hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khác: chính trị, xã hội, nghệ thuật, tin học…vừa
phục vụ cho giảng dạy, vừa cho cuộc sống. Ia.A.Cômenxki đã từng chê trách: “những giáo viên dốt nát, kẻ lãnh đạo tiêu cực của người khác, là cái bóng ma khơng hồn, là đám mây không mang mưa, là dịng suối khơ cạn, là ngọn đèn khơng ánh sáng, và đương nhiên đó là khoảng trống rỗng”, Vì vậy, người giáo viên phải học tập, học tập không ngừng.
4.3.Tri thức công cụ: ngoại ngữ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học,
logíc học…tri thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy môn học. 5.Người thầy giáo phải nắm vững hệ thống kỹ năng sư phạm.
Bao gồm: Kỹ năng nền tảng và kỹ năng chuyên biệt. 5.1. Kỹ năng nền tảng bao gồm:
+ Nhóm kỹ năng thiết kế: xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức phương pháp tiến hành giáo dục, dự đoán hành vi của học sinh và dự kiến ứng xử thích hợp.
+ Nhóm kỹ năng tổ chức: thực hiện bản thiết kế về dạy học và giáo dục đã được xây dựng đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
+ Nhóm kỹ năng giao tiếp: biết tìm hiểu đối tượng, biết diễn đạt dễ hiểu, trong sáng (ngơn ngữ sử dụng đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính nghệ thuật tức là đảm bảo hài hòa, mẫu mực, xúc cảm, thẩm mỹ), biết đối xử tế nhị, hòa nhã, khêu gợi tâm tư, ý nghĩ của đối tượng học sinh, của các đối tượng khác trong các mối quan hệ xã hội.
+ Nhóm kỹ năng nhận thức: tạo ra được độ nhạy cảm (trực cảm) khi nhìn nhận, nghiên cứu hoạt động của bản thân và của học sinh.
5.2. Kỹ năng chuyên biệt bao gồm:
+ Kỹ năng giảng dạy: lựa chọn, vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Đó là kỹ năng xác định mục đích u cầu, nhiệm vụ dạy học bộ mơn, sử dụng tài liệu, đồ dùng dạy học, kỹ năng soạn bài lên lớp, tổ chức các dạng hoạt động học tập (độc lập) cho học sinh; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém; kỹ năng phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động; kỹ năng kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
+ Kỹ năng giáo dục: xây dựng tập thể học sinh với tư cách là giáo viên chủ nhiệm; tổ chức, vận động, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác; giáo dục học sinh cá biệt; giáo dục lao động; hướng nghiệp, kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh…
+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học (khoa học giáo dục): ở trường phổ thông gắn với việc viết sáng kiến, báo cáo kinh nghiệm, thực hiện các chuyên đề giảng dạy và giáo dục học sinh, các giải pháp hữu ích về quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh.
+ Kỹ năng hoạt động xã hội: tham gia các hoạt động xã hội, địa phương, tổ chức các cuộc họp, hội nghị với địa phương, với phụ huynh học sinh… văn nghệ, thể thao…
+ Kỹ năng tự học: lập kế hoạch, tổ chức tự học, tự tìm tịi phương pháp, tự kiểm tra, đánh giá kết quả để khơng ngừng nâng cao trình độ về chun mơn và nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy và giáo dục; nâng cao trình độ ngoại ngữ.
6.Người thầy giáo phải có sức khỏe tốt.
Đây là yêu cầu cốt yếu đối với mọi người lao động. Đối với người thầy giáo cịn cần đảm bảo: -Khơng mắc bệnh truyền nhiễm.
- Cần có độ tinh xảo của các giác quan trí tuệ.
Tóm lại, hệ thống các phẩm chất, yêu cầu đối với người thầy giáo thể hiện sự thống nhất
quan điểm, tình cảm và ý chí của người giáo viên. Hệ thống tri thức và các kỹ năng thể hiện năng lực sư phạm của người giáo viên. Cả hai hệ thống đó hịa quyện tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp người giáo viên hồn thành sứ mạng của mình, đáp ứng u cầu ngày càng cao của xã hội đối với nghề dạy học, đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo.