Vốn bằng nhãn hiệu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU (Luận án Tiến sĩ) (Trang 107 - 127)

vốn điều lệ là một trong các nội dung mà các chủ thể phải khai báo tại thời điểm nộp hồ sơ. Tuy nhiên, việc xác định giá trị đối với nhãn hiệu dùng để góp vốn lại chưa có những văn bản quy định chi tiết, cụ thể. Các văn bản pháp luật hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá tài sản trí tuệ mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán dựa trên sổ sách của tài sản vô hình trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Ngay cả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các nghị định hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp lý chuyên ngành về sở hữu trí tuệ cũng chưa quy định cụ thể về việc định giá TSTT. Việc định giá chủ yếu vẫn do các chủ sở hữu cùng thống nhất và cùng chịu trách nhiệm.

Trên thực tế hiện nay, việc định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp, trong đó có cả nhãn hiệu do các thành viên sáng lập định giá trên cơ sở nhất trí và phải chịu trách nhiệm về giá trị tài sản mà mình đã định giá hoặc mời tổ chức định giá để định giá. Pháp luật cũng chưa có một chế tài để kiểm định rõ ràng giá trị của tài sản. Pháp luật hiện nay, đang cho các doanh nghiệp được quyền thỏa thuận trong việc định giá tài sản góp vốn thành lập

tạo ra một nguồn vốn ảo của doanh nghiệp bởi việc tiến hành định giá nhãn hiệu cao hơn so với giá trị thực tế của nó. Việc này, nhà nước sẽ rất khó kiểm soát, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ - một tài sản vô hình thì việc xác định giá trị của tài sản này lại càng khó khăn.

Trường hợp nhãn hiệu VINASHIN là một ví dụ với việc tự thoả thuận giá trị của nhãn hiệu bằng tên thương mại của các doanh nghiệp. Điều này đã làm cho giá trị vốn điều lệ của các doanh nghiệp có sự góp vốn bằng giá trị "thương hiệu" của VINASHIN tăng lên và trở thành "vốn bong bóng", "vốn ảo". Trong một thông báo phát đi hồi năm 2012, Vinashin muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại 32 DN thuộc tập đoàn, trong đó có nhiều công ty mà Vinashin sở hữu từ 51 - 80% vốn điều lệ. Thống kê sơ bộ, có tới 23/32 DN có phần vốn thực góp bằng thương hiệu Vinashin. Tổng giá trị thương hiệu được ghi nhận lên tới… hơn 1.160 tỷ đồng trên tổng số vốn góp 1.741 tỷ đồng. Điều này phần nào cho thấy thương hiệu Vinashin ở thời kỳ hoàng kim rất "đắt giá" và được nhiều công ty khao khát gia nhập.

Đáng chú ý, Vinashin muốn bán 51% tại Công ty Đầu tư Cửu Long Vinashin (kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa), trị giá cổ phần là 734 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm chào bán, Vinashin mới chỉ thực góp gần 30% vốn điều lệ và toàn bộ là bằng… thương hiệu của tập đoàn. Tại Công ty Cổ phần Công nghiệp nặng Cửu Long, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Vinashin là 15,8% vốn điều lệ, nhưng tập đoàn đã thực góp tới 820 tỷ đồng (chiếm 43% vốn), vốn thương hiệu chiếm tới 300 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vinashin đã chào bán vốn thương hiệu cùng tài sản nằm ở nhiều DN, như: quỹ Đầu tư Việt Nam liên doanh với BIDV (10% vốn, trị giá 144 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng Vinashin (51%, vốn thương hiệu 15 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec (vốn thực

tàu thủy Tam Bạc (vốn thực góp 9% là thương hiệu, trị giá 3,5 tỷ đồng)… Tại một số công ty khác, vốn góp bằng thương hiệu chiếm tỷ lệ lớn, giá trị từ 3 tỷ

11

đồng đến vài chục tỷ đồng .

Hoặc cách đây ít năm, cộng đồng doanh nghiệp VN đã "tròn xoe" mắt khi thấy phía đối tác nước ngoài định giá thương hiệu P/S với giá 5,3 triệu USD, thương hiệu Dạ Lan với giá hơn 1 triệu USD. Vậy nhưng theo những chuyên gia kinh tế nước ngoài, giá trị mà các công ty nước ngoài mua được là khá hời so với giá trị thực của những thương hiệu này. Nhưng quả thật là sau đó, những thương hiệu được mua lại ấy đã được phát triển hết sức thành công trên cơ sở nền móng đã có.

Hãy thử nhìn vào Công ty FPT - một trong những công ty có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay. Không ai nghĩ rằng công ty này có nhiều những giá trị nhãn hiệu lớn đến mức giá trị của công ty có thể được đẩy cao lên như vậy, câu hỏi là phần chênh lệch đó nằm ở đâu. Điều này có thể nhìn thấy được khi nhìn vào những gì được coi là "vô hình" mà công ty FPT đang sở hữu. Công ty FPT đương nhiên đang sở hữu một số những bằng sáng chế, các sáng tạo trí tuệ và quan trọng hơn là một mạng lưới khách hàng rộng khắp, một đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường, uy tín lớn được gây dựng sau nhiều năm... qua đó có thể hiểu được vì sao giá trị của FPT lại được đẩy cao lên đến vậy.

Trong cơn bão ồ ạt của cổ phần hóa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam đã không ý thức một cách thật đầy đủ về những nhãn hiệu cũng như TSTT mà mình sở hữu, do đó khi tiến hành cổ phần hóa hoặc bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác, đã không nhận ra rằng mình đang bị mất đi những tài sản thuộc sở hữu của mình mà không hề hay biết. Ví dụ như

công ty sản xuất ôtô Vinaxuki, công ty này đã bắt đầu có danh tiếng trên thị trường, có uy tín và có một lượng khách hàng quen thuộc cùng đội ngũ nhân viên quen với thị trường Việt Nam. Nếu giả sử có một công ty nước ngoài muốn mua lại toàn bộ công ty tư nhân này? Công ty Vinaxuki tiến hành định giá và tổng giá trị là hơn 450 tỷ đồng, nhưng đó mới chỉ là phần nhãn hiệu còn tài sản vô hình là không định giá được. Như vậy, rõ ràng với việc mua lại được Vinaxuki, công ty nước ngoài kia đã không phải bỏ đồng tiền nào để mua lại uy tín, mạng lưới khách hàng quen thuộc,... những giá trị tài sản vô hình vô cùng đáng quý của công ty này.

Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng thức thời, nhìn nhận ra những tài sản vô hình nói chung và nhãn hiệu nói riêng mà mình đang nắm giữ thì sẽ nhanh chóng trở thành những miếng mồi ngon cho những nhà đầu tư nước ngoài khi họ không phải trả tiền cho phần tài sản vô hình của các doanh nghiệp Việt Nam.

Khi góp vốn liên doanh, hợp nhất kinh doanh cũng như khi cổ phần hóa, việc định giá tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thực tế thì giá trị của nhãn hiệu là rất lớn và khi bỏ quên nó, sẽ đem lại những tổn thất không nhỏ khi liên doanh. Ở nước ta cũng đã có một số liên doanh ít ỏi đếm trên đầu ngón tay đã xác định được giá trị thương hiệu/nhãn hiệu khi tiến hành liên doanh, ví dụ như công ty bia Việt Hà đã tính giá trị nhãn hiệu Halida là 550.000 USD, Công ty P/S đã tính trị giá nhãn hiệu P/S là 5,3 triệu USD, nhãn bia Sài Gòn đã được tính giá trị là 9,5 triệu USD... Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc định giá như vậy có đúng không thì còn cần phải giải đáp.

Chúng ta đang ở trong một nền kinh tế tri thức, do đó tri thức thật sự là những của cải có giá trị rất lớn và là chiếc chìa khóa để đi tới thành công, nhiều tập đoàn đa quốc gia và những cường quốc như Mỹ, Nhật, Đức,... tài

mình. Ở Việt Nam, có một điều khá dễ để nhận thấy đó là đất nước chúng ta đang ở trong một nền kinh tế thị trường, mà theo quan điểm triết học Mác "vật chất quyết định ý thức". Nếu những hoạt động sáng tạo, hoạt động trí tuệ không được ghi nhận một cách đúng đắn thì tất nhiên nó sẽ không thể có cơ hội phát triển. Và sự ghi nhận đó ở đây, ở một mặt nào đó, chính là sự định giá. Một nhà khoa học liệu có chú tâm vào phát triển những bằng sáng chế của mình nếu như ông biết rằng khi nó ra đời, sẽ chẳng có ai quan tâm tới việc mua nó, và nó sẽ chẳng được định giá rõ ràng để "được mua", hoặc nó sẽ đem lại được những giá trị kinh tế như thế nào cho ông và các đồng sự trong tương lai? Các công ty liệu có quan tâm tới việc xây dựng tài sản vô hình khi biết rằng khi bị mua lại sẽ không thu được tiền từ phần tài sản vô hình này? Có đôi khi có những người nhiệt huyết vẫn hết mình phát triển bằng sáng chế của mình, nhưng khi đã hoàn thành nó, nếu không có ai mua bằng sáng chế ấy, liệu ông có đủ tiền để tiếp tục phát triển những bằng sáng chế tiếp theo của mình. Và như thế là, giữa "xã hội" và "hoạt động trí tuệ" có một mối quan hệ biện chứng, xã hội cần có những thành quả trí tuệ để phát triển, bù lại, những nhà bác học cần cung cấp tiền để tiến hành những hoạt động trí tuệ đó. Khoảng chục năm lại đây, có rất nhiều ý kiến phản đối về việc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam liên tục bị xếp lên giá và phủ bụi mà nó không được đi vào thực tế. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do quá trình định giá không tốt, khiến cho mối quan hệ giữa những nhà bác học và những người cần mua trở thành một thứ quan hệ dè dặt, người mua dè dặt vì sợ mua đắt, người bán dè dặt vì sợ bán rẻ, và cứ thế, định giá không tốt trở thành một trong những hòn đá ngăn cản dòng chảy của hoạt động sáng tạo tại Việt Nam.

của luật doanh nghiệp, đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì khi góp vốn, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, đối với những quyền sở hữu trí tuệ được xác lập trên cơ sở đăng ký thì khi được sử dụng để vốn góp thì chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý việc đăng ký góp vốn bằng nhãn hiệu.

Điều này gây khó khăn cho các chủ thể và các cơ quan nhà nước trong việc quản lý việc góp vốn bằng nhãn hiệu.

Năm là, quy định về việc được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng nhãn hiệu và nhận lại nhãn hiệu đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi hết thời hạn góp vốn là chưa thật sự phù hợp, đặc biệt là trong những trường hợp sau đây:

- Khi người góp vốn bằng nhãn hiệu là thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì ngoài phần góp vốn ra, thành viên hợp danh còn cần có uy tín cá nhân. Nếu người đó chết, thì người nhận thừa kế tài sản là phần góp vốn bằng nhãn hiệu, có trở thành thành viên của doanh nghiệp hay không.

- Trong trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp, người góp vốn bằng nhãn hiệu là thành viên sáng lập. Khi hết thời hạn góp vốn theo thỏa thuận nhưng tình hình doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, tổng tài sản chưa tính giá trị nhãn hiệu không bảo đảm thanh toán các khoản nợ, việc rút phần góp vốn bằng nhãn hiệu ra khỏi doanh nghiệp sẽ gây thiệt hại cho các chủ nợ, làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

nêu trên, đã gây không ít khó khăn cho các chủ thể khi tiến hành việc góp vốn bằng nhãn hiệu.

Trong thực tế có những trường hợp góp vốn bằng danh tiếng. Tuy nhiên, danh tiếng không phải là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và không được pháp luật bảo hộ. Các chủ thể còn chưa có sự hiểu thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ.

4.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam về góp vốn bằng nhãn hiệu

.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội có tính 4

chất định hướng chung cho hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu, định giá nhãn hiệu là cần thiết, nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc xây dựng, khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Loại bỏ và hạn chế những hành vi trục lợi, không trung thực, đồng thời khuyến khích những nhà doanh nghiệp trung thực, có tâm huyết bỏ vốn kinh doanh. Để thực hiện được ý tưởng này đòi hỏi sự quản lý vĩ mô và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Để tránh tình trạng can thiệp tùy tiện bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng, vấn đề đặt ra là cùng với hoàn thiện các quy định của LDN phải đồng thời hoàn thiện các đạo luật khác như BLDS, Luật SHTT, LĐT, kế toán, thuế... sao cho tính công bằng và bình đẳng, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được đối xử không thiên vị hay kém thuận lợi hơn trong lĩnh vực đầu tư, nộp thuế, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận nguồn vốn cũng như công nghệ khoa học kỹ thuật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật không là chưa đủ, ngày nay ở các nước công nghiệp phát triển cho thấy các thiết chế xã hội và kinh tế ngày càng tham gia vào quản lý xã hội nói chung, các hoạt động kinh tế nói riêng một cách có hiệu quả. Sự hiệu quả của các thiết chế này một mặt làm giảm bộ máy quan liêu hành chính, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách của nhà nước, các cơ quan quản lý chỉ giải quyết những lĩnh vực không thể xã hội hóa được, mặt khác khi các thiết chế này tham gia vào quản lý xã hội và nhà nước nó hạn chế tính độc quyền, tư tưởng áp đặt của các cơ quan quản lý, hạn chế sự tham nhũng. Các thiết chế kinh tế nhìn chung hoạt động như những doanh nghiệp sinh lời trong cơ chế cạnh tranh, do đó để tồn tại các thiết chế này phải ngày càng hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong quá trình tham gia quản lý xã hội và kinh tế tốt hơn.

Hoàn thiện các quy định của LDN nói chung, các quy định pháp lý về góp vốn nói riêng, trong đó có cả các quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu cần tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện các thiết chế xã hội, kinh tế như kế toán doanh nghiệp, tư vấn, luật sư, tổ chức định giá và các tổ chức trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại.

Việc hoàn thiện các thiết chế này cần thực hiện theo hướng tạo lập hành lang pháp lý cho các thiết chế này hoạt động như những tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về sự trung thực, chính xác về các hoạt động tham gia vào quản lý xã hội, kinh tế và hoạt động theo cơ chế cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân. Sự tham gia đó không chỉ dừng lại ở phạm vi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tham gia

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU (Luận án Tiến sĩ) (Trang 107 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w