ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề giá trị nhân đạo trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 28 - 30)

Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần chú ý đến phương pháp, kĩ năng, kiến thức đặc biệt phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo và khả năng thẩm thấu văn chương của học sinh.

1. Công tác chuẩn bị

`- Báo trước tên chuyên đề sẽ bồi dưỡng cho học sinh( từ 1 đến 2 tuần) - Hướng dẫn học sinh tập hợp những tư liệu, đọc, tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ tốt cho việc học tập.

- Học sinh tìm hiểu nội dung, yêu cầu của chuyên đề và chuẩn bị dàn ý đại cương ở nhà.

2. Tiến hành bồi dưỡng

- Giáo viên nêu tên chuyên đề Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà

- Học sinh thảo luận song từng yêu cầu, giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề theo định hướng hợp lý đúng đắn.

Chú ý: Trong quá trình dạy học sinh giỏi chú ý rèn luyện kỹ năng cho học sinh để các em tiến hành các bước tạo lập văn bản một cách thành thạo, đạt hiệu quả cao.

*Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:

+ Tìm hiểu đề

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu sau: - Đọc kỹ tên chuyên đề, gạch dưới những từ quan trọng. - Xác định kiểu văn bản cần tạo lập: Nghị luận văn học

- Xác định vấn đề cần nghị luận: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

- Phạm vi tư liệu: Bám sát những nội dung và các đoạn trích của Truyện Kiều

được học trong chương trình và những tư liệu, những câu thơ, đoạn thơ khác trong tác phẩm phục vụ cho việc làm sáng rõ giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”.

Phương pháp lập luận: Nghị luận tổng hợp( giải thích, phân tích, so sánh, bình luận, chứng minh, khái quát, tổng hợp).

+ Tìm ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách triển khai một vấn đề nghị luận văn học và trên cơ sở đặt câu hỏi để tìm ra những nội dung cơ bản cần triển khai trong bài một cách hợp lí chặt chẽ.

- Hướng dẫn học sinh tìm hệ thống luận điểm cho bài văn (dựa vào tác phẩm, dựa trên cơ sở lý luận và vấn đề cần nghị luân).

- Trước hết, để tìm được các luận điểm cho chuyên đề: Giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”, cần hướng dẫn học sinh thực hiện phép lập luận giải thích để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận.Tức là phải giải thích được thế nào là nhân đạo? Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong văn học trung đại.

- Từ cơ sở lý luận chung ấy hướng dẫn học sinh giải mã để tìm ra những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều” trên cơ sở nhận định, đánh giá khái quát để tìm ra hệ thống luận điểm (cần xác định được bốn luận điểm cơ bản như đã trình bày ở phần nội dung của chuyên đề).

- Hướng dẫn học sinh tìm các luận cứ để làm sáng tỏ cho từng luận điểm (chú ý dẫn chứng phải tiêu biểu, chính xác, toàn diện và sát thực với vấn đề)

* Bước 2: Lập dàn bài

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn bài theo 3 phần( phải thể hiện rõ kết cấu- tổng- phân -hợp trong toàn bài và trong từng luận điểm)

A . Mở bài:

Có nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm “Truyện Kiều”

- Giới thiệu vấn đề nghị luận, đánh giá khái quát về giá trị nhân đạo trong

Truyện Kiều.

( Chú ý: Viết đúng, viết trúng nhưng phải hay và thật sự ấn tượng gây hứng thú cho người đọc, người nghe)

B. Thân bài:

Sau khi tiến hành giải thích khái niệm nhân đạo và chỉ ra những biểu hiện cụ thể của giá trị ấy như đã nêu trên học sinh cần phải hiểu được hoàn cảnh lịch sử cụ thể từ đó triển khai các luận điểm, luận cứ (dựa vào phần tìm ý) trên cơ sở sắp xếp lại cho phù hợp, khoa học, có bổ sung cho đầy đủ và cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề giá trị nhân đạo trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w