Những biểu hiện chủ yếu của cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề giá trị nhân đạo trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 32 - 36)

- Nguyễn Du một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, một thiên tài văn học sinh ra trong đêm mờ sương xa của lịch sử khi xã hội phong kiến Việt

b. Những biểu hiện chủ yếu của cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều

*.Thương xót, đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của con người (nhất là người phụ nữ)

Truyện Kiều là tiếng nói tha thiết bảo vệ quyền sống con người. Trong những nạn nhân của xã hội xưa, Nguyễn Du đặc biệt xót thương cho số kiếp mỏng manh, bất hạnh của người phụ nữ tài sắc. Họ là hình ảnh kết tinh về số kiếp bi đát của con người trong cuộc đời bế tắc. Nguyễn Du - một trái tim lớn đã từng xúc động đến nghẹn lòng trước những mảnh đời bất hạnh đang quằn quại trong vũng lầy của xã hội phong kiến.

+ Khóc cho Đạm Tiên người con gái tài sắc nhưng đời nàng lại là đời của một ca nhi ê chề, đau đớn bị người đời quên lãng, vô tình( Sống làm vợ…..không chồng)

+ Khóc cho Thuý Kiều, ông khóc cho những nỗi đau lớn của con người khi tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đoạ đày.

- Lời thề với Kim Trọng vừa trao thì phải bán mình chuộc cha( Ôi Kim Lang…từ đây).

- Trở thành hàng hoá trong tay bọn lưu manh buôn thịt bán người, xót xa nhất là nhân phẩm bị chà đạp một cách phũ phàng( Đắn đo….quạt thơ).

- Rơi vào lầu xanh của Tú Bà: bị tra tấn, đánh đập( Trúc côn…kinh), bị tước đoạt quyền làm người( Thân lươn….xin chừa).

- Được Thúc Sinh cưu mang lại bị Hoạn Thư đày đoạ( Cùng trong….khóc thầm).

- Cố trốn chạy lại bị Bạc Bà, Bạc Hạnh bán vào lầu xanh lần thứ hai.

- Được Từ Hải chuộc khỏi lầu xanh và được báo ân báo oán nhưng hạnh phúc của nàng vụt tắt bởi âm mưu đen tối của Hồ Tôn Hiến, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng và vô tình đẩy chàng vào cái chết thương tâm.

- Bị Hồ Tôn Hiến làm nhục, nàng phải tự vẫn ở sông Tiền Đường.

Như vậy từ bọn sai nha, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến..tất cả thành một guồng máy đẩy Thuý Kiều vào chốn bùn nhơ của xã hội cũ( Thanh lâu…hai lần)

Trên cả hai phương diện thấu hiểu những cảnh ngộ thương tâm và bày tỏ thái độ rõ rệt Quyển Kiều thấm lệ người viết nó và đẫm lệ người đọc nó. Những từ thương thay, hại thay, còn gì là thân như những giọt lệ chứa chan tinh thần nhân đạo khóc thương cho những số kiếp đoạn trường( Đau đớn….chung). Tác phẩm là tiếng kêu thương cho những số kiếp bị đoạ đày, cho những con người tài hoa mà bạc mệnh. Đó là sự xót xa đến tột cùng của nhà thơ trước sự bất công của xã hội, trước số phận đen tối của con người.

* Lên án, tố cáo những thế lực phong kiến bạo tàn đã chà đạp, dập vùi những cuộc đời lương thiện.

Tác phẩm là tiếng nói đòi quyền lợi, hạnh phúc cho con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du lên án, phê phán thế lực phong kiến chà đạp lên cuộc sống của họ để thể hiện lòng yêu thương con người, thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học là một cách thể hiện đúng quy luật, bản chất tình cảm của con người.

Căm thù thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống của họ, ông đã thể hiện lòng yêu thương con người qua sự lên án, phê phán giai cấp thống trị và thế lực đồng tiền khi xã hội phong kiến rơi vào tình trạng thối nát. Những thế lực chà đạp con người nhà thơ có thể chỉ trán gọi tên cụ thể. Trên phương diện miêu tả nhân vật, đặc biệt là nhân vật phản diện, ngòi bút của Nguyễn Du như xuất thần, thăng hoa không một tác phẩm văn chương đương đại nào so sánh được.

+ Lên án những thế lực phong kiến bạo tàn.

- Lên án bọn tay sai được quan thầy dung túng mà trở thành công cụ gieo tai vạ, gây tội ác cho dân lành( Người nách thước…..như sôi)

- Bọn quan lại dùng thế lực quyền hành, bạo lực để chà đạp, đày đoạ những những người lương thiện, dồn đẩy họ hộ đến cảnh ngộ bất hạnh thương tâm, lâm vào con đường cùng không lối thoát( Quan xử kiện tàn ác bất công, Hoạn Thư gian ngoan, xảo trá, tâm địa hiểm sâu, giở trò áp đảo, bắt cóc, tống tiền giữa ban ngày đày đoạ Kiều thật khổ nhục; Hồ Tôn Hiến bất tài, tráo trở, độc ác, dâm ô, bỉ ổi( Nghe càng…vì tình).

+ Lên án thế lực đồng tiền tác oai tác quái đã biến tất cả thành hàng hoá, làm thay đổi mọi giá trị( Một ngày…vì tiền, Máu tham…thì mê)

+ Lên án thế lực nhà chứa: được pháp luật thừa nhận, hoạt động công khai. + Lên án thế lực lưu manh côn đồ bất lương hung bạo: làm ăn, kiếm lời bằng nghề loạn luân, bẩn thỉu, dã man, vô nhân đạo nhất: đó là bọn buôn thịt bán người như Tú Bà( Nhác trông…làm sao), Mã Giám Sinh( Quá niên…bảnh bao), đó là kẻ lừa đảo như Sở Khanh ( Rẽ song…lẻn vào).

+ Lên án cả xã hội đã lợi dụng những ước chế hà khắc và cả chiến tranh phi nghĩa nữa đã biến xã hội đương thời thành địa ngục, chôn vùi bao cuộc đời lương thiện.

Truyện Kiều đã vẽ nên một bức tranh xã hội có sức tố cáo mãnh liệt chế độ phong kiến tàn bạo với bầy lang sói khủng khiếp. Chúng đã xô đẩy người phụ nữ có nhân phẩm, có tài sắc vào cuộc sống ba chìm bảy nổi và giết chết một tài năng trí dũng có thừa, chà đạp quyền sống của những con người lương thiện. Đó là tiếng nói của một tâm hồn cao cả, tiếng đập của một trái tim lớn đầy tình nhân đạo, đau xót vì số phận con người.

* Tiếng nói ngợi ca, đề cao, trân trọng, khẳng định tài năng và nhân phẩm của con người

Truyện Kiều là tác phẩm tôn vinh những vẻ đẹp nhân bản của con người. Thể hiện niềm ngưỡng mộ trước tài năng, trí tuệ là điểm mới mẻ tiến bộ trông tư tưởng của Nguyễn Du. Dưới ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng: hình ảnh người phụ nữ, văn nhân, võ tướng( Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Từ Hải…)

+ Đề cao tài sắc chị em Thuý Kiều bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Mỗi người một vẻ nhưng cả hai đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng, hoàn hảo, tuyệt mĩ( Mai cốt cách….vẹn mười)

- Thuý Vân: vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, cao sang, quí phái. Sắc đẹp sánh với những nét kiều diễm của hoa lá ngọc vàng; đẹp toàn diện, đoan trang, phúc hậu khiến tạo hóa cũng phải nâng niu, trân trọng…

- Thuý Kiều là hiện thân của vẻ đẹp hoàn hảo: nhan sắc rực rỡ, tài năng, trí tuệ thông minh và tâm hồn đẹp đẽ…

-> Vẻ đẹp hình thức: đôi mắt sống động, linh hoạt, đầy quyến rũ; đôi lông mày thanh tú nổi bật trên gương mặt trẻ trung. Vẻ đẹp đằm thắm, nồng nàn, hấp dẫn…của một giai nhân tuyệt thế khiến tạo hoá phải ganh ghét, đố kị ( Làn thu thuỷ…xanh). Vẻ đẹp như có sức mạnh diệu kì làm khuynh đảo nhân tâm thiên hạ.

- > Tài năng: đủ cả cầm, kì, thi, hoạ đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến(Thông minh….não nhân):

- > Tâm hồn phong phú, trái tim nhân hậu: mãnh liệt, trong trắng, thuỷ chung trong tình yêu( Tưởng người…cho phai); hiếu thảo với cha mẹ( Thà rằng…xanh cây, Xót người…đó giờ.) trọng tình nghĩa, danh dự( Nàng rằng….nhớ không?...);

độ lượng, vị tha( Đã lòng….tha ngay.)

* Nàng là tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp nhất, tinh hoa nhất của con người.

+ Kim Trọng: bậc văn nhân tài tử, nho nhã, lịch thiệp, thiên tài” hội tụ đủ tinh hoa của thời đại”( Văn chương nết đất…hào hoa). Mỗi bước đi như làm sáng đẹp cả một vùng non nước( Hài văn….cành dao). Có tình yêu sâu sắc, trọng tình nghĩa( Rắp mong….cũng qua), nhân ái( Hoa tàn…rằm xưa).

+ Từ Hải: là một võ tướng với những hành động hào hiệp( chuộc Kiều khỏi lầu xanh, giúp nàng báo ân, báo oán); tự do vùng vẫy, chống lại triều đình phong kiến.

Nguyễn Du đạt tới trình độ bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật. Đặc biệt khi miêu tả nhân vật chính diện, tác giả đã dùng phương pháp lý tưởng hoá nhân vật bằng cách miêu tả có tính chất tượng trưng ước lệ để thể hiện sắc thái đa dạng của nhân vật. Và nội dung ngợi ca, tôn vinh, trân trọng vẻ đẹp và giá trị con người là một trong những biểu hiện chủ yếu của cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều”. Đó là sự đề cao tài năng, nhân phẩm, ý thức và khát vọng cá nhân.

* Tiếng nói đồng tình với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người.

“Truyện Kiều “ là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lý. Đây chính là mặt sáng, nguồn ấm của cuộc đời nhất là cuộc đời tối tăm. Bởi quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là những quyền lợi chính đáng của con người.

+ Ước mơ về một tình yêu đích thực, thuỷ chung, son sắt, vị tha. Mối tình Kim- Kiều là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu trai gái trong văn học dân tộc thời xưa( có đủ các yếu tố thật lý tưởng, xuất phát từ tiếng gọi của trái tim, vượt ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, suốt mười lăm năm lưu lạc vẫn không phai nhạt,

càng dập vùi, càng bùng cháy, một tình yêu đẹp bất tử của Người quốc sắc, kẻ thiên tài( Vầng trăng…song song, Bẻ bai…mơ màng)

+ Khát vọng tự do, công lý( qua hình ảnh Từ Hải- bậc anh hùng cái thế, nhân vật mang màu sắc sử thi, một anh hùng xuất chúng có tài năng đích thực và sức mạnh phi thường. Một ngoại hình siêu phàm( Râu hùm…thước cao, với những chiến công hiển hách lẫy lừng, một chí khí ôm trùm trời đất( Chọc trời…có ai), khi lưỡi kiếm vung lên là công lí được thực hiện( Anh hùng…mà tha); việc Từ Hải công phá trật tự xã hội phong kiến, đưa Thuý Kiều từ thân phận một cô gái lầu xanh lên địa vị một phu nhân ngồi ở ghế quan toà để báo ân, báo oán…đều mang tính nhân đạo sâu sắc.

Truyện Kiều không chỉ lên án xã hội đen tối mà còn thể hiện khát vọng của con người muốn được sống, được làm người chân chính; muốn thực hiện công bằng xã hội, trừng phạt những kẻ tham ô, tàn ác, vô liêm sỉ; muốn khen thưởng những người tốt, ca ngợi những tấm lòng nhân đạo biết lo lắng, che chở cho con người. Đây là nơi kết đoàn những mộng tưởng ước mơ, khát vọng.

C. Kết bài

- Truyện Kiều có được một sức sống rộng rãi, bao quát không gian và thời gian trong xã hội Việt Nam xưa nay vì đó là một bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ xã hội phong kiến xấu xa, tàn bạo; đồng thời là một tuyên ngôn về quyền sống của con người với những khát vọng tự do, công lý; với những ước mơ phát huy tài hoa, trí tuệ, sức mạnh của con người.

- Tinh thần nhân đạo là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của kiệt tác “Truyện Kiều”.

- Cảm phục, tự hào về Nguyễn Du, một trái tim đồng cảm với tâm tư và số phận của những con người bất hạnh, một tài năng về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Tiếng thơ của ông còn vang vọng mãi đến ngàn đời, tri âm với mọi thế hệ( Tiếng thơ ai …những ngày.)

*Bước 3: Viết bài: Học sinh dựa vào dàn bài để thực hiện( tuỳ mức độ thời gian có thể yêu cầu viết một luận điểm nào đó phần còn lại hướng dẫn hoàn thiện ở nhà)

Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập luận vấn đề sao cho chặt chẽ, logíc, giàu tính thuyết phục, sử dụng thành thạo các phép lập luận trong bài nghị luận, cần chú ý phân tích, bình luận dẫn chứng để từng bước khẳng định hướng về luận điểm, hướng về vấn đề nghị luận. Vấn đề nghị luận phải là sợi dây tư tưởng xuyên xuốt trong bài viết để liên kết các phần, các đoạn trong bài văn. Tạo lập đoạn văn, bài văn theo kết cấu tổng- phân- hợp một cách chặt chẽ. Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, cách viết văn mang tính hình tượng, cách phân tích đánh giá thẩm bình sâu sắc, đặc biệt học sinh phải phát huy khả năng sáng tạo trong khi viết văn. Cần chú

ý tạo được những điểm nhấn, điểm ngời chói trong bài văn.

*Bước 4: Đọc lai, sửa chữa.

- HS đọc lại bài

- Sửa chữa những lỗi sai.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề giá trị nhân đạo trong truyện kiều của nguyễn du (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w