Vietinbank – chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian 2013 - 2015
2.3.1. Kết quả đạt được
Cho vay theo hạn mức tín dụng ngoài mục tiêu kích cầu mang ý nghĩa xã hội còn là hoạt động góp phần nâng cao doanh số cho vay và phân tán rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá một cách tương đối kết quả hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng, ta dùng phương pháp phân bổ chi phí và thu nhập dựa trên mối quan hệ giữa các khoản mục của nghiệp vụ này trong tổng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng luôn tăng đều qua các năm (biểu hiện rỏ ở các bảng số liệu 2.4 , 2.5 ,
2.6 chương phân tích thực trạng) .
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ qua các năm trong giai đoạn này tăng cao với tốc độ đều ít biến động. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm và giữ ở mức độ an toàn đối với một ngân hàng, cho thấy rằng chất lượng của hoạt động cho vay theo hạn mức đối với doanh nghiệp cũng đáng nể so với số lượng.
Cũng như lợi nhuận thu được từ bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh khác, lợi nhuận cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng được tính từ công thức :
Lợi nhuận cho vay HMTD = Doanh thu từ cho vay HMTD – Chi phí từ cho vay HMTD
Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh của hoạt động cho vay theo mức tín dụng với doanh nghiệp tạiVietinbank chi nhánh - Đà Nẵng qua 3 năm 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số tiền TT (%) Số tiền TT(%) Doanh thu cho
vay theo HMTD đ/v DN
472,544 381,459 477,275 (91,085) -19.28 95,816 25.12
Chi phí cho vay theo HMTD đ/v DN
443,014 328,845 388,261 (114,169) -25.77 59,416 18.07 Lợi nhuận cho
vay theo HMTD đ/v DN
29,530 52,614 89,014 23,084 78.17 36,400 69.18
( Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank – CN Đà Nẵng 2013 – 2015)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy sự cố gắng vượt bậc trong việc nâng cao lợi nhuận của Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng. Sự vượt bậc đó thể hiện rỏ ở con số lợi nhuận qua các năm 2013 – 2014 – 2015 lần lượt tăng đều cao từ 29,530 tr.đồng – 52,614 tr.đồng đến 89,014 tr.đồng . Trong những năm vừa qua, do sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng nên đã làm cho doanh thu của hoạt động này gia tăng khá cao đồng thời cũng giảm thiểu và giữ được chi phí ở mức ổn định. Từ đó dẫn đến lợi nhuận cũng tăng cao theo . Đặc biệt trong năm 2015 doanh thu cho vay theo hạn mức tín dụng tăng 36,400 tr.đồng(tốc độ 69,18%) so với năm 2014. Mặc dù trong thời gian qua chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động vốn, đây là kết quả cho thấy sự đầu tư đáng kể của chi nhánh cho mảng tín dụng này. Với sự đầu tư này là dấu hiệu tốt cho thấy trong thời gian qua chi nhánh đã không ngừng nâng cao doanh số cũng như chất lượng cho hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng.
Có thể nói rằng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng đang góp phần quan trọng trong việc phát triển quy mô tín dụng, làm phong phú thêm hoạt động tín dụng tại chi nhánh, đồng thời tăng uy tín và mở rộng tên tuổi cho ngân hàng . Hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Để đạt được kết quả đó là do trong thời gian qua chi nhánh đã không ngừng nổ lực và cố gắng phát huy mọi tiềm lực, ngay từ khi áp dụng chi nhánh đã dựa trên cơ chế, định hướng phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố. Chi nhánh đã xây dựng được chính sách hợp lý, với những ưu đãi làm ưu thế cạnh tranh và chủ động tìm kiếm khách hàng, chủ động tiếp cận và thuyết phục các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đến quan hệ với ngân hàng nên chất lượng cho vay theo hạn mức tín dụng ngày càng được nâng cao. Có thể nói rằng Vietbank là ngân hàng thu hút đưỡ nhiều nhất số lượng khách hàng, đặc biệt là các đối tượng , các công ty, doanh nghiệp lớn uy tín thực sự đủ điều kiện vay vốn.
2.3.2 Hạn chế
Bên cạnh sự phát triển của hoạt động nói trên ta có thể thấy những vấn đề còn vướng mắc, yếu kém trong hoạt động tín dụng ngắn hạn.Lấy những gì mà ngân hàng đã nổ lực làm được trong thời gian qua làm niềm tin để khắc phục những hạn chế nhỏ còn sót lại tại chi nhánh như:
- Doanh số cho vay theo hạn mức tín dụng tập trung chủ yếu ở các công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn, việc cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế ( biểu hiện rỏ trên con số tỷ trọng ở bảng 2.5
phần thực trạng ) . Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ khá
cao ( chiếm > 50% trong tổng cơ cấu loại hình doanh nghiệp giai đoạn năm 2013 -
2015) trên thị trường . Điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh trong tương lai
của chi nhánh khi các TCTD khai thác thị trường này.
Hiện nay, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty hợp danh, công ty liên doanh có nhu cầu rất lớn về vốn nhưng họ còn thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản cầm cố, thế chấp. Các công ty cổ phần hoá rất khó vay vốn của các tổ chức tín dụng vì không có tài sản đảm bảo tiền vay.
- Các phương án thẩm định, quy trình thủ tục cho vay vẫn còn hạn chế, chưa hướng đến những đối tượng, trường hợp cụ thể. Do vậy chưa đánh giá được một cách chính xác và cụ thể nhất đối với các dự án đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp cụ thể trên địa bàn.
Mặt hạn chế về cách thức kiểm định, giám sát tình hình thông tin của doanh nghiệp. Hiện nay, do gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự cung
kiểm tra các doanh nghiệp theo định kỳ điều này sẽ giúp các doanh nghiệp chuẩn bị được trước các phương án để đối phó với quá trình kiểm tra của ngân hàng.
Nhiều nguyên nhân khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc hấp thụ vốn ngân hàng: Do thiếu thông tin hoặc thông tin dự báo chưa sát... nên việc nghiên cứu dự báo thị trường, và lập dự án ban đầu còn hạn chế, việc gắn sản phẩm của dự án với thị trường chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu sơ bộ và chưa có tính thuyết phục cao. Do đó, doanh nghiệp chưa có những hồ sơ dự án khả thi, đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay.
2.3.3 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
Trước hết ta xem xét các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại không hội tụ đủ các điều kiện vay vốn. Đây là nguyên nhân làm chi nhánh không thể tiến hành cho vay:
- Không có phương án kinh doanh khả thi: khi tiến hành vay vốn ngân hàng các doanh nghiệp phải có phương án khả thi được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, phân tích đánh giá một cách chính xác.
- Không có đủ vốn tự có tham gia vào phương án.
- Không đủ tài sản thế chấp hợp pháp: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ muốn đi vay vốn thì cần phải có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến, hoạt động không có hiệu quả. Trong khi đó các doanh nghiệp này thường có nguồn vốn tự có thấp, phần lớn là nguồn đi vay.
Ngoài ra, chi nhánh còn gặp một số khó khăn do các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế, pháp luật gây ra như:
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã cải thiện nhưng chưa thực sự khoa học và đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay nhiều khi quá rườm rà phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay. Ngoài ra việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của doanh nghiệp chưa nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp có tư tưởng đối phó với ngân hàng bằng cách làm báo cáo sai sự thật. Ngoài ra do chưa có quy định về kiểm toán bắt buộc cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ nên các báo cáo của các doanh
nghiệp này thường không đúng theo chế độ hiện hành, gây khó khăn lớn cho các cán bộ tín dụng.
- Những vấn đề về luật pháp ban hành còn chậm trễ trong triển khai, còn nhiều bất cập và chồng chéo khiến các cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc cấp tín dụng. Môi trường pháp lý có nhiều sự thay đổi thường xuyên của chế độ chính sách như hiện nay làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Tình hình thị trường giá cả nói chung, thị trường giá cả tiền tệ nói riêng tuy đã có sự ổn định tương đối nhưng vẫn còn không ít khó khăn, nhiều bất ổn đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng do quy trình thẩm định vẫn chưa thực sự quan tâm đến giá trị của đồng tiền qua các thời kỳ.
- Các DNNN thông thường được hưởng ưu tiên của ngân hàng về mọi mặt do đó tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này dễ đẩy các doanh nghiệp nhỏ đến những khó khăn về vốn. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước thì thường đựơc ưu đãi hơn về lãi suất ngân hàng, về thuế, đất đai... Trong khi đó như ta biết nhu cầu về vốn tín dụng ngắn hạn của các doanh nghiệp lớn thường ít do các doanh nghiệp lớn thường ổn định và có khả năng về vốn lớn do đó chủ yếu các khoản cho vay cung cấp cho các doanh nghiệp lớn là khoản trung và dài hạn. Điều này sẽ càng làm cho quy mô tín dụng ngắn hạn bị thu hẹp, các doanh nghiệp quy mô nhỏ không có điều kiện vay các khoản ngắn hạn để tháo gỡ khó khăn về vốn.
- Vấn đề hình sự hoá quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và ngân hàng thường xuyên xảy ra. Bài học kinh nghiệm rút ra từ những vụ án cho thấy, nếu cán bộ thẩm định chỉ cần sai một phương và không thu hồi đựơc vốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho dù số lãi thu đựơc từ hàng trăm phương án thẩm định đúng trước là rất lớn. Do vậy, dù cẩn thận đến đâu cũng dễ có lúc nhầm vì vậy các cán bộ thẩm định thường có tâm trạng lo sợ mà bỏ qua những phương án khả thi khi doanh nghiệp không có tài sản thế chấp. Điều này cũng làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan:
vay ngắn hạn của khách hàng chủ yếu giao cho các bộ tín dụng chuyên trách theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ… mà chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán, kiểm soát.
- Do một số cán bộ buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm đã không kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, đặc biệt là khâu kiểm soát trong và sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà không bị phát hiện sớm. Ví dụ như sử dụng vốn vay ngắn hạn vào đầu tư dài hạn như xây dựng cơ bản hay quay vòng vốn, hoặc là khách hàng sau khi bán được hàng nhưng không trả tiền vay cho Chi nhánh mặc dù đã đến kì hạn trả nợ gốc và lãi.
- Vấn đề chất lượng thông tin chưa cao. Nguồn thông tin thu thập chủ yếu từ hồ sơ của khách hàng, từ chi nhánh khác, Hội sở, CIC ; ngân hàng bỏ qua nguồn thông tin từ các cơ quan liên quan. Do đó khả năng phân tích của cán bộ tín dụng sẽ giảm xuống, chất lượng tín dụng cũng giảm theo. Công tác lưu trữ thông tin ở Chi nhánh cũng chưa tốt, cũng như việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban cũng không nhịp nhàng, đầy đủ. Như vậy rủi ro phân tích tín dụng sai sẽ dễ dàng xảy ra
- Cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo cùng khách hàng tìm kiếm phương án kinh doanh có hiệu quả. Khi các điều kiện vay chưa đáp ứng đủ, các cán bộ tín dụng chưa chủ động cùng khách hàng tìm kiếm cách tháo gỡ mà còn trông chờ kế hoạch khách hàng tự đề xuất
- Tận dụng lợi thế của địa bàn và các quan hệ ngay từ bước đầu thành lập với các khách hàng truyền thống, các công ty lớn. Chính vì vậy, chi nhánh luôn đặt quan tâm hàng đầu vào việc cung cấp vốn cho các công ty lớn này, đây cũng là vấn đề gây trở ngại trong việc thực hiện cho vay các doanh nghiệp nhỏ khi vay vốn tại Chi nhánh. Do các doanh nghiệp này có lợi thế là khách hàng quen thuộc uy tín của ngân hàng nên thường được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác. Hơn nữa do các công ty, các doanh nghiệp lớn này chủ yếu chỉ có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, đầu tư vào dây chuyền sản xuất nên làm tỷ trọng cho vay ngắn hạn theo đó càng giảm.
- Chi nhánh chưa có một chính sách marketing ngân hàng hiệu quả, ngoài ra dịch vụ đi kèm của chi nhánh gần như còn hạn chế vì vậy chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp.
- Việc áp dụng trang thiết bị hiện đại cho quy trình tín dụng còn hạn chế, mặc dù chi nhánh đã được trang bị hệ thống máy tính khá đầy đủ các cán bộ chưa ứng dụng được thành thạo các phần mềm chuyên dụng.
Như vậy, trước những khó khăn đặt ra cho công tác mở rộng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Đà Nẵng, đòi hỏi Chi nhánh cần có những nghiên cứu, sửa đổi kịp thời để từng bước mở rộng phát triển hoạt động cho vay hơn thế nữa , nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu thiếu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp trên địa bàn.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1 Mục tiêu và phương hướng của hoạt động cho vay theo mức tín dụng đới với doanh nghiệp tại NH Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng