h thu từ sự kiện 56 1.5 127 3.6 382 9.2 554 13.7 71 226.7 255 300.78 172 145.03
Nhận xét: Doanh thu của bộ phận bếp chiếm tỉ trọng cao nhất trong các bộ phận của nhà
hàng, luôn. Vì theo ta thấy giá của thức ăn trong thực đơn là cao nhất, chất lượng sản phẩm của bộ phận Bếp sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu chung của nhà hàng. Nhìn chung thì tỉ trọng doanh thu từ bộ phận Bếp trong tổng doanh thu thường biến động ít, cụ thể vào quý II doanh thu của Bếp đạt 2032 triệu đồng chiếm 57.72% trong tổng doanh thu và giảm 17.2% so với quý I. Nhưng vào quý III thì con số lại tăng lên là 2837 triệu đồng chiếm 68.27% và tăng 39.62% so với quý II. Đến quý IV thì doanh thu Bếp giảm nhiều hơn trong khi tổng doanh thu không thay đổi nhiều điều đó chứng tỏ trong quý IV số lượng khách tăng mạnh nhưng dùng đồ uống nhiều hơn và hoạt động tổ chức tiệc mang lại nguồn thu cũng khá lớn.
Nhìn chung thì tỉ trọng trong phục vụ thức ăn của nhà hàng tương đối ổn định và để tiếp tục duy trì sự ổn định này thì nhà hàng cần chú trọng vào việc hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất trong bộ phận Bếp để tốc độ ra món và chất lượng của món ngày một tốt hơn, điều đó dẫn đến sự hài long của khách và khả năng quay lại của khách cũng sẽ tăng theo.
Bên cạnh đó ta có thể thấy doanh thu từ hội nghị hay sự kiện chiếm rất thấp trong tổng doanh thu của nhà hàng, nằm ở mức từ 3% đến 13%. Đặc biệt doanh thu từ tiệc có xu hướng tăng và ổn định không giảm, nhà hàng cần chú trọng hơn đến các dịch vụ này vì tuy đạt tỉ trọng không cao nhưng lợi nhuận của những dịch vụ này rất tốt vì chiếm chi phí thấp.
2.1.7.3. Tình hình thu hút khách trong thời gian qua
Bảng 2.8: Tình hình thu khách của nhà hàng RuNam thời gian vừa qua
Chỉ tiêu Quý I 2016 Quý II 2016 Quý III 2016 Quý IV 2016
Quý II/ Quý I
Quý III/ Quý II
Quý IV/ Quý III LK % LK % LK % LK % CL % CL % CL % Tổng lượt khách 17743 100 16572 100 18365 100 17556 100 -1171 93.4 1793 110.8 -806 95.6 Khác h nội địa 12722 71.7 11070 66. 8 12552 68.3 5 10217 58, 2 -1652 87.01 1482 123.7 -2335 81.4 Khác h quốc tế 5021 28.3 5502 33.2 5830 31.7 5 7339 41. 8 481 109.5 328 105.96 1509 125.8 (Nguồn: Nhà hàng RuNam Đà Nẵng)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, khách nội địa là khách hàng chủ yếu đến với nhà hàng với 12722 lượt khách chiếm 71.7% tổng lượt khách trong quý I; nhưng trong quý II thì tổng lượt khách nội địa giảm xuống còn 11070 lượt khách chiếm 66.8% trong tổng lượt khách. Vào quý III thì khách nội địa đến nhà hàng tăng một cách đáng kể với 12552 lượt khách trong tổng số. Trong khi đó khách quốc tế chỉ có 5021 lượt khách trong tổng số 17743 lượt khách trong quý I, sang quý II và quý III số lượt khách quốc tế vẫn ổn định nếu không muốn nói là tăng đều với lượt khách lần lượt 5502 và 5830 và nhưng đặc biệt vào quý IV số lượt khách tăng vọt lên là 7339 lượt trong tổng số 17556 chiếm tỉ trọng 41.8%. Điều này cũng không quá khó hiểu bởi thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt đặc biệt tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,...khí hậu lạnh giá làm cho mọi hoạt động sinh hoạt của con người gặp không ít trở ngại nên việc tìm đến các địa điểm du lịch có khí hậu ấm áp hơn để nghĩ dưỡng trở thành xu hướng chung. Và thật may mắn Đà Nẵng Việt Nam là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ôn hòa quanh năm sẽ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các du khách.
2.2. Thực trạng thu hút khách quốc tế đến nhà hàng RuNam trong thời gian qua
2.2.1. Cơ cấu khách quốc tế tại nhà hàng và cà phê RuNam từ năm 2016 đến năm 2017
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu khách theo hình thức tổ chuyến đi
Bảng 2.9: Bảng cơ cấu khách quốc tế theo hình thức chuyến đi
Chỉ tiêu
Quý I 2016
Quý II 2016 Quý III 2016 Quý IV 2016
Quý II/ Quý I Quý III/ Quý II
Quý IV/ Quý III LK % LK % LK % LK % CL % CL % CL % Tổng lượt khách 5021 100 5502 100 5830 100 7339 100 481 109.5 328 105.96 1509 125.8
Khách đi theo đoàn 2907 57.9 3054 55.5 2800 48.03 3599 49.04 147 105.05 -254 91.68 799 128.5 Khách gia đình 1827 36.4 1988 36.14 2364 40.55 2980 40.6 161 108.8 376 118.9 616 126.05 Khách đi lẻ 287 5.7 460 8.36 666 11.42 760 10.36 173 160.2 206 144.7 94 114.1 (Nguồn: Nhà hàng RuNam Đà Nẵng)
Nhận xét: Từ bảng số liệu này ta có thể thấy khách quốc tế chủ yếu của nhà hàng là
khách đi theo đoàn và khách đi gia đình. Khách theo đoàn với 2907 lượt khách chiếm 57.9% trong tổng lượt khách quốc tế trong quý I, lượng khách đoàn tiếp tục tăng trong quý II với 3054 lượt khách chiếm tỉ trọng 55.5%, nhưng vào quý III thì giảm xuống chỉ còn 2800 lượt khách và vào quý IV lại tăng ở mức đáng kể với 3599 lượt khách chiếm 49.04%.
Khách gia đình thì có sự tăng đều qua từng quý cụ thể là chiếm 36.4% với 1827 lượt khách trong quý I, trong quý II là 1988 lượt khách, đến quý III lượt khách lại tiếp tục tăng đạt 18.9% so với quý II. Và đến quý IV như đã phân tích ở trên thì theo xu hướng tăng mạnh vào mùa đông lượt khách là 2980 tăng 26.05% một con sô vô cùng ấn tượng.
Khách đi lẻ mặc dù không nhiều nhưng cũng có sự tăng đều qua từng quý cụ thể là trong quý I có 287 lượt khách, tăng thêm 173 lượt khách trong quý II, con số vẫn không có dấu hiệu giảm khi lượt khách trong quý III và quý IV lần lượt là 666 và 760.
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu khách quốc tế theo lãnh thổ và mục đích chuyến đi
Phân tích cơ cấu khách quốc tế theo lãnh thổ
Bảng 2.10: Cơ cấu khách quốc tế theo lãnh thổ
Lượt % Lượt % Lượt % Lượt % 1 Châu Á 2930 58.35 3156 57.36 3241 55.6 4139 56.4 2 Châu Mỹ; Ấu; Úc 1762 35.11 1969 35.79 2156 36.98 2820 38.43 3 Khác 329 6.54 377 6.85 433 7.42 380 4.17 Tổng 5021 100 5502 100 5830 100 7339 100 (Nguồn: Nhà hàng RuNam Đà Nẵng)
Nhận xét: Xét theo vùng lãnh thổ thì ta có thể thấy khách châu Á chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, trung bình đạt mức 57% qua các quý và dòng khách châu Âu, châu Mỹ, châu Úc chiếm 36%. Mức độ ổn định giữa dòng khách Châu Á và các Châu lục khác khá đều qua các năm. Tuy là rất ít, sự thay đổi tỉ trọng chỉ từ 1%- 1.5% nhưng con số đó cho thấy khách Châu Á có xu hướng giảm nhẹ qua các quý, còn nguồn khách từ các Châu lục khác thì có xu hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy nhà hàng đã duy trì sự ổn định và không có nhiều sự đổi mới hay đột phá trong việc khai thác thị trường khách quốc tế.
Phân tích cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi
Chỉ tiêu Quý I 2016
Quý II 2016 Quý III 2016
Quý IV 2016
Quý II/ Quý I Quý III/ Quý II Quý IV/ Quý III LK % LK % LK % LK % CL % CL % CL % Tổng lượt khách 5021 100 5502 100 5830 100 7339 100 48 1 109.5 328 105.96 150 9 125.8 Khách công vụ 1358 27.06 1693 30.78 1598 27.41 1672 22.79 33 5 124.6 -95 94.3 74 104.6 Khách du lịch 3374 67.21 3613 65.67 3984 68.34 5242 71.43 23 9 107.08 371 110.2 125 8 131.5 Khách khác 289 5.73 196 4.34 248 4.25 425 5.78 -93 67.8 52 126.53 177 171.3
Bảng 2.11: Cơ cách khách quốc tế theo mục đích chuyến đi
(Nguồn: Nhà hàng RuNam Đà Nẵng)
Nhận xét: Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy khách quốc tế đến với nhà hàng nhiều nhất là
khách du lịch cụ thể là vào quý I lượt khách du lịch chiếm hơn 67.21% trong tổng số khách quốc tế đến quý II thì có giảm nhẹ nhưng chỉ 2% so với quý I, và lượt khách này lại tăng mạnh vào 2 quý sau của năm với lượt khách đến lần lượt là 3984 và 5242. Có thể thấy từ khi thành lập nhà hàng đã xác định đối tượng khách của mình là ai nên số lượng khách này luôn giữ vững và mở rộng. Tiếp theo là khách công vụ chiếm tỉ trọng 27.06% trong quý I, lượt khách này tăng thêm 335 khách trong quý II, sang quý III thì giảm nhẹ còn 1598 lượt khách và tăng trở lại trong quý IV với 1672 lượt khách.
Nhìn chung đối tượng mà nhà hàng đang cần khai thác mạnh vẫn là những khách du lịch quốc tế. Vì đa phần họ đều là những người có khả năng chi trả cao, rất phù hợp với mức giá và chất lượng phục vụ mà nhà hàng muốn mang đến cho khách. Và phục vụ khách quốc tế cũng là cơ hội cho nhân viên cải thiện vốn ngoại ngữ, có cơ hội giao lưu với văn hóa của các quốc gia dân tộc khác trên thê giới.
2.3. Thực trạng nội dung chính sách marketing thu hút khách quốc tế đến nhà hàng
RuNam trong thời gian qua
2.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường của nhà hàng
Công tác nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập dữ liệu để xác định nhà hàng có đủ khả năng để đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng hay không. Đây là một hoạt động hết sức cần thiết đổi với nhà hàng, với công tác nghiên cứu thị trường hiệu quả, nhà hàng có thể thu thập được nhiều thông tin có giá trị về đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi kinh tế, nhân khẩu học, các xu hướng thị trường hiện tại và các đặc điểm trong chi tiêu – mua sắm của đối tượng khách hàng mà nhà hàng muốn hướng đến. Hiện tại, một số nghiên cứu thị trường được công ty RuNam tập trung đi sâu vào nghiên cứu như sau:
- Đo lường tiềm năng của thị trường: từ những số liệu thống kê và kết quả hoạt động kinh doanh, nhà hàng xác định được những thị trường khách hàng tiềm năng và từ đó nghiên cứu những sản phẩm dịch vụ có thể thu hút và làm hài lòng những đối tượng khách hàng đó.
- Nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường: tìm kiếm những thị trường khách mới phù hợp với quy mô và năng lực đáp ứng của nhà hàng. Đây là hoạt động nghiên cứu đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng để có thể đưa ra những kết quả tốt. Và những thông số hay tài liệu nghiên cứu thường dựa trên những nguồn thông tin từ các mặt báo, tạp chí du lịch, số liệu thống kê của khách du lịch từ các trang mạng thông kê du lịch. Theo thông tin tham khảo từ công ty RuNam thì việc khai thác nguồn khách Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc ở thời điểm hiện nay là hết sức hợp lý và thuận lợi.
Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn thì Hiện tại, mỗi tuần có khoảng 53-54 chuyến bay từ hai
thành phố lớn là Busan và Seoul của Hàn Quốc đến Đà Nẵng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Du khách từ xứ sở kim chi thường đi tour 4 ngày 3 đêm hoặc 5 ngày 4 đêm, tham quan Đà Nẵng, Hội An. Và trong chín tháng cuối của năm 2016 có khoảng 300.000 lượt khách Hàn Quốc sang Đà Nẵng, chủ yếu là khách du lịch, ngang bằng với lượng khách đến từ Trung Quốc nhưng đến hết năm nay thì Hàn Quốc sẽ vượt Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của du lịch Đà Nẵng. Tổng lượng khách quốc tế đến trong chín tháng đạt hơn 1,3 triệu lượt, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2015.(Nguồn http://www.thesaigontimes.vn/)
Và theo trang DRT Đà Nẵng: Chỉ tính riêng năm 2016, Đà Nẵng đã đón gần 451.000 lượt khách du lịch từ Hàn Quốc, tăng 107,6% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 26,87% trong tổng lượng khách quốc tế. Đối với thị trường khách Trung Quốc cũng tăng đáng kể. Năm 2016, đã có trên 443.000 lượt khách du lịch Trung Quốc đến thành phố, tăng 32,3% so với năm 2015. Dự kiến năm 2017 khách du lịch từ hai thị trường này đến Đà Nẵng tham quan, du lịch sẽ tiếp tục tăng cao. Hiện nay, có 2 đường bay thường kỳ từ Hàn Quốc đến Đà Nẵng của 6 hãng bay quốc tế
với 53 chuyến 1/tuần. Cùng với đó, có 25 đường bay từ Trung Quốc đến Đà Nẵng với tầng suất 81 chuyến/tuần.(Nguồn: http://drt.danang.vn/chi_tiet-9626)
2.3.2. Phân đoạn và xác định thị trường mục tiêu của nhà hàng
Để đưa ra một định hướng phát triển kinh doanh cụ thể, nhà hàng RuNam phải luôn xác định những đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình có khả năng cung ứng và thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Điều này rất quan trọng vì nếu chỉ marketing một cách đài trà thì sẽ dễ dàng bị cạnh tranh một cách dễ dàng trên bất cứ thị trường nào và dễ dàng bị đánh bại. Theo công ty RuNam thì thị trường mục tiêu của nhà hàng được phân đoạn ra thành nhiều đoạn thị trường khác nhau, từ đó có thể dễ dàng nhận ra việc xác định thị trường mục tiêu của nhà hàng thuộc hình thức marketing phân biệt.
Với sự phát triển chung của Đà Nẵng, tận dụng những lợi thế riêng của mình và dựa vào những số liệu thống kê về tình hình kinh doanh trong thời gian vừa qua, hiện tại nhà hàng đã phân đạon thị trường thành nhiều nhóm và đè ra thị phần cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
- Thị trường khách du lịch quốc tế: 25% - Thị trường khách du lịch nội địa: 15% - Thị trường khách địa phương: 45% - Thị trường vãn lai: 10%
- Thị trường khách thông qua các hãng lữ hành và khách sạn: 5%
Với việc xác định rõ các phân đoạn thị trường mục tiêu trên, nhà hàng đang tập trung vào việc khai thác các tập khách khác nhau phù hợp với từng phân đoạn thị trường đó, cụ thể như sau:
Thị trường khách du lịch quốc tế: với lợi thế nằm tại trung tâm và gân các điểm tham quan du lịch, nhà hàng rất chú trọng đến việc khai thác nguồn khách đến từ rất nhiều quốc nhà Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh,... Có thể thấy thị trường khách quốc tế của nhà hàng rất đa dạng.
Thị trường khách nội địa cũng phong phú không kém khi mà thành phố Đà Nẵng đang trên đà đi lên với những dự án khu đô thị, khu phức hợp hay những tòa nhà cao ốc nguy nga. Thì thị trường khách công vụ và kinh doanh bất động sản cũng là thị trường mà nhà hàng
RuNam đang muốn khai thác mạnh. Và hơn hết cả là hiện tại nhà hàng RuNam với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và sự gần gũi, thân thiện với khách hàng thì nhà hàng rất được lòng khách trong địa bàn thành phố, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ.
Ngoài ra nhà hàng còn khai thác một số ít khách là các hướng dẫn viên du lịch từ các nước đến, có thể họ đến dùng bữa hoặc uống cà phê trong thời gian chờ đợi đoàn khách đang du ngoạn trên tàu du lịch Sông Hàn. Và từ đó tạo mối quan hệ để khai thác thêm nguồn khách từ các hãng lữ hành của các nước đó.
2.3.3. Thực trạng về thu hút khách quốc tế 2.3.3.1. Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại sống còn của nhà hàng trên thị trường. Kinh doanh nhà hàng là một ngành nhiều rủi ro bởi sản phẩm dễ bắt
chước,khôngcó bản quyền nên mỗi doanh nghiệp đều rất thận trọng khi tung sản phẩm của mình ra thị trường. Vì vậy, các nhà hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm riêng,