- Món chay: bún gạo xào chay, phở áo chảo chay, bún chả giò chay,... - Tráng miệng: bánh bắp, sukem, tiramisu, bánh phô mai,...
Thức uống:
- Cà phê: truyền thống và cà phê Ý
- Trà: trà Việt Nam, trà Nhật, trà trái cây nóng/đá - Matcha: nóng, đá viên, đá xay
- Kem: kem bắp rang, kem bắp truyền thống, kem chọn vị. - Cocktail: classic, RuNam Cocktail, cintronella, aro mojito,... - Mocktail: sự tình cờ, blue hawaii, mint color
Với thực đơn trên thì nhà hàng RuNam có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu ăn uống của từng loại khách từ nội địa đến quốc tế. Và với sự tỉ mỉ và trau chuốt cho từng sản phẩm từ khâu chế biến đến khâu phục vụ thì nhà hàng RuNam tự tin rằng mình có thể làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
2.3.3.2. Chính sách giá
Giá là một yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chính sách giá quyết định mức giá bán của doanh nghiệp, đối với các sản phẩm của mình việc quy định mức giá bán có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì:
- Giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Giá bán là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của việc mua và lựa chọn của khách.
- Giá cả có tác động mạnh mẽ đến thu nhập do ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặc dù trong thị trường hiện nay cạnh tranh về giá cả đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng, nhưng giá cả vẫn còn có vai trò quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh du lịch. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong kế hoạch chiến lược trong những năm tới, nhà hàng đã chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để đề ra chính sách giá cả hợp lí và có hiệu quả. Thể hiện trong việc định giá các món ăn và thức uống đã áp dụng chính sách giá linh hoạt và hợp lí dựa trên nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng.
Do thị trường mục tiêu là khách có khả năng chi trả cao và khách du lịch quốc tế. Đặc biệt thị trường khách số một hiện nay của nhà hàng là khách du lịch Hàn Quốc cho nên nhà hàng đã và đang thiết lập và tạo dựng những mối quan hệ làm ăn lâu dài với các công ty lữ hành trong và ngoài nước có uy tín lớn trên thị trường như: Mango Tour, Hana Tour, Vinatour, Sài Gòn Tourist.
Để có thể làm ăn lâu dài với các hãng lữ hành này, nhà hàng nên dành một khoản ưu dãi dành cho họ. Ngoài ra, nhà hàng cần tăng cường phát triển mỗi quan hệ của mình với các phòng ban đại diện, các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam như công ty: Cocacola, công ty liên doanh Ford, hãng điện tử Panasonic, Sony, LG... đây là kênh phân phối chuyên điều phối thị trường khách công vụ và chuyên gia, lượng khách này ít hơn nhưng mang lại nguồn thu cho nhà hàng rất lớn.
2.3.3.3. Chính sách phân phối
Nhà hàng và cà phê RuNam Đà Nẵng là một nhà hàng lớn thuộc chuỗi nhà hàng và cà phê của công ty RuNam. Với lối phục vụ chuyên nghiệp và luôn chú trọng đến dịch vụ và cảm nhận của khách về sản phẩm của mình bán ra thì nhà hàng không thể quảng cáo một cách đại trà và liên kết với quá nhiều hãng lữ hành hoặc những kênh phân phối gián tiếp khác. Nên kênh phân phối của nhà hàng chủ yếu là phân phối trực tiếp đến khách hàng và gián tiếp với một số đối tác thật sự tiềm năng.
a. Kênh phân phối trực tiếp: đây là kênh phân phối mà trong đó thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không hề phải qua bất kỳ trung gian phân phối nào.
Đây là kênh phân phối rất có hiệu quả của nhà hàng. Với sự bùng nổ và hữu dụng của công nghệ mạng ngày nay, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến với nhà hàng thông qua các thông tin trên wedsite và review của những khách hàng đã đến trải nghiệm dịch vụ tại RuNam trên các mạng xã hội như facebook, twitter hay các trang mạng uy tín như Tripadvisor, Foody,...
Khách hàng Nhà hàng
Mà hơn cả là thương hiệu RuNam trước khi đến với Đà Nẵng đã thể hiện được đẩng cấp riêng, đánh bóng tên tuổi của mình trong lĩnh vực F&B và rất thành công tại các thành phố lớn như Hà Nội, Nha Trang và Hồ Chí Minh. Do đó, khi RuNam Bistro Đà Nẵng ra mắt thị trường, nhà hàng đã được biết đến với một lượng khách nhất định.
b. Kênh phân phối gián tiếp: đây là kênh phân phối sử dụng trung gian để lượt khách đến với nhà hàng tăng lên như liên kết với các lữ hành hay các resort, khách sạn, spa.
Như đã nói ở trên thì để chất lượng dịch vụ tại nhà hàng được đảm bảo thì nhà hàng sẽ marketing hay liên kết nhận khách với các hãng lữ hành hay đại lý du lịch một cách chọn lọc. Hiện tại thì nhà hàng đang liên kết với các công ty chuyên môn về khách du lịch Hàn quốc là Mango Tour, Hana Tour,... vì có thể thấy trong thị trường khách du lịch quốc tế đến với Đà Nẵng thì lượng khách Hàn Quốc trong năm 2016 và đầu năm 2017 bỗng tăng đáng kể. Cho thấy được thành phố đang mở cửa về nhiều mặt với các hãng du lịch Hàn quốc.
Theo baolaodong.com.vn thì Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2016,
lượng khách du lịch người Hàn Quốc đến Đà Nẵng du lịch tăng mạnh. Cụ thể, những tháng đầu năm 2016, Đà Nẵng đã đón 226.579 lượt khách Hàn quốc (33,98%)
Và nhìn mặt bằng chung thì lượng khách Hàn quốc đến với Đà Nẵng tương đối ổn định và có khả năng chi trả cao. Sẽ là thị trường khách tiềm năng của nhà hàng trong thời gian tới. Nhà hàng cũng đang tìm kiếm và liên kết với các hãng du lịch uy tín và chất lượng để làm tăng lượt khách đến cũng như doanh thu cho nhà hàng.
2.3.3.4. Chính sách truyền thông cổ động
Để thu hút được nguồn khách, đòi hỏi nhà hàng phải dùng nhiều biện pháp để cạnh tranh trên thị trường du lịch và một trong những biện pháp quan trọng nhất mà nhà hàng cần thực hiện đó là tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh, hoạt động của nhà hàng với những nét đặc trưng, đặc sắc và hấp dẫn, để tạo ra sức thu hút
Các công ty, đại lý du lịch
Khách hàng Nhà hàng