Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Angel

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn angel hotel (Trang 75 - 107)

2.3.3.1.Lập kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Nhằm lựa chọn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của công việc, giảm thiểu một cách tối đa các bất trắc, lãng phí, sai lầm. Khách sạn Angel Hotel đã có những kế hoạch, chương trình về nguồn nhân lực được điều chỉnh theo quy mô của khách sạn, nhu cầu của thị trường và lực lượng lao động cần thiết ở mỗi bộ phận. Khách sạn Angel Hotel đã đựa vào các yếu tố như kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong những năm gần đây; mục tiêu, phương hướng của khách sạn trong những năm tới; xu hướng phát triển của ngành khách sạn không ngừng tăng lên trên địa bàn thành phố, mức độ cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn để tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó khách sạn Angel Hotel củng đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực của khách sạn, với tổng số phòng là 49, tổng số lao động là 30, có thể nói lực lượng lao động của khách sạn chưa hợp lý. Do đó khách sạn đang tiến hành đánh giá thực tế nguồn nhân lực của

mình bao gồm số lượng lao động, cơ cấu lao động, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên, thâm niên công tác…Mục đích của công việc này là để nắm tình trạng của nguồn nhân lực của khách sạn, tiếp theo đó khách sạn phân tích và dự báo về cung cầu nhân lực nhằm giúp khách sạn thấy rõ được tiềm năng lao động, các nguồn lao động có thể cung cấp cho khách sạn và các biện pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của khách sạn khi có nhu cầu tuyển dụng.

Như vậy có thể nói, hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực của khách sạn là rất kịp thời phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay, lập kế hoạch nguồn nhân lực luôn luôn được khách sạn quan tâm bởi khách sạn có thể phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác quản trị nguồn nhân lực mà trước hết là hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

2.3.3.2. Phân tích và mô tả công việc

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có những bản mô tả công việc để mỗi bộ phận cũng như từng nhân viên hiểu rõ được những công việc mình phải làm, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc. Khách sạn Angel Hotel đặt mình vào vị trí của khách hàng để thực hiện việc phân tích công việc của các chức danh trong khách sạn nhằm chuyên môn hóa, luân phiên hoặc mở rộng công việc,… Từ đó mà bộ phận quản trị nhân lực đưa ra bản mô tả công việc cho từng chức danh.

Để mô tả công việc của các vị trí trong khách sạn, khách sạn đã đề ra những bản mô tả công việc. Mỗi bản mô tả công việc liệt kê đầy đủ, cô đọng những việc mà nhân viên của từng bộ phận cần phải đảm nhiệm.

Ví dụ: Cấu trúc bản mô tả công việc của nhân viên lễ tân trong khách sạn Angle Hotel Chức danh: Nhân viên lễ tân

Bộ phận: Lễ tân

Người lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng lễ tân * Trách nhiệm

. Thực hiện tốt công việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký khách . Chào đón khách

. Xác định tình trạng đặt buồng của khách

. Xác định giá buồng và phương thức thanh toán của khách . Xác định thời gian lưu trú của khách

. Biết rõ vị trí, đặc điểm của từng loại buồng và giá buồng của nhà khách . Phân buồng và đáp ứng các nhu cầu về buồng cho khách

. Bảo đảm các phiếu trong hồ sơ của khách được điền đầy đủ và chính xác các thông tin . Sắp xếp các giấy tờ, thông tin của khách

. Cung cấp mọi thông tin theo yêu cầu của khách . Giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp nơi làm việc của mình

. Phối hợp với bộ phận phục vụ buồng, sửa chữa để cập nhật tình trạng buồng

. Thanh toán , thu tiền của khách khi khách tiêu dùng các dịch vụ trong buồng khách ở * Yêu cầu: được đào tạo nghiệp vụ lễ tân, có kiến thức cơ bản về thanh toán, marketing, hành chính văn phòng, có khả năng giao tiếp với khách và kỹ năng bán hàng, nắm vững nội quy, quy chế quản lý khách.

* Tiêu chuẩn: được đào tạo qua các lớp về nghiệp vụ lễ tân * Kinh nghiệm: Không yêu cầu

Qua bảng mô tả công việc trên ta thấy khách sạn đã liệt kê rất tỉ mỉ, chi tiết những nhiệm vụ của nhân viên lễ tân, nêu lên khá toàn diện công việc mà một nhân viên lễ tân phải làm.

2.3.3.3. Hoạt động tuyển chọn nguồn nhân lực

Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường khách sạn đã có những đổi mới trong công tác quản trị nhân sự, một trong số đó là công tác tuyển chọn, sử dụng lao động. Cũng như các khách sạn khác, việc tuyển chọn lao động ở khách sạn chủ yếu là hợp

đồng ngắn hạn, sau một thời gian làm việc, hết hạn hợp đồng cũ nếu xét thấy người được tuyển dụng có năng lực thì khách sạn sẽ ký hợp đồng dài hạn. Sự đổi mới trong hình thức tuyển chọn này là ưu việt và tiến bộ. Nó giúp hoàn thiện chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn, ngoài ra nó còn giảm chi phí đào tạo lại nguồn lao động. Tuy nhiên, nhiều khi tuyển dụng lao động có những hạn chế, khách sạn không thể giữ chân một số cán bộ, lao động giỏi, họ tới những cơ sở có điều kiện làm việc tốt hơn. Vì vậy, bên cạnh vấn đề tuyển dụng, khách sạn phải có những vấn đề khuyến khích và đãi ngộ một cách thỏa đáng nhằm ổn định tình hình nhân lực cũng như tạo chất lượng cho nguồn nhân lực của mình.

Hình thức tuyển chọn :

Đối với bộ phận lễ tân, nhà hàng-bếp, buồng, phòng kinh doanh, thì khách sạn sau khi sàng lọc để loại những hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Người phỏng vấn là trưởng bộ phận hoặc giám đốc điều hành trực tiếp phỏng vấn.

Đối với các trưởng bộ phận thì khách sạn chọn hình thức tuyển dụng nội bộ bên trong, khách sạn sẽ chọn những nhân viên có thâm niên và tay nghề giỏi để làm trưởng bộ phận.

Ngoài ra khách sạn còn có chính sách liên hệ với nhiều trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch, có chính sách thu những lao động có trình độ cao.

Sau đây là một mẫu thông báo tuyển dụng tại khách sạn Angel Hotel update ngày 1/1/2017

CÁC VỊ TRÍ CẦN TUYỂN

Gồm: 1 nhân viên nhà hàng, 3 nhân viên buồng, 2 nhân viên lễ tân. HỒ SƠ BAO GỒM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sơ yếu lý lịch, bản CV quá trình học tập và công tác, bằng cấp liên quan. + Giấy khai sinh bản sao, giấy chứng nhận sức khỏe (không quá 6 tháng). + Đơn xin việc, ảnh 03 (4*6), chứng minh thư photo, hộ khẩu photo. Ứng viên quan tâm, xin vui lòng gửi hồ sơ có ảnh trực tiếp đến:

Ms.Toan – 0948.168.368 tại 187-189 Hồ Nghinh, Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Nhìn chung, tuy có những vấn đề còn tồn tại trong công tác tuyển chọn sử dụng nhân sự nhưng khách sạn đã có nhiều sự tiến bộ rõ rệt so với năm 2014 và 2015. Hiện nay khách sạn đang cố gắng hoàn thiện công tác này, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên khách sạn.

2.3.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Như chúng ta đã biết trong xã hội ngày nay đầu tư cho con người luôn là sự đầu tư có lợi nhất so với các ngành và lĩnh vực khác. Đầu tư cho con người là sự đầu tư cho tương lai. Trong những năm vừa qua Khách sạn Angel Hotel luôn luôn khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức của mình qua nhiều hình thức đào tạo như học việc, đào tạo mới, tham gia các khóa bồi dưỡng và cả tự học. Thông qua đó để khách sạn mong muốn xây dựng, củng cố, nâng cao khả năng, kỹ năng làm việc của nhân viên nhằm nầng cao chất lượng phục vụ khách. Khách sạn đã tổ chức nâng cao tay nghề cho nhân viên bằng cách:

+ Đào tạo tại nơi làm việc với hình thức kèm cặp và hướng dẫn tại chỗ: hình thức này

được thể hiện trong quá trình làm việc của nhân viên. Ban đầu trưởng bộ phận sẽ giải thích công việc cho nhân viên được phụ trách. Sau đó trưởng bộ phận sẽ tiến hành kiểm tra, quan sát và điều chỉnh những thao tác cung cách ứng xử chưa tốt, chưa đạt yêu cầu của nhân viên trong quá trình làm việc của họ.

+ Cử các trưởng bộ phận tới các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các

trường dạy về du lịch như cao đẳng du lịch, các hội thảo về nghiệp vụ du lịch, từ đó giúp nhân viên củng cố kiến thức, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ.

+ Khách sạn cũng luôn khuyến khích nhân viên củng cố khả năng ngoại ngữ để có thể phục vụ khách một cách tốt nhất khi mà nó là công cụ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

2.3.3.5. Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc

Việc sắp xếp công việc tốt cho người lao động đồng nghĩa với việc xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các bộ phận trong khách sạn. Với số lượng lao động là 30 người thì việc sử dụng, bố trí, sắp xếp nhân lực trong khách sạn được bố trí phân công cho từng bộ phận như sau:

•Người lao động thuộc khối văn phòng làm việc theo giờ hành chính theo quy định của cơ quan nhà nước. Buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 và làm việc từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần.

Trong trường hợp đặc biệt tùy theo tình hình mà các nhân viên trong khối này có thể làm việc vào các ngày chủ nhật, các ngày lễ tết, nhưng phải đảm bảo cho họ được nghỉ bình quân mỗi tháng 4 ngày

Đối với khối kinh doanh:

Do đặc điểm riêng mà chỉ có ở ngành khách sạn là phục vụ 24/24 giờ trong ngày, do vậy khách sạn đã chia thời gian lao động làm 3 ca trong một ngày.

Ca 1: từ 6h-14h Ca 2: từ 14h-22h

Ca 3: từ 22h-6h sáng hôm sau

Tuy nhiên khách sạn Angle Hotel chỉ áp dụng 3 ca này cho bộ phận lễ tân và bảo vệ. Vì đây là bộ phận nhằm duy trì hoạt động liên tục của khách. Riêng đối với bộ phận nhà hàng- bếp thì chỉ làm việc theo một ca từ 6h-14h, vì nhà hàng chỉ phục vụ buffer sáng cho khách. Trong trường hợp những hôm mà khách sạn có tiệc lớn hay hội nghị thì nhân viên sẽ tăng ca đến khi xong công việc. Còn đối với bộ phận buồng và bảo trì, chỉ làm việc từ 8h -4h chìu.

Như vậy quy định về thời gian làm việc của bộ phận lễ tân và bảo vệ là khá chắc chẽ. Tuy nhiên bộ phận buồng thì chưa hợp lý, khách sạn cần chia thành 3 ca làm việc cho nhân viên buồng để đảm duy trì hoạt động liên tục của khách.

2.3.3.6.Hoạt động đánh giá công việc thực hiện của nhân viên

Để đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động khách sạn đã so sánh giữa công việc đã được thực hiện của người lao động và bản yêu cầu công việc tương ứng với từng chức danh của công việc đó.

Đối với nhân viên buồng phòng thì sau khi dọn phòng xong trưởng bộ phận buồng sẽ đến kiểm tra. Sau đó ghi lại những kết quả đạt được và các lỗi gây ra rồi thông báo cho các nhân viên đó ở các ca sau để rút kinh nghiệm và đánh giá thực hiện công việc vào cuối tháng là cơ sở cho khen thưởng và kỉ luật.

Trong quá trình làm việc ban giám đốc đánh giá công việc của nhân viên thông qua camera hoặc có những chuyến kiểm tra đột xuất.

Tùy vào những lỗi vi phạm mà khách sạn có những đánh giá khác nhau từ hạ hạng lao động tới khiển trách và sa thải.

Hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Angel Hotel là tương đối khách quan và công bằng. Ở mỗi bộ phận đều có những người giám sát trực tiếp người lao động một

cách sát sao giúp người lao động thấy được những việc mình chưa hoàn thành để có thể sửa chữa ngay.

2.3.3.7. Tạo động lực cho người lao động

Tạo động lực bằng tài chính :

Lương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách sạn trả lương cho bộ phận buồng theo hình thức trả lương theo thời gian giản đơn. Được tính như sau:

Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu X HS cấp bậc – BH

Bảng 2.11. : Hệ số lương của nhân viên khách sạn Angel Hotel Ngành/Nhóm ngành

DU LỊCH, DỊCH VỤ

Bậc/Hệ số

I II III IV V VI VII

Hệ số 1,00 1,18 1,36 1,54 1,72 1,90 2,08

Nguồn : Phòng kế toán khách sạn Angel Hotel

- Trong đó mức lương tối thiểu mà khách sạn áp dụng là 1.900.000 vnđ/tháng.

- Tiền bảo hiểm: 300.000 vnđ/tháng gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Tăng lương

+ Thời gian tăng lương: Hàng năm khách sạn sẽ xem xét việc tăng lương. + Đối tượng: Tất cả nhân viên đều được xem xét việc tăng lương.

+ Mức tăng lương: Tuỳ thuộc vào đánh giá năng lực của nhân viên và khả năng kinh doanh của khách sạn.

Ngoài ra khách sạn còn xem xét việc tăng lương trước thời hạn cho những trường hợp cụ thể.

Nhân viên làm việc tại khách sạn sẽ được nhận tiền thưởng và quà của công ty vào địp cuối năm, đồng thời còn được hưởng thêm một tháng lương tương đương với mức lương của mỗi nhân viên hàng tháng, gọi là tháng lương thứ 13.

Bên cạnh đó khách sạn còn thưởng cho nhân viên thông qua sự đánh giá của trưởng bộ phận, nếu nhân viên làm tốt công việc cuối mỗi tháng sẽ được thưởng từ 200.000-500.000 đồng

* Phụ cấp, phúc lợi xã hội

Có chế độ phụ cấp theo thâm niên đối với nhân viên làm lâu năm. Mỗi khoảng thời gian thâm niên công tác sẽ có phụ cấp khác nhau, thâm niên càng cao chế độ phụ cấp càng ưu đãi nhằm giữ chân lao động lành nghề và có kinh nghiệm cho khách sạn.

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần cho nhân viên, chi phí khám sức khỏe do khách sạn chi trả. Đối với nhân viên làm việc tại khách sạn từ 3 tháng trở lên sẽ được đóng bảo hiểm hàng tháng: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khách sạn còn quan tâm đến mọi mặt trong đời sống nhân viên được thể hiện qua bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12. : Các khoản phụ cấp / phúc lợi của khách sạn

Các trường hợp Thời gian nghỉ Phụ cấp / Phúc lợi

Tiền trách nhiệm hàng tháng cho cấp quản

lý 10% tháng lương cơ bản

Phụ cấp nghỉ việc 50% tháng lương cơ bản

gần nhất

Bản thân kết hôn 3 ngày Hưởng nguyên lương

Con kết hôn 1 ngày Hưởng nguyên lương

Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ), vợ

hoặc chồng chết, con chết 3 ngày Hưởng nguyên lương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghĩ phép, ốm đau Hưởng nguyên lương

Thai sản (làm việc từ 2 năm trở lên) 6 tháng Hưởng theo bảo hiểm xã hội

(Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Angel Hotel)

Tạo động lực bằng phi tài chính

Điều kiện làm việc :

Tạo điều kiện làm việc

Nhân viên được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, máy móc, thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc.

Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các trưởng bộ phận và các ban giám đốc.

Tạo môi trường làm việc

Hàng năm khách sạn đều tổ chức các phong trào thi đua giữa các nhân viên trong khách sạn với nhau, đặc biệt các dịp lễ như 8/3, 20/10 thì khách sạn có tổ chức tiệc và trò chơi. Qua các hoạt động đó nhằm giúp nhân viên nâng cao tinh thần làm việc cũng như khả năng sáng tạo của mình, tăng thêm tinh thần đoàn kết trong khách sạn, và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên với nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn angel hotel (Trang 75 - 107)