3 2 2 1 Giải pháp về Marketing * Giải pháp về chiến lược sản phẩm
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn Khối lượng tiêu thụ hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng sản phẩm mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm như việc ký kết các hợp đồng bán hàng với các khách hàng, việc quảng cáo tiếp thị, việc vận chuyển hàng hóa…Những doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu tiêu thụ trên sẽ có được thị trường tiêu thụ rộng lớn và theo đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên
Phương châm hoạt động của công ty là : “Sản phẩm hàng đầu, dịch vụ hoàn hảo” Vì vậy, đối với các mặt hàng mà mình kinh doanh , công ty cần lựa chọn, kiểm tra, xem xét kỹ trước khi trở thành nhà phân phối Công ty cần tiếp tục tìm hiểu và trở thành nhà phân phối của nhiều nhà sản xuất uy tín trên thế giới
Bộ phận bán hàng phải thường xuyên bám sát thị trường, nắm bắt giá cả từng loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược hợp lý
Tổ chức nhiều hình thức theo dõi thái độ của khách đối với sản phẩm để đạt được sự phản hổi và hữu ích nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, ví dụ đặt hộp thư góp ý , khảo sát toàn bộ khách hàng 6 tháng/lần
* Giải pháp về chiến lược giá
Cần thưởng cho khách hàng thanh toán hóa đơn sớm bằng cách chiết khấu tiền mặt Đối với khách hàng mua với số lượng lớn, tiêu thụ đạt hoặc vượt chỉ tiêu do công ty quy định thì nên thưởng cho họ bằng hình thức chiết khấu theo số lượng hoặc trợ giá vận chuyển cho khách hàng lâu năm
Thường xuyên tìm hiểu những phản ứng của khách cũng nhu đối thủ cạnh tranh về giá bán sản phẩm của công ty để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh
* Giải pháp về chiến lược phân phối
Cần nghiên cứu để xác định nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng và thị trường Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng, thị trường cũng như để đảm bảo tính kịp thời khi khách cần thì công ty nên phân loại khách hàng thành các nhóm và phân khúc thị trường theo khu vực địa lý
* Giải pháp chiêu thị
Nên lập trang web riêng của công ty để giới thiệu các mặt hàng của mình cho người tiêu dùng biết đến rộng rãi
Thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên bằng cách thành lập đội ngũ tiếp thị, tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm
Hỗ trợ về kỹ thuật cho khách hàng Ngoài ra nên tiến hành đào tạo về kỹ thuật cho khách hàng khi khách hàng cần
3 2 2 2 Giải pháp về nhân sự
Kinh doanh là hoạt động của con người, một doanh nghiệp muốn làm nên sự nghiệp thì phải thu hút nhân tài và tạo điều kiện vật chất cũng như tinh thần để người lao động phát huy, sáng tạo
Công ty nên thực hiện việc đào tạo, huấn luyện nhân viên của mình, đặc biệt là nhân viên phụ trách công tác tiếp thị và bán hàng hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, đặc tính sản phẩm mà công ty kinh doanh, mục tiêu phương hướng kinh doanh của công ty, tâm lý và đặc tính khách hàng mục tiêu và
đối thủ cạnh tranh, nguyên tấc bán hàng, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm trong giao tiếp, tạo quan hệ, tiến trình hoạt động thực tế và trách nhiệm của họ đối với công ty
Cần phải tạo động lực cho người lao động, phải biết bố trí lao động một cách khoa học, phù hợp với năng lực và sở trường của người lao động Những yếu tố khích lệ người lao động không chỉ là tiền lương mà còn là sự tôn trọng, sự đãi ngộ thích đáng… do đó, phải tạo động lực cho người lao động và phải lấy mục đích, nguyện vọng của họ làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp đãi ngộ
Tuyển chọn bộ phận Marketing chuyên biệt để thu thập thông tin chính xác về thị trường, đối thủ cạnh tranh nhằm đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ Nếu cần thiết, nên thành lập phòng Marketing có chức năng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, xây dựng định hướng, chiến lược kinh doanh, quan hệ đối ngoại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng cáo Tiến hành hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp
Phải tuyển dụng thêm nhân sự từ các trường Đại học và cao đẳng để bố trí nhân sự đúng với trình độ chuyên môn của họ cũng như nhu cầu của công ty
3 2 2 3 Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường hoạt động
Cử cán bộ có trình độ có kinh nghiệm và năng động đến các thị trường mới để tìm hiểu môi trường, tiếp cận với các khách hàng tiềm năng Hàng năm công ty nên trích một khoản tiền làm chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường, chi phí môi giới cho những người giới thiệu khách hàng và có chế độ khen thưởng thích đáng cho nhân viên năng động tiếp cận thị trường mới Hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu cung hàng hóa - dịch vụ và các loại hàng hóa, dịch vụ
Phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ như một phương tiện lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp, một phương tiện cạnh tranh hữu hiệu nhất
Mở rộng ảnh hưởng của công ty trên thị trường về mặt địa lý bằng các biện pháp :
- Lựa chọn kênh bán hàng hợp lý căn cứ vào bản chất của sản phẩm, tình hình thị trường, chiến lược phân phối…
- Phát triển mạng lưới kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu cho khách hàng
Ti ếp t ục gi ữ m ối quan h ệ t ốt đ ẹp v ới các khách hàng tru y ền th ống c ủa công t y
3 2 2 4 Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi phí kinh doanh
Giảm chi phí kinh doanh là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận cho công ty Tăng tối đa công suất sử dụng tài sản cố định nhằm thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm đồng thời sử dụng hợp lý tránh được hao mòn vô hình, tranh thủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới trang thiết bị máy móc, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động Phát huy hiệu quả vai trò của tài chính trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc tài chính đối với các bộ phận vốn lưu động, kiểm tra chặt chẽ các định mức tiêu hao, phát huy tính năng động sáng tạo, tự giác tự chủ của người lao động, từ đó khẳng định được trình độ quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
3 2 2 5 Tổ chức tốt nguồn hàng kinh doanh
- Tạo nguồn hàng thông qua kênh nhập khẩu trực tiếp: Hàng nhập khẩu góp phần hoàn thiện cơ cấu, quy mô hàng kinh doanh trong điều kiện sản xuất trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng Đây cũng là nguồn hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao trong kinh doanh Cần có biện pháp nâng cao sự hiểu biết về cung cách kinh doanh theo thông lệ quốc tế, đảm bảo chữ tính trong quan hệ với bạn hàng nhằm dành được những ưu đãi trong thanh toán, thời hạn giao hàng, giá cả…
- Tổ chức tốt khâu phân phối, tiêu thụ hàng hóa bằng cách đa dạng hóa các kênh phân phối, đa dạng hóa các phương thức tiêu thụ như mua đứt – bán đoạn, đại lý bán, bán trả chậm, bán trả góp, hàng đổi hàng… nhằm kích thích khả năng mua hàng của người tiêu dùng
3 2 2 6 Điều tiết rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro là những thiệt hại khách quan, xảy ra một cách bất ngờ ngoài dự đoán của doanh nghiệp trong từng thương vụ làm cho công ty không thu được lợi nhuận, hoặc lỗ vốn, thậm chí dẫn tới phá sản
Mức độ rủi ro trong từng thương vụ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô, quy mô kết cấu , không gian lưu thông của từng thương vụ; mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu mặt hàng… Hạn chế được rủi ro trong kinh doanh là nghệ thuật trong kinh doanh của doanh nghiệp Để hạn chế rủi ro, trước hết, công ty phải biết mình biết người để tổ chức các thương vụ phù hợp với quy mô vốn, con người và trình độ tổ chức kinh doanh của mình Phải coi trọng và tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhu cầu và dự báo tình hình thị trường theo quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh của mình Vì công ty có quy mô nhỏ nên công ty nên định hướng kinh doanh của mình vào những mặt hàng có độ ổn định cao trong quan hệ cung - cầu để có được độ rủi ro thấp, tất nhiên phải đảm bảo số lợi nhuận thu được
3 2 2 7 Biện pháp tạo vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh
Thực trạng kinh doanh của Tân Liên Minh giai đoạn qua rất thiếu vốn, vốn nhỏ lại phân tán trong khi đó đòi hỏi về vốn để mở rộng quy mô kinh doanh lại lớn Vì vậy, cần tạo vốn theo hướng sau:
- Tạo chữ tín với bạn hàng trong và ngoài nước để hưởng các ưu đãi về thanh toán, về giá cả, về bán hàng đại lý, giảm bớt căng thẳng do thiếu vốn lưu động
- Có biện pháp xử lý tình trạng dôi dư lao động nhằm tiết kiệm quỹ lương, giảm chi phí lưu thông
- Giảm chi phí quản lý, chi phí tài chính và các chi phí khác
3 2 2 8 Kiến nghị về công tác thống kê trong công ty
Công tác phân tích thống kê ở doanh nghiệp thường phụ thuộc vào công tác tổ chức kinh doanh và loại hình kinh doanh ở từng doanh nghiệp Mặt khác, các doanh nghiệp thường không có những bộ phận chức năng chuyên làm tất cả các công việc về thống kê, trong đó có công tác phân tích hoạt động kinh doanh Để
phục vụ cho công tác lãnh đạo, công ty cần sớm thành lập bộ phận phân tích thống kê Bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc nghiên cứu khảo sát thị trường, phân tích tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt được, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn đối với công ty và tham vấn cho lãnh đạo Do đặc điểm và điều kiện kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp không giống nhau nên công tác thống kê cũng phải phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp Công ty có thể tổ chức lực lượng thống kê theo những mô hình sau:
- Công tác thống kê có thể nằm ở một bộ phận độc lập, đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc
- Công tác thống kê được thực hiện ở các bộ phận chức năng riêng biệt căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, phạm vi của mình
- Bộ phận thông tin kinh tế, bộ phận kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh các chỉ tiêu tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày tại công ty
KẾT LUẬN
Phân tích thống kê kết quả kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của một công ty Nó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả kinh doanh của mình mà nó còn là công cụ để doanh nghiệp phát hiện những khả năng hay nguy cơ tiềm ẩn trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh phù hợp
Chuyên đề thực tập đã đi sâu vào tìm hiểu kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2003 đến năm 2007, qua đó đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty và rút ra những mặt mạnh, những ưu điểm cũng như chỉ ra những mặt còn yếu, những nhược điểm vẫn còn tồn tại Để nâng cao kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới thì chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược về marketing hay chiến lược về nhân sự… là những biện pháp mà công ty cần lưu ý để có sự điều chỉnh phù hợp
Do vốn kiến thức còn hạn chế và bước đầu áp dụng lý thuyết vào thực tiễn còn nhiều bỡ ngỡ nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn sinh viên để chuyên đề được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa thống kê, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là thạc sỹ Trần Thị Nga và sự giúp đỡ của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề thực tập này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình lý thuyết thống kê - Trường đại học Kinh tế quốc dân - PGS TS Trần Ngọc Phác - TS Trần Thị Kim Thu
2 Giáo trình Thống kê kinh tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – TS Phan Công Nghĩa (chủ biên)
3 Giáo trình Thống kê thương mại - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – PGS PTS Nguyễn Thiệp – PTS Phan Công Nghĩa
4 Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - Trường đại học Kinh tế quốc dân – PGS TS Nguyễn Thị Đông
5 Giáo trình kế toán tài chính - Học viện tài chính kế toán - chủ biên: PGS TS Ngô Thế Chi – TS Nguyễn Đình Đỗ
6 Báo cáo tài chính của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh các năm 2005, 2006, 2007
7 Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường đại học quốc gia TP HCM 8 Luật Thương mại năm 2005
Phụ lục : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Năm
2003 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 7 942 475 641 9 749 600 171 12 968 965 986 12 279 485 879 20 136 866 347 2 Các khoản giảm trừ
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7 942 475 641 9 749 600 171 12 968 965 986 12 279 485 879 20 136 866 347 4 Giá vốn hàng bán 6 736 556 325 8 073 591 467 10 916 899 100 10 229 537 274 17 739 625 965 5 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 205 919 316 1 676 008 704 2 052 066 886 2 049 948 605 2 397 240 382
6 Doanh thu hoạt động
tài chính 1 179 442 1 586 757 2 876 198 1 218 272 3 194 597 7 Chi phí tài chính 102 075 434 170 413 743 251 763 700 205 077 866 49 098 954 - trong đó: chi phí lãi
vay 102 075 434 170 413 743 251 763 700 205 077 866 8 Chi phí bán hàng
9 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 1 052 619 087 1 441 283 337 1 704 726 171 1 742 467 243 2 253 247 795 10 Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh 52 404 237 65 898 381 98 453 213 103 621 768 98 088 230
11 Thu nhập khác 85 1 175 891 - 5 178 095
12 Chi phí khác 176 685 - 263 021
13 Lợi nhuận khác (176 600) - (263 021) 5 178 095
14 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 52 404 237 65 721 781 98 453 213 103 358 747 103 266 325 15 Thuế thu nhập doanh
nghiệp 14 673 187 18 402 099 27 566 900 28 940 449 28 914 571 16 Lợi nhuận sau thuế
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những vấn đề chung về công tác phân tích kết quả kinh doanh thương mại 2
1 1 Khái niệm chung về thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại 3
1 1 1 Khái niệm về thương mại 3
1 1 2 Hành vi thương mại 5
1 1 2 1 Bản chất của hành vi thương mại 5
1 1 2 2 Các loại hành vi thương mại 6
1 1 3 Thương nhân 8
1 1 3 1 Khái niệm và đặc điểm của thương nhân 8
1 1 3 2 Các loại thương nhân 11
1 2 Khái niệm chung về phân tích thống kê kết quả kinh doanh thương