4.1.1 Khái niệm
Đó là một quá trình có tính chất liên tục, xoáy trôn ốc với chất lượng ngày càng cao. Kế hoạch này phản ánh các kết quả sẽ đạt được của các mặt hoạt động của doanh nghiệp trong kế hoạch: sản xuất, kỹ thuật, tài chính, xã hội và bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị các căn cứ để xây dựng kế hoạch; tổ chức xây dựng và bảo vệ kế hoạch trước cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; đánh giá và quyết toán kế hoạch.
4.1.2 Mục tiêu và yêu cầu
Nghiên cứu và đưa vào áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm sử dụng hợp lí và hợp pháp toàn bộ giá trị tài sản hiện có và sẽ có để phát triển sản xuất – kinh doanh; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được xã hội chấp nhận, tạo ra nguồn thu ngày càng lớn vừa để nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện tái sản xuất mở rộng, vừa để từng bước cải thiện đời sống công nhân, viên chức.
Yêu cầu:
Vừa đảm bảo việc quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đốiv ưói doanh nghiệp, vừa đồng thời phát huy cao độ tính chủ động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Do kế hoạch được coi là một trong các công cụ chủ yếu để quản lý doanh nghiệp, nên trong quá trình tổ chức xây dựng kế hoạch phải quán triệt các nguyên tắc quản lí công nghiệp, và quản lý doanh nghiệp. Và các nguyên tắc hạch toán kinh tế.
Kiên quyết từ bỏ cách lập kế hoạch theo kiểu hành chính, quan liêu, bao cấp - một kiểu xây dựng kế hoạch mang nặng tính chất chủ quan, hiệu quả thấp,
34
không quán triệt các nguyên tắc hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, khôn gbảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa ké hoạch và hạch toán kinh tế, coi thường các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ cung - cầu trên thị trường.
Bảo đảm thực hiện tốt phương châm “kế hoạch đi từ cơ sở dưới sự hướng dẫn có tính chất định hướng của cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp”.