Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam Vinafor 1 Khái quát doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID đến MỘT SỐ DOANH NGHIỆP GỖ TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

1. Khái quát doanh nghiệp

Từ 10 đơn vị trên nhiều vùng miền, nhiểu mảng sản xuất kinh doanh khác nhau được sáp nhập dưới chung một mái nhà lấy tên “Tổng công ty Lâm sản Việt Nam”. Qua quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tổng công ty Lâm nghiệp Việt

Nam đã trở thành công ty có số vốn chủ sở hữu tăng hơn mười lần so với thời điểm

mới thành lập với mạng lưới rộng khắp 24 tỉnh thành trên cả nước, trở thành đơn vị top 1000 doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà Nước.

Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 4691/LQĐ-BNN-QLDN ngày 29/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cổ phần hóa đồng thời Công ty mẹ và các công

ty con của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Tổng Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0100102012 đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 03/07/2019 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Cấp

Trụ sở chính của Tổng Công ty tại: Số 127 phố Lò Đúc, Phường Đổng Mác, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Vốn điều lệ của Tông công ty là 3.500.000.000.000 đồng. Vốn thực góp của các cổ đông đến 31/12/2021 là 3.500.000.000.000 đồng

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1995: Công ty được thành lập Năm 1997: Đổi tên công ty

Năm 2010: Chuyển đổi mô hình công ty Năm 2013: Nhà nước đồng ý cổ phần hóa Năm 2015: Phê duyệt giá trị doanh nghiệp

Năm 2016: Chính thức hoạt động theo luật doanh nghiệp và lên sàn chứng khoán Năm 2018: Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu

Năm 2019: Chấp thuận niêm yết cổ phiếu Năm 2020: Cổ phiếu được giao dịch

1.2. Những thành tựu của công ty

Trong hơn 20 năm hoạt động, Vinafor không ngừng phát triển góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Để ghi nhận những thành tích đã đạt được, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý do Nhà Nước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT và các tổ chức trong nước, quốc tế trao tặng đơn cử như: HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG

chính thức trên địa bàn TP Hà Nội

2011 - Huân chương lao động hạng nhì 2015 - Huân chương lao động hạng nhất CHỨNG CHỈ RỪNG BỀN VỮNG FSC CỜ THI ĐUA DO CHÍNH PHỦ TẶNG 2014 - Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua 2016 - Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001

Và nhiều bằng khen của thủ tướng chính phủ về cống hiến trong ngành nông, lâm nghiệp

1.3. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Vinafor:

(1) Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành nghề; công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, cơ khí lâm nghiệp, xây dựng công trình lâm nghiệp, kinh doanh lâm sản trong nước, xuất nhập khẩu lâm sản, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.

(2) Trực tiếp tổ chức sản xuất và kinh doanh các ngành nghề: - Trồng rừng nguyên liệu công nghiệp

- Khai thác, vận tải lâm sản - Chế biến gỗ và nông-lâm sản

- Kinh doanh và xuất nhập khẩu lâm-nông sản, kể cả động vật, chim thú, cây cảnh…

- Chế tạo, sửa chữa cơ khí bao gồm: máy lâm nghiệp, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị điện theo sự phân công của Nhà nước

-Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Du lịch lâm nghiệp bao gồm: khách sạn, lữ hành quốc tế và nội địa, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch.

Việc tận dụng năng lực hiện có của Tổng công ty để kinh doanh nhiều ngành nghề phải theo đúng quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm phát triển các ngành khai thác, chế biến lâm sản, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế tạo, sửa chữa máy lâm nghiệp, xây dựng công trình lâm nghiệp.

Máy và thiết bị điện theo sự phân công của Nhà nước

(3) Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ về những ngành nghề có

liên quan đến kinh doanh sản xuất của Tổng công

ty.

(4) Đào tạo công nhân kỹ thuật theo kế hoạch nhà nước giao. (5) Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển các ngành nghề được giao kinh doanh

1.4. Sản phẩm chủ yếu của Vinafor:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID đến MỘT SỐ DOANH NGHIỆP GỖ TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)