Cơ hội, thách thức trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID đến MỘT SỐ DOANH NGHIỆP GỖ TẠI VIỆT NAM (Trang 58 - 65)

- Các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, đá, mây, tre

4. Cơ hội, thách thức trong thời gian tớ

* Cơ hội

Để giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2021 và đẩy mạnh xuất khẩu G&SPG hơn nữa trong năm 2022 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

chính thức trên địa bàn TP Hà Nội

+ Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt, tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA mang lại, nhất là tập trung khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với một số thị trường, tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới nổi, tiềm năng, đa dạng hóa thị trường. + Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, cần tập trung vào các mặt hàng chủ lực có tiềm năng phát triển mang lại trị giá cao như các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ. + Triển khai các chương trình quảng bá liên tục, mới mẻ và hấp dẫn nhằm củng cố nhận diện và nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và tăng cường xuất khẩu hàng qua hệ thống mạng lưới phân phối của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài; chủ động nghiên cứu thị trường và đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật khắt khe nhất.

Ngoài việc nắm bắt và tận dụng tốt mọi cơ hội, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2021 cũng rất khả quan nhờ nhu cầu tăng từ các thị trường tiêu thụ chính, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có hồi kết. Sự gián đoạn trong sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất tại các thị trường chính do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao giúp doanh nghiệp gỗ Việt Nam tiếp cận với nhiều khách trên toàn cầu.

+ Đối với thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu G&SPG sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong năm 2021, thị trường Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nhà ở. Vì vậy, theo dự báo từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (MBA) Hoa Kỳ, năm 2021 thị trường nhà ở gia đình tại Hoa Kỳ đạt khoảng 1,134 triệu ngôi nhà. Năm 2020 đạt 1,165 triệu ngôi nhà và năm 2023 đạt 1,210 triệu ngôi nhà. Sự tăng trưởng mạnh thị trường nhà ở sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ lớn đối với đồ nội thất tại Hoa Kỳ trong những năm tới.

+ Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn đồ nội thất bằng gỗ cho Hoa Kỳ, nhưng bị tác động bởi hàng rào thuế quan cao mà Hoa Kỳ áp đặt nên thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm mạnh.

+ Các quốc gia sản xuất đồ nội thất lớn tại EU như Italia, Đức, Ba Lan đều bị gián đoạn sản xuất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này tại khu vực EU rất lớn. Đây là cơ hội để các thị trường sản xuất đồ nội thất trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, trong đó có Việt Nam.

+ Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận vị trí“mắt xích”quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia. + Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới hướng tới việc tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở, thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ. Về thuế suất, các nước ký Hiệp định thường đưa ưu đãi mức thuế nhập khẩu về 0% ngay hoặc trong 4-6 năm cho ngành gỗ Việt Nam; giúp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ các nước xuất khẩu gỗ khác.

* Thách thức

Bất chấp Covid- 19, ngành gỗ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu G&SPG ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 79,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu xuất khẩu khả quan đối với ngành gỗ Việt Nam, tuy nhiên ngành này vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như:

+ Thương mại toàn cầu thời gian qua mặc dù đã có những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng. Chiến tranh thương mại giữa các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ mang đến những nguy cơ, tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng.

+ Sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất chính trên thế giới, cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng… cũng như gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN. Các quốc gia trồng rừng và cung cấp nguyên liệu lớn

chính thức trên địa bàn TP Hà Nội

trong khu vực đã và đang có các chính sách hạn chế, quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bảo vệ môi trường, dẫn đến việc nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

+ Đối với doanh nghiệp ngành gỗ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam phần lớn chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững (đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến; chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng…); Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (như nhiều nhân công, lao động rẻ) không còn chiếm ưu thế như trước. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ.

5. Kiến nghị

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ

Thứ nhất, Đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp và có chất lượng

Các DN CB gỗ tại Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết với các tỉnh có rừng tự nhiên nhằm tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu, giảm thiểu chi phí chuyên chở và tíchcực tham gia những dự án trồng rừng của Chính phủ để tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu. Hiện nay, nguyên liệu gỗ trong nước chỉ đáp ứng được một số loại gỗ nhất địnhnhư: gỗ cao su, tràm, bạch đàn. Gỗ rừng khai thác của Việt Nam chưa có được chứng nhận FSC hay các chứng nhận mới FLEGT và các chứng nhận quốc tế tương đương nên thành phẩm bán sang các nước EU sẽ bị mất giá và không vượt qua được hàng rào kỹ thuật. Vì vậy, vấn đề đầu tư trồng rừng phải song song với việc quản lý rừng trồng theo chứng chỉ FSC hay FLEGT.

Thứ hai, Phát triển các hoạt động nghiên cứu nội bộ tại các doanh nghiệp liên quan công nghệ và đổi mới máy móc thiết bị trong sản xuất

Để vượt qua rào cản về công nghệ, việc tập trung phát triển các hoạt động R&D,các DN CB và XK SP gỗ cần chú trọng nghiên cứu đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền SX tiên tiến phù hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, ưu tiên công nghệ SX gỗ

rừng trồng và các loại thiết bị xử lý đồ mộc như thiết bị PLC, CNC; các thiết bị SX ván ghép thanh, ván MDF, ván dán, ván dăm theo công nghệ mới,ít ô nhiễm; các thiết bị SX phụ kiện sử dụng trong SX đồ mộc. Ngoài ra, các DN nên ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu của quá trình SX từ thiết kế mẫu mã,đến việc SX, kiểm tra chất lượng SP; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO9001, ISO 9002, HACCP và các tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ, EU và Nhật.

Thứ ba, Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực thì các DN cần nâng cao vai trò quản lý của ban lãnh đạo; công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với định hướng phát

triển và chiến lược cạnh tranh của DN. DN SX và XK gỗ nên chủ động liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước để mở rộng các khoá đào tạo thích hợp, nâng cao tay nghề nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ lao động.

Thứ tư, Tăng cường nhận thức, tư duy quản lý theo hướng phát triển bền vững

Việc thực hiện chiến lược kinh doanh XK thành công phụ thuộc rất lớn vào tư duy của nhà quản lý. Việc cập nhật hồ sơ thị trường NK với các đòi hỏi về tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn môi trường là việc làm cấp thiết đối với các DN XK gỗ. Ngoài ra, các DN XK gỗ cũng nên tích cực tham gia các hội thảo, khóa đào tạo để tìm hiểu và cập nhật thông tin về các quy đinh quan trọng như EVFTA, VPA/FLEGT

Đối với Chính phủ

Thứ nhất, tiếp tục triển khai tiêm vaccine toàn dân để các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động hết công suất

Dù còn nhiều thách thức như giá nguyên liệu nhập khẩu và chi phí vận chuyển tăng cao, song các chuyên gia nhận định, ngành gỗ Việt cũng có nhiều cơ hội và doanh nghiệp đã sẵn sàng để lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Về nội lực, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam đã được cải thiện khá tốt thông qua phát triển rừng trồng, đến nay đã chủ động được 75% nhu cầu nguyên liệu hàng năm.

chính thức trên địa bàn TP Hà Nội

Các doanh nghiệp ngành gỗ cũng cho thấy sự năng động, linh hoạt, khi tận dụng tốt các kênh thương mại một cách hiệu quả.

Trải qua các đợt dịch COVID-19 trong 2 năm qua, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong đợt dịch thứ 4 nhưng các doanh nghiệp gỗ Việt Nam chưa từng tạm dừng mà vẫn duy trì chuỗi sản xuất trong phạm vi cho phép. Điều này khiến các nhà mua hàng quốc tế tin tưởng vào năng lực thích ứng và hồi phục nhanh chóng của ngành gỗ Việt Nam. Với việc dịch COVID-19 dần được kiểm soát, các tỉnh, thành từng bước nới lỏng giãn cách, doanh nghiệp ngành gỗ cho biết đã sẵn sàng để khôi phục lại chuỗi cung ứng và lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng phương án thích nghi với điều kiện mới như chuẩn bị nguồn cung nguyên liệu, kêu gọi cho người lao động trở lại làm việc và

thông báo với đối tác kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm. Các doanh nghiệp đã sẵn sàng bứt tốc sau đại dịch. Tuy nhiên, để có thể tái hoạt động như kỳ vọng, cần sự đồng hành của các địa phương trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng được liên tục, đặc biệt tại khu vực sản xuất trọng điểm bào gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Đồng thời, ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động các tỉnh để họ có thể trở lại nhà máy làm việc trong thời gian sớm nhất

Thứ hai: Chính sách phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao

- Tăng cường gắn kết đào tạo nhà trường với thực tiễn của doanh nghiệp: Theo đó xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng đổi mới, nâng cao học phần thực hành cho người học. Cơ chế linh hoạt đối với đội ngũ giảng viên, cho phép các trường Đại học thực hiện chế độ thỉnh giảng từ các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp để cập nhật kiến thức thực tế cho sinh viên.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo để các Hiệp hội tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và sáng tạo, quản trị sản xuất cũng như những vấn đề mới trong môi trường kinh doanh hiện đại như trách nhiệm xã hội, phát triển bền

vững. Đội ngũ giảng dạy, 21 thành phần cơ yếu là các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế, pháp luật đến từ doanh nghiệp, 50% còn lại liên kết với các trường Đại học, Cao

đẳng hoặc chuyên gia nước ngoài. Có cơ chế đánh giá và công nhận kết quả đào tạo để phát triển ổn định trong dài hạn.

- Thành lập các Học viện, trung tâm nghiên cứu với sự bảo trợ của các doanh nghiệp và Hiệp hội.

Thứ ba: Chính sách về công nghệ sản xuất

- Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao công nghệ để đón bắt các cơ hội thị trường.

- Cho hưởng vốn vay ưu đãi hoặc miễn thuế thuế thời gian đầu đối với các dự án đổi mới sáng tạp, ứng dựng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Thành lập Hội đồng khoa học với chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan tư vấn độc lập để thẩm định, đánh giá các dự án đổi mới công nghệ trong ngành chế biến gỗ Việt Nam.

Thứ tư: Chính sách về công nghiệp phụ trợ

− Chính phủ nên có chính sách quy hoạch các nhà máy sản xuất ván MDF, ván dăm, ván ép, giấy và bột giấy, cưa xẻ - sấy, ván ghép thanh tại các trung tâm có nhiều rừng trồng như Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung bộ và Tây nguyên.

− Xây dựng đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chế biến gỗ trên cơ sở Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định các chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

− Hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ chế biến gỗ thành trung tâm cung cấp quy mô lớn, tiêu chuẩn thống nhất để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ. − Khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ chế biến gỗ: thu hút FDI, từ nguồn lơi xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ.

Thứ năm: Tăng cường năng lực thực thi của doanh nghiệp

Hiện nay liên quan đến việc giảm thiểu các rủi ro trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam ra thị trường nước ngoài, Chính phủ đã có nhiều chính sách đúng đắn, chương trình hành động hiệu quả tuy nhiên vẫn còn tương đối nhiều lỗ hổng như, tính

chính thức trên địa bàn TP Hà Nội

pháp lý về nguồn gốc gỗ nguyên liệu chưa rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được những yêu cầu cụ thể về thị trường xuất khẩu, tính pháp lý nguồn gốc gỗ nguyên liệu, quy định về sử dụng lao động, quy định liên quan đến hóa chất sử dụng trong sản phẩm... Vì vậy thời gian tới, khi không gian chính sách ngày càng thu hẹp, Chính phủ cần thực thi các giải pháp được phép như xây dựng kênh 22 thông tin, cơ chế đối thoại cũng như chương trình tư vấn về thị trường, pháp luật đối với doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của Việt Nam, tăng cường trách nhiệm giải trình, tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu một cách chủ động. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản phải là đầu mối thông tin, đặc biệt thông tin dự báo, đánh giá tình hình, xác định rủi ro và kiến nghị các biện pháp cần thiết đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Hiện nay, xu hướng bảo hộ thị trường bằng hàng rào kỹ thuật, Bộ Công thương nên hỗ trợ Hiệp hội nhằm hình thành đầu mối cập nhật thông tin về các quy định của thị trường (sử dụng kênh tham tán thương mại, xúc tiến thương mại, tiếp cận/dịch các thông tin/chính sách có liên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID đến MỘT SỐ DOANH NGHIỆP GỖ TẠI VIỆT NAM (Trang 58 - 65)