Cơ hội, thách thức trong thời gian tới

Một phần của tài liệu thảo luận nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đến người lao động phi chính thức trên địa bàn TP hà nội (Trang 56 - 59)

II Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam Vinafor

4. Cơ hội, thách thức trong thời gian tới

* Cơ hội

Để giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2021 và đẩy mạnh xuất khẩu G&SPG hơn nữa trong năm 2022 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu G&SPG cần nắm bắt và tận dụng tốt mọi cơ hội. Cụ thể:

52

+ Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt, tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA mang lại, nhất là tập trung khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với một số thị trường, tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới nổi, tiềm năng, đa dạng hóa thị trường.

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, cần tập trung vào các mặt hàng chủ lực có tiềm năng phát triển mang lại trị giá cao như các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ.

+ Triển khai các chương trình quảng bá liên tục, mới mẻ và hấp dẫn nhằm củng cố nhận diện và nâng cao hình ảnh, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và tăng cường xuất khẩu hàng qua hệ thống mạng lưới phân phối của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài; chủ động nghiên cứu thị trường và đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật khắt khe nhất.

Ngoài việc nắm bắt và tận dụng tốt mọi cơ hội, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2021 cũng rất khả quan nhờ nhu cầu tăng từ các thị trường tiêu thụ chính, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có hồi kết. Sự gián đoạn trong sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất tại các thị trường chính do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao giúp doanh nghiệp gỗ Việt Nam tiếp cận với nhiều khách trên toàn cầu.

+ Đối với thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu G&SPG sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong năm 2021, thị trường Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nhà ở. Vì vậy, theo dự báo từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (MBA) Hoa Kỳ, năm 2021 thị trường nhà ở gia đình tại Hoa Kỳ đạt khoảng 1,134 triệu ngôi nhà. Năm 2020 đạt 1,165 triệu ngôi nhà và năm 2023 đạt 1,210 triệu ngôi nhà. Sự tăng trưởng mạnh thị trường nhà ở sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ lớn đối với đồ nội thất tại Hoa Kỳ trong những năm tới.

+ Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn đồ nội thất bằng gỗ cho Hoa Kỳ, nhưng bị tác động bởi hàng rào thuế quan cao mà Hoa Kỳ áp đặt nên thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm mạnh.

53

+ Các quốc gia sản xuất đồ nội thất lớn tại EU như Italia, Đức, Ba Lan đều bị gián đoạn sản xuất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này tại khu vực EU rất lớn. Đây là cơ hội để các thị trường sản xuất đồ nội thất trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, trong đó có Việt Nam.

+ Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận vị trí“mắt xích”quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia.

+ Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới hướng tới việc tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở, thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ. Về thuế suất, các nước ký Hiệp định thường đưa ưu đãi mức thuế nhập khẩu về 0% ngay hoặc

trong 4-6 năm cho ngành gỗ Việt Nam; giúp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ các nước xuất khẩu gỗ khác.

* Thách thức

Bất chấp Covid- 19, ngành gỗ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu G&SPG ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 79,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu xuất khẩu khả quan đối với ngành gỗ Việt Nam, tuy nhiên ngành này vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như: + Thương mại toàn cầu thời gian qua mặc dù đã có những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng. Chiến tranh thương mại giữa các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ mang đến những nguy cơ, tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng.

+ Sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất chính trên thế giới, cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng… cũng như gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN. Các quốc gia trồng rừng và cung cấp nguyên liệu lớn

54

trong khu vực đã và đang có các chính sách hạn chế, quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bảo vệ môi trường, dẫn đến việc nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

+ Đối với doanh nghiệp ngành gỗ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam phần lớn chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững (đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến; chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng…); Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (như nhiều nhân công, lao động rẻ) không còn chiếm ưu thế như trước. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ.

Một phần của tài liệu thảo luận nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đến người lao động phi chính thức trên địa bàn TP hà nội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w