6. Cơ sở luận về chất lượng phân tích báo cáo tàl chính trong thẩm định
6.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh
TÍCH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
6.3.1. Chất lượng nguồn thông tin phân tích
Điều kiện tiên quyết đảm bảo cho kết quả phân tích được chính xác chính là chất lượng của nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích. Một phân tích không thể đạt kết quả chính xác nếu thông tin mà nó sử dụng không chính xác, không đáng tin cậy. Chất lượng nguồn thông tin được xác định bởi tính chính xác và tính thời sự của thông tin. Một tín hiệu tốt từ phía doanh nghiệp hay một dấu hiệu không tốt từ phía doanh nghiệp nếu được phản ánh kịp thời sẽ góp phần quan trọng cho việc ra quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp. Một thông tin chính xác là cơ sở cho ngân hàng ra quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp.
Chất lượng nguồn thông tin phụ thuộc chủ yếu vào tính chính xác của các số liệu do khách hàng cung cấp. Thông thường, với những thông tin được cung cấp bởi các tổ chức bên ngoài, những thông tin do chính ngân hàng lưu trữ, tính chính xác thường đạt rất cao. Vấn đề là đối với các doanh nghiệp khi đi vay vốn của ngân hàng, để đạt được mục đích, họ thường làm “đẹp” các số liệu của mình, và việc xác minh những thông tin này thường là rất khó khăn. Tình trạng này còn xảy ra tồi tệ hơn khi mà các doanh nghiệp sử dụng những bộ số liệu khác nhau để đối phó với các cơ quan khác nhau, nhằm che giấu tình trạng khó khăn hoặc bất minh của mình. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Những quyết định cho vay trong trường hợp này cho thấy sự lỏng lẻo trong phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng, từ đó làm giảm hiệu quả của khoản tín dụng, cũng như nâng cao khả năng tổn thất cho ngân hàng.
Bên cạnh nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, việc phân tích của cán bộ tín dụng cũng sử dụng những thông tin lưu trữ tại Ngân hàng, hoặc những thông tin được khai thác từ các nguồn khác. Trong quá trình giao dịch với khách hàng, Ngân hàng sẽ lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh, những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng,
hàng cũng có thể tiến hành mua thông tin từ các tổ chức cung cấp tin để phục vụ cho nhu cầu của mình. Những thông tin này sẽ là cơ sở cho việc khai thác và đối chiếu sau này nhằm phân tích chính xác, đầy đủ hơn về khách hàng. Nếu các thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc kém chính xác, hoặc việc lưu trữ và xử lý thông tin không được chú trọng và còn xảy ra hiện tượng sai sót, nhầm lẫn, việc phân tích tài chính khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, và có thể dẫn đến quyết định sai lầm trong cho vay, trong việc xác định thời hạn, lãi suất hoặc số tiền cho vay đối với khách hàng.
Như vậy, chất lượng nguồn thông tin là yếu tố cơ bản đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động phân tích tài chính khách hàng, bên cạnh đó còn những yếu tố khá quan trọng khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động này.
6.3.2. Phương pháp phân tích
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài chính khách hàng được thực hiện khác nhau đối với các khách hàng khác nhau. Như ta đã biết, có rất nhiều phương pháp
để phân tích tài chính khách hàng. Mỗi phương pháp khác nhau cho ta xác định những
thông tin khác nhau về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, không thể sử dụng phương pháp so sánh theo thời
gian vì sẽ không đủ số liệu, thay vào đó có thể sử dụng phép so sánh theo không gian
để đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, với nhu cầu tín dụng lớn cần phải được phân tích kĩ càng, sử dụng nhiều phương pháp phân tích hơn, so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, nhu cầu vốn ít hơn. Một phương pháp phân tích được sử dụng đúng chỗ sẽ cung cấp thông tin chính xác cho cán bộ tín dụng, ngược lại một phương pháp, một chỉ tiêu được sử dụng không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích.
6.3.3. Đội ngũ cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàng, đồng thời cũng chính là người thực hiện việc phân tích tài chính khách hàng, vì vậy họ đóng một vai trò quan trọng việc tác động tới chất lượng phân tích tài chính doanh
vậy ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của phân tích, còn khi quy mô của cán bộ tín dụng là lớn so với lượng công việc thì gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực, gây tốn kém chi phí cho Ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng của cán bộ tín dụng bao gồm cả trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và cả tư chất đạo đức. Trình độ chuyên môn cho phép cán bộ tín dụng có thể sử dụng linh hoạt, hợp lý các công cụ phân tích, trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp cho phép cán bộ tín dụng cảm nhận được các thông tin đáng ngờ, cảm nhận được các rủi ro tiềm ẩn, xử lý tốt các số liệu nghi vấn. Cuối cùng, yếu tố tư chất đạo đức của cán bộ tín dụng cũng tác động tới kết quả phân tích. Nếu cán bộ tín dụng công tâm, trung thực thì các kết quả phân tích của họ sẽ mang tính khách quan. Nếu cán bộ tín dụng không chú tâm vào công việc, hoặc có hiện tượng câu kết với khách hàng, đó sẽ là nguy cơ xấu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cả ba yếu tố này của cán bộ tín dụng đều phải được đảm bảo đồng bộ, nhịp nhàng nhằm làm cho kết quả phân tích được chính xác.
6.3.4. Các nhân tố khác
> Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác phân tích
Việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác, tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Một cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, lạc hậu sẽ là yếu tố tác động tiêu cực tới chất lượng của phân tích. Hệ thống máy tính, trung tâm lưu trữ thông tin, các phần mềm quản lý, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố kỹ thuật phục vụ cho công tác phân tích. Việc phân tích nếu không được sự hỗ trợ của các phương tiện này sẽ không những chỉ gây ra tổn thất về mặt thời gian mà còn có thể gây ra những nhầm lẫn, sai sót không đáng có.
> Rủi ro của thị trường
Trong điều kiện các thông tin được cung cấp một cách chính xác và minh bạch, việc phân tích tài chính doanh nghiệp cũng có thể không đem lại kết quả đáng tin cậy do đã không dự tính được hết sự biến động của thị trường. Nếu những dự tính của khách hàng về phương án kinh doanh là đúng thì việc chi trả đối với ngân hàng sẽ được đảm bảo, tuy vậy, những dự tính thiếu sót, không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tác động tới khả năng chi
trả cho ngân hàng. Một sự cố của thị trường, một thay đổi trong chính sách của Chính phủ, một sự sơ suất trong hoạt động của doanh nghiệp đều có thể gây ra tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, từ đó tác động đến khả năng thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn của ngân hàng.
Vì vậy, trong hoạt động phân tích tài chính khách hàng của mình, các NHTM cần chú trọng tới yếu tố thị trường có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, tới những yếu tố kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp, mức độ rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tránh những rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho cả phía khách hàng và ngân hàng.
> Tính minh bạch, khả năng vận hành nền kinh tế của Nhà nước, cơ quan quản lý
Việc minh bạch của Nhà nước sẽ là cơ sở cho sự minh bạch trong tài chính của các doanh nghiệp, là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nếu xảy ra các tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí “chìm”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp lập các báo cáo không chính xác,... ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, cũng như của Ngân hàng.
Khả năng quản lý nền kinh tế Nhà nước thể hiện ở những định hướng, những chính sách, hệ thống luật pháp phục vụ cho công tác quản lý, vận hành nền kinh tế. Khả năng điều hành tốt nền kinh tế của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, trong khi việc quản lý tốt của nhà nước sẽ làm cho những thông tin chung về nền kinh tế được công bố rộng rãi hơn, chính xác hơn,... đây là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động phân tích của Ngân hàng.
> Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật phát triển là một yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp của khách hàng. Một công nghệ mới được ứng dụng có thể làm cho khách hàng đi vay hoạt động hiệu quả hơn, hoặc làm cho những khách hàng đã vay hoạt động kém hiệu quả đi một cách tương đối, làm ảnh hưởng tới những kết luận phân tích của Ngân hàng. Một công nghệ mới được áp dụng tại Ngân hàng sẽ cho phép việc thực
hiện phân tích được nhanh chóng hơn, chính xác hơn, từ đó nâng cao chất lượng của phân tích.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều tài liệu, đề tài nghiên cứu liên quan tới phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong công tác thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại như:
- PGS. TS Lưu Thị Hương (2016), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Với cách tiếp cận vấn đề
khác so
với các cách tiếp cận thông thường về tài chính doanh nghiệp, từ một tầm
nhìn tổng
quát về tài chính doanh nghiệp, các tác giả đã trình bày nội dung và phương pháp
phân tích tài chính doanh nghiệp, phát hiện những vấn đề cần phải giải quyết liên
quan đến từng nội dung của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Những nội
dung về
quản lý tài chính doanh nghiệp được trình bày trong giáo trình đảm bảo tính khoa
học, tính tổng hợp nên có thể áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, không
phân biệt hình thức sở hữu cũng như quy mô. Cuốn giáo trình là một tài liệu
học tập
hữu ích đối với sinh viên trong các trường đại học kinh tế, đồng thời giúp các nhà
quản lý doanh nghiệp hình thành tư duy và phương pháp tiếp cận mới, có khả năng
đưa ra các quyết định tài chính tối ưu.
- PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang (2016), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính. Đây là một trong những tài liệu hữu ích giúp mọi đối tượng có tài
liệu cơ
- Nguyễn Minh Kiều (2015), Phân tích báo cáo tài chính công ty, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả đã giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các
kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính công ty để giúp giám đốc tài chính đánh giá
được thực trạng tình hình tài chính công ty nhằm hoạch định hoặc đưa ra các quyết
định tài chính. Mặt khác, qua đó tác giả chỉ rõ vai trò của phân tích báo cáo tài
chính cũng như sử dụng được các kỹ thuật phân tích tài chính như phân tích
tỷ số,
phân tích xu hướng, cơ cấu và phân tích chỉ số.
- Hoàng Văn Long (2016), Cách thức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, số 134.
Theo tác giả, phân tích báo cáo tài chính là một nghệ thuật phiên dịch các số liệu từ các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc ra quyết định. Hai công cụ thường được dùng một cách rộng rãi trong phân tích báo cáo tài chính là: phân tích theo các chỉ tiêu tài chính và các báo cáo theo quy mô chung. Những phạm vi được chú trọng bao gồm khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn. Trình tự logic trong phân tích gồm: một là cụ thể hóa các mục tiêu; hai là đưa ra các chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các báo cáo theo quy mô chung; ba là phân tích và giải thích các số liệu; và cuối cùng là đưa ra các kết luận và ý kiến đề xuất dựa trên các số liệu này.
Cũng có nhiều Khóa luận nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng:
- Nguyễn Thị Hiền Trang (2015), “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Ba Đình”, Khóa luận thạc sỹ kinh tế năm 2015, Đại học
Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoàn thiện công
doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định, chất lượng cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.
- Hoàng Đình Trung (2010), “Giải pháp hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động thẩm định
cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, Khóa luận thạc sĩ kinh tế, Học
Viện Ngân Hàng.
Mục đích nghiên cứu đề tài là hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động thẩm định cho vay. Trên cơ sở đó giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên khía cạnh lựa chọn, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá toàn diện nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Trần Quốc Bảo, “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình” Khóa luận thạc sỹ kinh tế năm
2016, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Khóa luận đã làm rõ những vấn đề lý luận
về phân tích báo cáo tài chính khách hàng nhằm phục vụ hoạt động cho vay của
các ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng về công tác phân tích báo cáo tài
chính khách hàng và hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh
Ba Đình. Qua đó chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại
Tìm hiểu tổng quan nghiên cứu về vấn đề phân tích BCTC nói chung và phân tích BCTC trong hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng giúp tác giả có cái nhìn khá toàn diện về vấn đề và hướng nghiên cứu. Ke thừa một số kết quả của các nghiên cứu trước đó như một số lý luận cơ bản về NHTM và hoạt động tín dụng của NHTM, BCTC và phân tích BCTC doanh nghiệp... tác giả định hình khung phân tích cho đề tài như sau: Trước tiên, tác giả phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM và và hoạt động tín dụng của NHTM, các nội dung của phân tích