Chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính trong thẩm định tín dụng của NH TMCP an bình chi nhánh đông hà nội khoá luận tốt nghiệp 373 (Trang 33 - 35)

6. Cơ sở luận về chất lượng phân tích báo cáo tàl chính trong thẩm định

6.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

trong thẩm

định tín dụng của NHTM

• Mức độ chính xác của kết quả phân tích

Như đã nêu trên, một phân tích có chất lượng tốt nếu nó đáp ứng cao với yêu cầu sử dụng của ngân hàng, đem lại kết quả phù hợp với mục tiêu, chiến lược hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng kết quả phân tích nhằm đưa ra quyết định đối với khoản tín dụng của khách hàng, liên quan đến việc cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng, tăng cường hay buông lỏng giám sát, quản lý đối với một khoản tín dụng của khách hàng. Vì vậy để đảm bảo cho quyết định được đưa ra một cách chính xác, làm cơ sở cho thực hiện mục tiêu đã đặt ra, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, các kết quả phân tích phải đảm bảo độ chính xác cao.

Mức độ chính xác được đề cập ở đây bao gồm cả chính xác về mặt các kết quả phân tích đạt được cũng như chính xác về mặt sử dụng các tiêu thức để tiến hành phân tích. Một phân tích sẽ không thể đạt chất lượng tốt nếu chỉ đạt được tính chính xác về con số mà không tính đến sự phù hợp của chỉ tiêu phân tích với mục đích sử dụng kết quả phân tích.

• Thời gian tiến hành phân tích

Việc phân tích tài chính khách hàng chỉ có thể diễn ra trong một thời gian nhất định, đảm bảo cho ngân hàng có thể đưa ra những quyết định kịp thời. Kết quả phân tích tín dụng đưa ra không những đòi hỏi phải đạt độ chính xác cao mà còn phải kịp thời, nhanh chóng để Ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng của mình, nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Việc chậm trễ trong phân tích tài chính khách hàng có thể làm cho khách hàng mất đi cơ hội kinh doanh, cũng có thể làm cho ngân hàng phải chịu thêm chi phí cho khoản huy động được của mình trong những ngày chậm trễ, hoặc có thể dẫn đến việc mất khách hàng. Vì vậy, cùng kết quả phân tích như nhau, thời gian phân tích cũng góp phần phản ánh chất lượng của phân tích.

Việc tìm nguồn khai thác thông tin rẻ hơn, giảm chi phí cho hoạt động phân tích chính là việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của NHTM. Chi phí thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động phân tích, là cơ sở cho nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh các chỉ tiêu trên, có thể đánh giá chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tình trạng yếu kém về khả năng thanh toán của các khách hàng đối với khoản tín dụng của ngân hàng, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là các khách hàng doanh nghiệp. Bởi vậy, trong chừng mực nào đó, có thể coi đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với NHTM.

Việc xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng của phân tích Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng phải xác định được các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích, từ đó tìm ra những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó, qua đó xác định, thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phân tích, góp phần đạt được mục đích của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính trong thẩm định tín dụng của NH TMCP an bình chi nhánh đông hà nội khoá luận tốt nghiệp 373 (Trang 33 - 35)