Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tài trợ TMQT của một số NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 387 (Trang 28 - 107)

- Mở rộng và nâng cao chất lượng tài trợ TMQT không tách rời nhau, đan xen và bổ sung lẫn nhau trong quá trình thực hiện chiến lược đầu tư phát triển của ngân hàng và nâng cao chất lượng là chiến lược lâu dài của ngân hàng trong tài trợ TMQT

Mở rộng và chất lượng tài trợ là hai mặt chất và lượng của hoạt động tài trợ TMQT, chúng có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ và kiềm chế nhau. Việc mở rộng tài trợ TMQT là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng hiện đại, tuy nhiên bên cạnh việc làm sao để mở rộng tài trợ hiệu quả thì một điều kiện tiên quyết và cần được quan tâm đó là đảm bảo chất lượng tài trợ TMQT. Không phải lúc nào mở rộng hoạt động tài trợ TMQT cũng thúc đẩy nâng cao chất lượng. Bởi tiềm lực của ngân hàng có giới hạn, do đó đầu tư mở rộng tài trợ tràn lan, không đồng bộ sẽ làm hạn chế vốn để nâng cao chất lượng tài trợ như thiếu nguồn vốn đào tạo cán bộ nhân viên, nguồn vốn ưu đãi cho khách hàng... Bên cạnh đó, công nghệ ngân hàng quá lạc hậu, cũ kỹ cũng làm giảm chất lượng hoạt động tài trợ TMQT, giảm tính cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh ngày nay. Ngược lại, nâng cao chất lượng tài trợ TMQT không hiệu quả thì sẽ làm cho ngân hàng đó cũng không đủ điều kiện để mở rộng hoạt động được. Do đó, một ngân hàng vừa có được sự mở rộng tài trợ hợp lý, vừa đảm bảo và nâng cao chất lượng tài trợ TMQT sẽ giúp cho ngân hàng đó hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng và quan trọng nhất là giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển lâu dài.

1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tài trợ thương mại quốc tế của một sốNHTM - bài học đối với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam NHTM - bài học đối với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tài trợ TMQT của một sốNHTM NHTM

1.3.1.1. Ngân hàng HSBC - HongKong và Thượng Hải

HSBC Holdings plc, công ty mẹ của Tập đoàn HSBC, có trụ sở chính tại London. Với mạng lưới quốc tế của HSBC tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu

Âu, Hong Kong, các nước còn lại trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi. Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới.Hiện nay, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn mạnh nhất Việt Nam xét về mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.

Để phù hợp với môi trường thương mại ở Việt Nam, ngân hàng HSBC đã thiết kế các giải pháp chuyên biệt cho từng doanh nghiệp với quy mô hoạt động khác nhau. Là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên xâm nhập vào thị trường Việt Nam, bề dày 140 năm kinh nghiệm đã giúp HSBC là ngân hàng cung cấp các dịch vụ về TTQT và tài trợ TMQT uy tín hàng đầu. Để đạt được điều này, HSBC đã nỗ lực rất lớn từ chính bản thân ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tài trợ TMQT:

Trên cơ sở lợi thế mạng lưới phủ sóng toàn cầu, phân bố nhiều quốc gia trên toàn thế giới, HSBC đã nghiên cứu rất rõ thị trường tiềm năng trong đó có Việt Nam. Hội sở và các chi nhánh lớn đều tập trung tại các thành phố đô thị loại I như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Cần Thơ... Đây là những khu vực năng động trong đó hoạt động XNK đa dạng, phong phú, phát triển nhất Việt Nam.

Tại Việt Nam, HSBC đã thành lập Trung tâm Thanh toán và Tài trợ Thương mại riêng biệt, tập trung xử lý nghiệp vụ TTQT và tài trợ nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. HSBC cũng có đội ngũ Giám đốc quan hệ khách hàng đầy kinh nghiệm có thể đáp ứng và thực hiện các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Cán bộ nhân viên cũng được đào tạo bài bản, trình độ ngoại ngữ cao, luôn cập nhật nhanh chóng, chính xác các thông tin diễn biến thị trường thương mại trong nước cũng như quốc tế, các văn bản điều chỉnh hoạt động quốc tế... Ngoài ra còn có trung tâm dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp giúp giải đáp mọi thắc mắc qua điện thoại của khách hàng. Nhờ đó có thể tư vấn tối ưu nhất cho khách hàng, giúp quy trình diễn ra thuận lợi.

Sản phẩm tài trợ được thiết kế cho từng nhóm đối tượng khách hàng ở Việt Nam, phù hợp cho từng loại giao dịch như cung cấp các gói sản phẩm tài trợ thương mại truyền thống cho đến các giải pháp mang tính chất phức hợp, các giải pháp tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, các sản phẩm dịch vụ trái phiếu (đấu thầu trái phiếu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng)... Đặc biệt hiện nay, HSBC

còn cung cấp sản phẩm chiết khấu hóa đơn XK theo phương thức Ghi sổ giúp doanh nghiệp XK dễ dàng nhận tài trợ (không yêu cầu đảm bảo bởi hàng hóa XK, chỉ cần xuất trình hóa đơn thương mại và bản sao chứng từ gửi hàng) với chi phí xử lý thấp, lãi suất cạnh tranh.

Công nghệ điện tử cho các hoạt động thương mại hỗ trợ khách hàng quản lý trực tuyến các giao dịch TMQT toàn cầu mọi lúc mọi nơi như các dịch vụ thanh toán điện tử (HSBCnet-ITS) là nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử toàn cầu, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu như mở và tu chỉnh Tín Dụng Thư, thanh toán chứng từ nhập khẩu, chuyển nhượng Tín Dụng Thư xuất khẩu, đồng thời tiếp cận mọi thông tin tức thời về tài khoản XNK. HSBC cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp tiện ích Instant@dvice giúp doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua thư điện tử ngay sau khi các giao dịch TTQT được thực hiện. Ngoài ra còn các dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu hoàn toàn miễn phí, HSBC e-PO Trader giúp khách hàng quản lý các chứng từ điện tử và kiểm tra sự hợp lệ của các giao dịch trong phương thức ghi sổ dựa trên nền tảng trang web trực tuyến; cho phép bên mua tự động hóa quá trình quyết định thanh toán và giúp nhà cung cấp tạo ra và xuất trình các chứng từ điện tử đồng thời quản lý được tình trạng của việc thanh toán. 8

Để nâng cao chất lượng tài trợ TMQT, hiện nay các ngân hàng trên thế giới trong đó có HSBC đang áp dụng các công cụ thanh toán mới đó là BPO (Bank Payment Obligation) hỗ trợ cho thanh toán Open Account (chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT trên thế giới), SCF (Supply Chain Finance) dựa trên Factoring... với những tiện ích thông minh hơn giúp các khách hàng doanh nghiệp dễ dàng nhận được tài trợ. Ngân hàng HSBC luôn hi vọng sẽ nhanh chóng đem sản phẩm này tiếp cận vào thị trường Việt Nam để đem lại nhiều tiện ích cho cả đôi bên.9

Như vậy, Ngân hàng HSBC Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu, hướng đi để đầu tư hiệu quả cho phát triển hoạt động tài trợ TMQT phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam.

8 Nguồn web: http://www.hsbc.com.vn/1/2/home

1.3.1.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Vietcombank - ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thành lập 01/04/1963. Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ cho phép hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ XNK, TTQT, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tạo các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với nước ngoài... Trải qua nhiều năm, thương hiệu Vietcombank đã được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng tiên phong của hệ thống NHTM Việt Nam, luôn duy trì hoạt động tài trợ TMQT có chất lượng, uy tín cả nước.

Với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ thương mại cũng như TTQT, Vietcombank nhận thấy các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tài trợ riêng biệt tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, đặc điểm từng ngành cho nên ngân hàng đã tập trung vốn đầu tư nghiên cứu để cung cấp hệ sản phẩm tài trợ thương mại đa dạng, phong

phú tương ứng với nhiều phương thức thanh toán phổ biến cho khách hàng của mình. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Vietcombank đặc biệt quan tâm đổi mới và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm. Ngân hàng tăng cường việc đào tạo công tác đào tạo về kỹ năng chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm chuẩn hóa các kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ chuyên biệt. Điều này đã giúp quảng bá hình ảnh Vietcombank - thân thiện, đáng tin cậy với khẩu hiệu “Chung niềm tin vững tương lai” luôn là cầu nối vững chắc đồng hành với các Doanh nghiệp.

Do có được lợi thế về bề dày kinh nghiệm, khối lượng khách hàng truyền thống lớn, mạng lưới và hệ thống các chi nhánh phủ sóng toàn quốc, việc tiếp cận với các doanh nghiệp dễ dàng hơn, thấu hiểu được nhu cầu tài trợ của họ.

Do đó, doanh số thanh toán XNK của Vietcombank luôn chiếm 15 - 20% thị phần XNK cả nước và đã được bình chọn là Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011 do The Asian Banker trao tặng và Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại trong 6 năm liên tiếp từ 2008 - 2013 do tạp chí Trade Finance trao tặng.

1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Từ thực tiễn nâng cao chất lượng tài trợ TMQT của một số NHTM trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Techcombank Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức tài trợ TMQT. Các NHTM trên thế giới có xu hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm tài trợ theo phương thức tín dụng chứng từ mà cung cấp rất phong phú và đa dạng với một số hình thức phổ biến sau:

- Các sản phẩm BPO (Bank Payment Obligation), SCF (Supply Chain Finance)... được coi tiên tiến nhất thế giới hiện nay được áp dụng tại nhiều ngân hàng

như JP Morgan, Deutsche Bank, HSBC, Standard Chartered Bank...

- Cung cấp các dịch vụ bảo lãnh các khoản vay vốn lưu động cho các nhà XNK. - Cấp tín dụng cho nhà XK và nhà NK nước ngoài khi mua hàng hoá và dịch vụ

của nước chủ nhà bằng các khoản cho vay trực tiếp.

- Chương trình tái tài trợ cho các NHTM nước ngoài cung cấp tín dụng cho người NK nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ của nước chủ nhà.

- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho những rủi ro chính trị và thương mại (Bảo hiểm cho các đơn hàng xuất khẩu), cung cấp các dịch vụ bảo lãnh, kể cả bảo lãnh

ngoại hối.

Thứ hai, đối tượng tài trợ là những hàng hoá và dịch vụ có một tỷ lệ nội địa hóa nhất định. Tùy theo điều kiện phát triển của từng quốc gia, chiến lược về XNK của từng thời kỳ mà tỷ lệ này là khác nhau. Ở Mỹ đối tượng là những hàng hoá và dịch vụ có xuất xứ Hoa Kỳ với tỷ lệ nhất định (50-100%). Các hàng hoá chủ yếu là hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thiết bị y tế, dây chuyền chế biến, máy bay và các thiết bị quân sự... các dự án đầu tư ra nước ngoài. Còn các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Thái Lan...) tỷ lệ này quy định trên 70% với các loại hàng chủ yếu là: sản phẩm điện tử, cơ khí và các sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao, nông sản. 10 Ngân hàng cũng cần phải xem xét điều kiện này phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước.

Thứ ba, thời hạn và hạn mức tài trợ chủ yếu các khoản tài trợ XNK là những khoản tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, với các nước có nền kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính mạnh thì hoạt động tín dụng tài trợ XNK chủ yếu cho vay trung và dài hạn,

lớn đối với các nhà XNK. Đối với các nước đang phát triển thì hạn mức tín dụng không vượt quá 80% và phổ biến từ 60%-70%.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các đối tác, ngân hàng nước ngoài để gia tăng số lượng đại lý, mở rộng mạng lưới, tận dụng được vốn và công nghệ nước ngoài, gia tăng uy tín.

Thứ năm,các giải pháp điện tử cho các hoạt động thương mại được thiết kế

nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý trực tuyến các giao dịch thương mại toàn cầu mọi lúc mọi nơi như Instant@dvice, Document Tracker, e-PO Trader...

Thứ sáu, nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới hệ thống máy móc, trang thiết bị

cũng như đẩy mạnh đào tạo cán bộ, chuyên viên TTQT, chuyên viên tài trợ thương mại về kỹ năng chăm sóc khách hàng, nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu TMQT...

Thứ bảy, chuẩn hóa các văn bản, quy định, biểu mẫu, quy trình tài trợ phù hợp

với luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế, cải cách đổi mới để hoàn thiện rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã tập trung những vấn đề cơ bản nhằm làm sáng tỏ về việc nâng cao chất lượng tài trợ TMQT của các NHTM hiện nay, đó là: Tổng quan về tài trợ TMQT, chất lượng tài trợ TMQT và kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về nâng cao chất lượng tài trợ TMQT từ đó rút ra bài học cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Những vấn đề được lựa chọn trên được phân tích, luận giải dựa trên các luận cứ khoa học mà trọng tâm là vấn đề nâng cao chất lượng tài trợ TMQT của NHTM. Qua đó, ta thấy được một cái nhìn khái quát về vấn đề nâng cao chất lượng tài trợ TMQT và đưa ra các tiêu chí đo lường nó. Đây cũng là căn cứ khoa học để khóa luận đánh giá đúng thực trạng chất lượng tài trợ TMQT của NHTM trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 2.1.1. Lược sử về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Được thành lập ngày 27/09/1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NĐ-CP của NHNN Việt Nam cấp ngày 06/08/1993, với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, là thương hiệu được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013). Năm 2012, Techcombank đã thực hiện một bước chuyển đổi lớn khi dời hội sở đến một trong những tòa nhà hiện đại và tiện nghi bậc nhất Việt Nam, tòa tháp Techcombank 191 phố Bà Triệu tại trung tâm Thành phố Hà Nội. Tiếp đến năm 2013, việc xây dựng và khánh thành Tòa nhà Techcombank hiện đại ngay khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, số 9-11 Tôn Đức Thắng, như gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ, tái khẳng định sự có mặt và phát triển rộng khắp tại thị trường miền Nam, mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Được dẫn dắt bởi đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và sự hỗ trợ quý báu của các chuyên gia đến từ đối tác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 387 (Trang 28 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w