Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của giáo viên trong hoạt động giảng dạy bộ môn GDCD

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT buôn hồ hiện nay (Trang 26 - 28)

động giảng dạy bộ môn GDCD

Để mỗi giờ lên lớp bộ môn GDCD giảm bớt đi sự khô khan, nhàm chán, một trong những yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng xuất phát từ chính người giáo viên và nó góp phần tạo nên sự thành công hay không của tiết dạy. Hiện nay đời sống thông tin, diễn biến xã hội hết sức phong phú, có sự thay đổi hàng ngày. Vì thế mỗi tiết, giờ dạy trên lớp cũng chính là một kênh thông tin mang tính thực tiễn, thời sự rất thiết thực. Vì thế giáo viên cần tích cực tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Cần có sự hiểu biết, kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Để từ đó trong mỗi bài học giáo viên đã tự làm mới chính bản thân mình, làm cho kiến thức sách giáo khoa nó gắn liền với thực tế, giảm bớt tính khô khan, trừu tượng của nó, điều này kích thích rất lớn đối với học sinh.

Ví dụ khi dạy bài 3- Công dân bình đẳng trước pháp luật - lớp 12 , giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tìm hiểu về công tác phòng, chống tham nhũng và việc xử lí tội tham nhũng ở nước ta thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, không phân biệt người có chức vụ, quyền hạn cao hay thấp.

Tuy nhiên, trên thực tế điều này đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết, vượt lên chính bản thân của mình, biết khắc phục những khó khăn

trong cuộc sống. Có như vậy quá trình tự học tự trau dồi kiến thức mới thực sự thành công, hiệu quả.

Giáo viên cần căn cứ vào phân phối chương trình linh hoạt điều tiết sao cho cân đối phù hợp, đảm bảo kiến thức cho học sinh, tuy nhiên không cứng nhắc. Những bài học từ 2 đến 3 tiết trở lên giáo viên chủ động phân bổ kiến thức một cách khoa học, thời gian còn lại giáo viên tổ chức cho học sinh xem phim hay tổ chức các chuyên đề, diễn đàn để học sinh thảo luận, trình bày ý kiến, quan điểm tự chủ của mình.

Ví dụ : Khi dạy bài 2- Thực hiện pháp luật (Giáo dục công

dân lớp 12), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nghiên cứu trường hợp điển hình sau :

Nhận hối lộ, hạt trưởng kiểm lâm Cát Tiên lãnh 8 năm tù

Ngày 20 tháng 6 Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng mở phiên sơ thẩm xét xử, tuyên phạt Huỳnh Văn Lâm (trú tại Phù Mỹ, Cát Tiên, Lâm Đồng) 8 năm tù về tội nhận hối lộ.

Ông Vũ Đức Chung - trưởng phòng Kinh doanh của công ti Cổ phần xây dựng và thương mại Việt Đức khai rằng vào tháng 10/2007, hạt trưởng hạt kiểm lâm Cát Tiên Huỳnh Văn Lâm đòi công ty phải chi 30 triệu đồng mới được làm thủ tục vận chuyển 308,5 m³ gỗ và phía công ty đã đưa cho Lâm số tiền này. Tuy nhiên, Lâm chỉ thừa nhận đã lấy của Công ti 10 triệu đồng. Cuối tháng 2/2008, Lâm lại đòi 30 triệu đồng khi công ti này tận thu lâm sản dưới lòng sông Đồng Nai. Hai bên đã gặp gỡ tại quán cà phê ở thị trấn Đồng Nai, ông Chung đưa cho Lâm phong bì đựng 10 triệu đồng và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu nữa. Khi Lâm vừa đút túi số tiền 10 triệu đồng thì bị Công an Lâm Đồng bắt quả tang.

Câu hỏi :

a/ Theo em, hành vi của Huỳnh Văn Lâm đã vi phạm pháp luật loại gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí loại gì ? Vì sao ?

b/ Em có suy nghĩ gì về việc xử lí của các cơ quan pháp luật đối với hành vi của Huỳnh Văn Lâm ?

Như vậy, giáo viên phải là thủ lĩnh biết tạo dựng các tình huống, kịch bản sáng tạo, phù hợp cho không gian và nội dung bài học cho học sinh. Đảm bảo những yêu cầu đặt ra đó là không gian lớp, thời gian tiết học, tâm lý học sinh, không quá cầu kỳ và không quá ồn ào, vì có thể ảnh hưởng đến những lớp bên cạnh.

Giáo viên phải thường xuyên sưu tầm, nắm bắt kịp thời các thông tin và có sự đầu tư, chắt lọc kiến thức, lựa chọn những đoạn phim câu chuyện đạo đức, pháp luật phù hợp bài học, tránh tác dụng ngược.

Kết thúc một hoạt động dạy và học trên lớp giáo viên cần phải tạo cho học sinh tính tích cực, chủ động trong học tập là cái gì? Vì xuất phát từ thực tế là học sinh về nhà rất ít khi đọc bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Vì thế khi giáo viên tạo được một tiết dạy hiệu quả trên lớp sẽ kích thích hứng thú cho học sinh học tập và nghiên cứu. Do đó giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh những câu hỏi tình huống hay, xoay quanh những vấn đề gợi mở gắn liền với nội dung bài học mới. Có như vậy nó sẽ tạo nên tính liên hoàn và logic của nội dung bài học, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT buôn hồ hiện nay (Trang 26 - 28)