Xác định quy mô quản trị thanh khoản phù hợp, tăng cường kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 167 (Trang 81 - 86)

ro liên quan đến huy động vốn

3.2.4.1 Sử dụng mô hình luồng tiền trong quản trị thanh khoản

Mô hình quản trị vốn trong HD bank hiện nay là mô hình quản trị tập trung tại HSC dẫn đến việc quản trị thanh khoản tập trung tại HSC, phân tích các trạng thái thanh khoản của từng chi nhánh lớn vì các luồng tiền có thể dễ dàng giữa các chi nhánh thông qua hệ thống kết nối internet.

Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp với các NHTM Việt Nam hiện nay đó là mô hình luồng tiền. Bên cạnh đó, cần xây dựng một quy trình đo lường giám sát thường xuyên các luồng tiền ra vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kỳ nhất định để xác định mức thiếu hụt hay dư thừa (thang đáo hạn). Chủ động phát hiện và cảnh báo sớm các rủi ro: ví dụ hạn chế sự giảm sút một loại kỳ hạn nào đó, tình trạng rút tiền gửi nào đó, tình trạng rút tiền trước hạn tăng, chất lượng TSC giảm sút, sự gia tăng TSC dựa vào các nguồn vốn không ổn định. Từ đó để chuẩn bị quản trị thanh khoản trong những tình huống bất ngờ thường bằng các tình huống giả định.

Việc áp dụng mô hình này có khả năng đem lại nhiều tiện ích đặc biệt trong quản trị rủi ro thanh khoản tuy nhiên trong điều kiện hoạt động thực tế của ngân hàng có thể áp dụng mô hình này cần khắc phục một số khó khăn sau:

Dùng các số liệu lịch sử để tính toán và phương pháp dự báo, xác định các nhân tố quyết định đến việc phá vỡ kỳ hạn tiền gửi và tiền vay, hạn chế việc phá vỡ kỳ hạn thông qua phạt lãi suất hoặc tính phí.

Mô hình này cho biết trong một tương lai gần ngân hàng sẽ ở vào tình trạng trường hay đoản về khả năng thanh khoản để đưa ra phương pháp nhằm hạn chế rủi ro khi thiếu hụt và tăng khả năng sinh lợi khi dư thừa.

Mô hình này cũng cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng rơi vào loại tài sản nào và có những giải pháp dự phòng nào tốt hơn. Nếu phần lớn nhu cầu rút tiền được đáp ứng bởi nhóm tài sản thanh khoản cao thì ngân hàng sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn so với nhóm tín dụng (thanh khoản thấp). Bên cạnh đó, ta biết cơ cấu danh mục TSC có hợp lý không và mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi tức.

Bên cạnh những tiện ích, mô hình còn bộc lộ một số hạn chế như: Mô hình luồng tiền mới chỉ đưa ra trong tình hình hoạt động kinh doanh bình thường mà chưa tính đến các yếu tố bên ngoài trong điều kiện khủng hoảng, lạm phát. Vì vậy để hỗ trợ mô hình này, các Ngân hàng thường áp dụng phương pháp hỗ trợ phân tích trường hợp tốt nhất và xấu nhất. Hơn nữa, mô hình luồng tiền không đề cập đến bộ phận tiền gửi mới và vốn chi ra, tăng thêm nhu cầu cho tín dụng, do đó công tác dự báo luồng tiền vào ra là điều kiện cần thiết cho mô hình có hiệu quả hơn.

3.2.4.2 Quản trị khe hở kỳ hạn nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến huy động vốn và sử dụng vốn.

Chi nhánh Hà Nội cũng như các NHTM đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng bản sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư dự kiến đồng thời duy trì thanh khoản cần thiết. Về nguyên tắc, nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho hầu hết các nhu cầu ngắn hạn song việc đáp ứng nhu cầu vay trung dài hạn là một trong những cơ sở khẳng định năng lực và vị thế của ngân hàng. Do đó, cần lưu ý đến sự cân đối thời hạn của huy động vốn và kỳ hạn sử dụng vốn - nguyên nhân của hầu hết các rủi ro trong huy động vốn, ngoài việc quan tâm đến lãi suất, tỷ giá và tổng nguồn vốn.

Kết hợp khe hở kỳ hạn với tính toán khe hở lãi suất.

Trong điều kiện các công cụ phái sinh chưa phát triển, bên cạnh việc đảm bảo sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo một tỷ lệ nhất định mà NHNN quy định (theo thông tư 13/2010- NHNN là 30%) ngân hàng cần phải quản trị khe hở kỳ hạn. Với đặc điểm của thị trường Việt Nam, lãi suất biến động bất thường, không ổn định cộng thêm khả năng dự báo trước thị trường của ngân hàng chưa tốt, ngân hàng nên sử dụng chiến lược quản lý chệnh lệch mang tính bảo vệ: ngân hàng sẽ thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất GAP gần bằng mức 0 tới mức tối đa có thể giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của ngân hàng.

Tiêu chí Khách hàng thường xuyên

Khách hàng có số dư tiền gửi lớn Khách hàng thường xuyên Khách hàng không thường

Một là, tăng cường sự ổn định của các nguồn tiền tức là kéo dài kỳ hạn thực tế của các nguồn tiền tiết kiệm ngắn hạn. Những khoản tiền tiết kiệm dưới 12 tháng được duy trì liên tục sẽ trở thành nguồn vốn trung dài hạn.

Hai là, làm dài hạn thêm kỳ hạn danh nghĩa của khoản nợ, tập trung tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, lãi suất cố định, đồng thời chủ động đáp ứng nhu câu thị trường về lãi suất và chi phí dài hạn.

Ba là, đa dạng hóa các loại tiền gửi, giảm phụ thuộc vào số ít khách hàng, kết hợp gia tăng tiên ích của sản phẩm huy động.

Bốn là, duy trì mối quan hệ với khách hàng lớn, thường xuyên, tránh rút tiền trong những thời điểm căng thẳng bằng cách cung cấp dịch vụ ưu đãi.

Năm là, đa dạng hóa danh mục đầu tư, cân đối các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn tương đối với nguồn vốn huy động, không chú trọng vào một nhóm khách hàng, một danh mục đầu tư.

Trong thời gian tới, cần phải có sự hỗ trợ bằng chương trình xử lý công nghệ thông tin, chương trình giúp ngân hàng cập nhật lãi suất đầu vào một cách nhanh chóng, khoa học phục vụ công tác quản trị NVHĐ cũng như quản trị TSC, TSN nói chung một cách hiệu quả. Thêm vào đó, việc áp dụng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ và tính toán kỳ hạn bình quân nguồn vốn và kỳ hạn bình quân cho vay là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn huy động và sử dụng, hạn chế rủi ro thừa hoặc thiếu vốn.

Bên cạnh quản trị các loại rủi ro liên quan đến NVHĐ, ngân hàng cũng cần chú trọng các biện pháp tăng cường phòng chống rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng và các rủi ro khác liên quan.

3.2.5. Quản trị nguồn vốn huy động với chính sách khách hàng mục tiêu.

Ngân hàng nên phân chia khách hàng theo những tiêu chí nhất định, quan trọng nhất là mức độ thường xuyên và số dư tiền gửi. Từ đó phát huy vai trò thu hút và phát triển huy động tiền gửi từ các TCKT, các định chế tài chính, các tổng công ty lớn có mối quan hệ thường xuyên đồng thời kết hợp các biện pháp tăng chất lượng dịch vụ, đem đến gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng tiềm năng. Vấn đề quan trọng là việc đánh giá, xác định tiêu chí đối với một khách hàng số dư tiền gửi lớn cần dựa vào những căn cứ xác thực không phải chỉ là những tiêu chuẩn định tính.

2. Doanh số giao dịch/ ngày

500 triệu/ ngày <500 triệu/ngày

3.Số dư tài khoản tiền gửi/ ngày

>1tỷ /ngày > 5 tỷ/ ngày 100-500

triệu/

<100 triệu/ 1lần giao dịch

Những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn và có uy tín.

Với bộ phận khách hàng này, ngân hàng nên sử dụng “Gói sản phẩm gồm các sản phẩm hiện đại các sản phẩm hiện đại đi kèm với các chính sách lãi suất và dịch vụ ưu đãi”. Bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống, các sản phẩm mới dựa trên các kênh phân phối hiện đại như: Home Banking, Internet Banking nên tiếp tục triển khai với các công ty lớn để tiện ích trong việc quản trị vốn với những khách hàng này. Có thể hạ thấp phí dịch vụ hoặc tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đi đôi với thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình sẽ đem lại ưu thế hơn hẳn so với các dịch vụ đơn lẻ.

Những khách hàng thường xuyên có số dư không lớn.

Sản phẩm lõi là các sản phẩm truyền thống nhưng chất lượng cải tiền theo hướng hiện đại tạo sự tin tưởng nhằm thu hút những khách hàng mới cho ngân hàng.

Những khách hàng tiềm năng

Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sản phẩm lõi là các sản phẩm thanh toán truyền thống, sản phầm bao quanh là trả lương tự động, phát hành thẻ ATM đồng thời lựa chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện để cung cấp các sản phẩm hiện đại. Vì đây hầu hết là cá doanh nghiệp trẻ, tư duy mới hiện đại và mong muốn quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Đối với khách hàng mới, khách hàng tiềm năng cần hết sức chú ý đến việc tìm hiểu, khai thác nhu cầu của họ bằng cách phối kết hợp các biện pháp Marketing, khác biệt hóa sản phẩm và vấn đề quản trị thương hiệu.

Với khách hàng là các trường học, tổ chức xã hội nên duy trì mối quan hệ với họ bằng các hoạt động tài trợ học bổng cho sinh viên, học sinh phát triển quỹ tín dụng học đường.

Chiến lược chỉ hiệu quả và đem lại thành công cao khi có sự kết hợp với các chiến lược khác như chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược phân phối, chiến lược khuếch trương quảng cáo.

❖ Đối với khách hàng cá nhân

Đối với khách hàng có thu nhập cao

Ngân hàng có thể xây dựng gói sản phẩm như: Sản phẩm lõi là sản phẩm tiết kiệm lãi suất ưu đãi và cá sản phẩm bao quanh: Thẻ ATM hạng VIP đặc biệt, Ủy nhiệm chi tự động cho các khoản tiêu dùng thường xuyên như cước điện thoại, điện nước. Ngoài ra, phát triển thêm các dịch vụ khác nếu khách hàng có nhu cầu quản trị vốn tự động, bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ, dịch vụ ủy thác, cho thuê két sắt, dịch vụ môi giới và tư vấn chứng khoán, du học,...

Đối với cá nhân thu nhập trung bình khá

Gói sản phẩm có thể thiết kế bao gồm: Sản phẩm lõi: Cho vay mua trả góp với lãi suất thấp và sản phẩm bao quanh bao gồm: tiết kiệm gửi góp, ủy nhiệm chi tự động, chuyển tiền, bảo hiểm nhân thọ, thẻ ATM.

Đối với khách hàng có thu nhập thấp:

Sản phẩm lõi là cho vay tiêu dùng trả góp lãi suất thấp và sản phẩm bao quanh là thẻ ATMs hoặc thẻ tiền mặt (cash card) với hạn mức thấp, duy trì trong khoảng 3-5 triệu đồng.

Đối với hai nhóm khách hàng này, tiền gửi lại là một sản phẩm bao quanh góp phần tăng hiệu quả các hoạt động kinh doanh khác song ngân hàng cần có chiến lược và phương pháp quản trị phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 167 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w