Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 11 (Trang 40)

II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1. Đối tượng, thời gian và tiến trình thực nghiệm sư phạm

1.1. Đối tượng thực nghiệm

Dựa trên cơ sở là hoạt động ngoại khoá GDPTBV đã thiết kế mẫu, tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm hoạt động này cho HS lớp 11A1 (gồm 34 HS) và lớp 11A2 (gồm 34 HS) của trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc. Sau khi tiến hành thực nghiệm có phiếu kiểm tra đánh giá kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lớp 11A3 với 34 HS và lớp 11A4 với 34 HS).

1.2. Thời gian thực nghiệm

Về nguyên tắc phải lựa chọn tổ chức hoạt động ngoại khoá vào các thời điểm mà không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập chính khoá của HS. Tôi đã tiến hành hoạt động ngoại khoá này vào dịp 26/3 với hai lớp thực nghiệm là lớp 11A1 và 11A2 của trung tâm Yên Lạc.

1.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

- Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tìm hiểu về nhận thức của HS về các vấn đề PTBV thông qua việc phỏng vấn trực tiếp HS và GV.

- Soạn nội dung hoạt động ngoại khoá GDPTBV (Mô đun: Hãy cứu lấy Trái đất). - Tiến hành thực nghiệm ở lớp 11A1 và 11A2.

- Kiểm tra nhận thức của HS sau thực nghiệm bằng phiếu đánh giá. - Đánh giá kết quả thực nghiệm.

2. Kết quả thực nghiệm

Nội dung của hoạt động ngoại khoá mà tác giả tiến hành thực nghiệm là tìm hiểu về sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau khi tiến hành thực nghiệm, để đánh giá kết quả nhận thức của HS về các nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu, hậu quả và các giải pháp khắc phục, tôi đã soạn ra 5 câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu điều tra rồi phát cho HS của 4 lớp, 2 lớp thực nghiệm (lớp 11A1 và 11A2) và 2 lớp đối chứng (lớp 11A3 và 11A4).

Bộ câu hỏi điều tra nhận thức của HS về vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu

1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu là:

a. Trái đất ấm dần lên.

b. Nhiệt độ Trái đất giảm đi làm cho không khí lạnh hơn. c. Sự gia tăng lượng khí thải ở các nước phát triển.

d. Tầng Ozon của Trái đất dày hơn.

2. Nguyên nhân chủ yếu gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu là:

a. Do qui luật tự nhiên.

b. Do các nước nghèo sử dụng quá ít năng lượng. c. Do vận động tự quay của Trái đất.

d. Do sự phát thải các khí thải, nhất là khí nhà kính ở các nước phát triển.

3. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra hậu quả gì?

a. Lũ lụt ở các vùng đất ven biển do nước biển dâng cao. b. Nghèo đói ở các nước chậm phát triển.

c. Cháy rừng và suy giảm đa dạng sinh học.

d. Sự gia tăng các thảm hoạ thiên tai khắc nghiệt, nghèo đói và dịch bệnh ở các nước chậm phát triển.

4. Nội dung của nghị định thư KYOTO là:

a. Cam kết giảm khí thải ở các nước phát triển. b. Cam kết giảm khí thải ỏ các nước chậm phát triển

c. Các nước được khai thức và sử dụng tối đa tất cả các nguồn năng lượng hiện có để phát triển kinh tế.

d. Cam kết giảm khí thải ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển.

5. Là HS, các em có thể làm được gì để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu?

a. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng hiện có. b. Hạn chế trồng cây xanh vì nó gây cản trở giao thông.

c. Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, tuyên truyền và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.

d. Không tham gia vào bất cứ các hoạt động nào vì chỉ cần mình không làm gì ảnh hưởng đến môi trường là được.

Kết quả thực nghiệm được phân tích, tổng hợp bằng cách sử dụng một số công thức toán học để tính toán (có bảng thống kê về số điểm, % kết quả của HS, vẽ đồ thị kết quả đánh giá).

Dựa trên kết quả điều tra có được, tôi đã phân chia các mức độ như sau: - Mức Tốt: Trả lời đúng 5/5 câu hỏi.

- Mức Trung bình: Trả lời đúng 1 – 2/5 câu hỏi. - Mức Kém: Không trả lời đúng câu hỏi nào.

Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm:

(Lớp thực nghiệm (11A 1 và 11A 2), lớp đối chứng (11A 3 và 11A 4))

Lớp Số HS Số HS đạt mức Kém Trung bình Khá Tốt Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % TN 68 1 1,5 14 20,6 40 58,8 13 19,1 ĐC 68 8 11,8 39 57,3 17 25,0 4 5,9

Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 70 Kém Trung bình Khá Tốt Mức % Thực nghiệm Đối chứng Nhận xét chung:

Sau khi tiến hành thực nghiệm, với những kết quả thu được, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Các em HS đều có hứng thú khi được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá GDPTBV, phần lớn các em đều tích cực tham gia và có những đóng góp vào sự thành công của buổi ngoại khoá.

- Kết quả điều tra cho thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt sau khi tham gia ngoại khoá, biểu hiện thông qua nhận thức của mình với vấn đề Biến đổi khí hậu toàn cầu nói riêng và các vấn đề của PTBV nói chung. Kết quả đạt ở mức trung bình ít, tuy nhiên số HS đạt loại tốt chưa cao, chủ yếu là loại khá. Điều này một phần là do PTBV là vấn đề mới dược đưa

vào CT GD, sự hiểu biết của HS còn ở mức hạn chế trong khi các hình thức tổ chức dạy học lại chủ yếu là trên lớp học chứ ít khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá với nội dung GDPTBV.

- Qua kết quả thực nghiệm cũng cho thấy với những kiến thức của SGK Địa lí, người GV có thể khai thác được các nội dung của GDPTBV từ đó làm cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khoá GDPTBV góp phần vào đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện nay.

Khả năng áp dụng sáng kiến:

Thực nghiệm sư phạm là một quá trình nghiên cứu thực tiễn nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Một trong những công đoạn quyết định đến sự thành công của quá trình thực nghiệm sư phạm là chọn mẫu thực nghiệm. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải đảm bảo tương đương về sĩ số và khả năng nhận thức. Sau khi chọn được mẫu thực thực nghiệm, GV tiến hành tổ chức thực hiện các nội dung thực nghiệm theo kế hoạch.

- Qua việc tổ chức theo dõi và phân tích diễn biến, hiệu quả của tiến trình dạy học trong các giờ thực nghiệm cho thấy, tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 cung cấp nguồn thông tin bổ ích, tạo nên hứng thú học tập cho HS.

- Qua kết quả của các bài kiểm tra kết hợp với phân tích số liệu cho thấy rằng việc tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 đã góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của HS.

8. Những thông tin cần được bảo mật

Không có

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

1/ Qua kết quả điều tra thực tế và trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức GDPTBV qua môn học nói chung và qua môn Địa lí nói riêng còn chưa phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động ngoại khoá. Điều này một phần có thể do đây là nội dung mới được đưa vào nhà trường nên còn ít được chú ý. Tuy nhiên vấn đề GDPTBV trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, nó góp phần rất lớn vào trong công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy, ngành GD nên tổ chức bồi dưỡng cho các GV nói chung, đặc biệt là GV các bộ môn có khả năng GDPTBV cao như môn Địa lí chuyên đề GDPTBV, trong đó chú ý đến việc sử dụng các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp (hoạt động ngoại khoá) vì chúng có vai trò rất quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học về GDPTBV nói riêng.

2/ Để các hoạt động ngoại khoá đạt kết quả cao thì ngoài việc thiết kế được, người GV cần kết hợp chặt chẽ với các cán bộ Đoàn - Đội cũng như các cơ quan đoàn thể địa phương,... để tranh thủ sự ửng hộ, giúp đỡ về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá.

3/ Đối với GV Địa lí khi thiết kế hoạt động ngoại khoá qua CT, SGK Địa lí cần nghiên cứu kĩ SGK để chọn lọc ra những kiến thức GDPTBV được “lồng ghép” trong đó, từ đó thiết kế ra những hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa về mặt thực tiễn và có tính khả thi cao.

10. Đánh giá lợi ích thu được

Qua các nội dung nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

1/ Đề tài đã nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề GDPTBV qua môn Địa lí nói chung và qua môn Địa lí 11 nói riêng, đặc biệt là GDPTBV bằng hình thức dạy học ngoại khoá.

2/ Đề tài đã thiết kế được mẫu Mô đun hoạt động ngoại khoá GDPTBV cho HS lớp 11 với mục đích góp một phần nhỏ giúp GDPTBV qua môn học ngày càng có hiệu quả, Mô đun này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo Địa lí lớp 11 và các khối học khác để thiết kế hoạt động ngoại khoá nói chung và ngoại khoá GDPTBV nói riêng trong các bài học Địa lí của mình.

3/ Đề tài cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả, sau thực nghiệm đi đến kết luận: HS sau khi tham gia các hoạt động ngoại khoá đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, thái độ và hành vi trong các vấn đề về PTBV so với trước khi tham gia hoạt động ngoại khoá.

4/ Mặc dù đề tài nghiên cứu mới đem lại kết quả ở mức khiêm tốn nhưng cũng đã góp một phần nhỏ vào việc GDPTBV qua môn học cho HS, chứng minh được vai trò chìa khoá của GD đối với PTBV và khẳng định tính khả thi của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1 Dương Thị Sáng Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc Giáo dục

Vĩnh Phúc, ngày … tháng… năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 03 năm 2019

Tác giả sáng kiến

Dương Thị Sáng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản tin giáo dục môi trường: giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Dự án VIE/98/018. Bộ Giáo dục – đào tạo, Hà Nội 2003.

2. Cơ sở khoa học môi trường. Lê Văn Khoa và nhiều người khác. NXB GD, Hà Nội

2006.

3. Dân số, tài nguyên và môi trường. Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng. NXB GD, Hà Nội

1998.

4. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông.

NXB ĐHSP, Hà Nội 2006.

5. Địa lí kinh tế - xã hội thế giới. Ông Thị Đan Thanh. NXB ĐHSP, Hà Nội 2006. 6. Đổi mới giáo dục Địa lí theo định hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Trần Đức Tuấn. Hội nghị “Nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Địa lí”, Hà Nội 2006.

7. Giáo án và tư liệu điện tử giảng dạy Địa lí lớp 11. Vũ Đình Hoà, Kiều Văn Hoan,

Nguyễn Thanh Xuân, Ngô Thị Hải Yến. NXB ĐHSP, Hà Nội 2007

8. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở trường phổ thông. Nguyễn Phi Hạnh,

Nguyễn Thị Thu Hằng. NXB ĐHSP, Hà Nội 2004.

9. Giáo dục vì sự phát triển bền vững qua môn Địa lí. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị

Thu Hằng, Trần Đức Tuấn. Tài liệu dạy học dành cho sinh viên khoa Địa lí - trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 2008.

10. Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí phổ thông. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đoàn Thị Thanh Phương. Kỉ yếu Hội nghị

“Nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Địa lí”, Hà Nội 2006.

11. Giáo dục phòng chống ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường sư phạm và trường phổ thông. Tài liệu bồi dưỡng cho GV THCS.

12. Hoạt động ngoại khoá Địa lí ở trường phổ thông. Nguyễn Đức Vũ.

13. Lí luận dạy học Địa lí. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. NXB ĐH Quốc gia, Hà

Nội 1998.

14. Môi trường và phát triển bền vững. Nguyễn Đình Hoè. NXB GD, Hà Nội 2007. 15. Mười vạn câu hỏi vì sao. NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội 2002.

16. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu

Hằng. NXB ĐHSP, Hà Nội 2004.

17. Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 10, 11. NXB GD, Hà Nội 2017.

18. Thiết kế mẫu mô đun GD môi trường ở trường phổ thông ngoài giờ lên lớp. Dự

19. Tìm hiểu kiến thức Địa lí 11. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Đăng Chúng. NXB GD, Hà

Nội 2007.

20. Tổ chức hoạt động ngoại khoá GD môi trường cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Giang qua học phần Địa lí địa phương. Lê Thị Ánh. Luận văn thạc sĩ khoa học

Địa lí, Hà Nội 2004.

21. Tạp chí AIDS và cộng đồng. Bộ y tế.

22. Tạp chí bảo vệ môi trường. Cục bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên – môi trường. 23. Tạp chí nghiên cứu phát triển bền vững. Bộ tài nguyên – môi trường

24. Các thông tin tìm kiếm trên Website: - www.nea.gov.vn. - www.agenda21.monre.gov.vn - www.thiennhien.net. - www.mofa.gov.vn. - www.thoitietnguyhiem.net. - www.wikipedia.com. 44

CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

GD: Giáo dục

PTBV: Phát triển bền vững

KT – XH: Kinh tế - xã hội

GDPTBV: Giáo dục vì sự phát triển bền vững

GDNN-GDTX: Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

HS: Học sinh

GV: Giáo viên

SGK: Sách giáo khoa

CT: Chương trình

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 11 (Trang 40)