Hiện nay, MB Ba Đình chưa chính thức áp dụng phương thức marketing nào để quảng bá về sản phẩm cho vay tín chấp cả. Việc quảng bá chỉ dừng lại ở giới thiệu MB và sản phẩm mạnh như vay chung cư, nhà đất, sản phẩm tín chấp cá nhân chưa thực sự được quan tâm. Khách hàng biết đen sản phẩm tín chấp chủ yếu qua người thân, bạn bè đã từng sử dụng tại MB. Với thời đại công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay thì việc không trú trọng vào quảng cáo sản phẩm là một thiếu sót. Đặc biệt mảng vay tín chấp chủ yếu để tiêu dùng nên đối tượng khách hàng trẻ rất
quan tâm mà họ chính là những người sử dụng mạng xã hội, công nghệ thường xuyên. Các cán bộ tín dụng cũng gọi điện chào sản phẩm tới khách hàng tuy nhiên thì không phải cán bộ nào cũng có kỹ năng bán hàng tốt nên khó tạo được sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Do đó, MB Ba Đình nên tạo được một sự đồng bộ trong quảng cáo, đầu tư vào marketing để đạt được dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm truyền tải các lợi ích về sản phẩm cho khách hàng, nâng cao tối đa lợi ích mà khách hàng mong muon. Can phải nhìn nhận một cách đúng đắn về điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ để từ đó hạn che và khắc phục cá điểm yếu, tăng cường và phát triển thêm các lợi the của chi nhánh. Thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng tại thị trường mục tiêu của ngân hàng. Tong hợp các báo cáo chính xác, kịp thời để phục vụ cho quá trình xây dựng và đề xuất chiến lược tiếp theo của ban lãnh đạo tại chi nhánh và định hướng của Tong Giám Đốc.
- Mở rộng việc bán chéo các sản phẩm.
Bán chéo sản phẩm trở thành một xu hướng trong những năm trở lại đây và cũng là phương thức vừa tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà vừa gia tăng lợi ích cho khách hàng. Những khách hàng cũ đã vay vốn mua chung cư, nhà đất cũng có thể có nhu cầu vay tiêu dùng tín chap. MB Ba Đình cần xây dựng một chính sách riêng để tạo điều kiện cho những khách hàng cũ có lịch sử trả nợ tốt tiếp cận đen sản phẩm vay tín chấp tại ngân hàng. Đặc biệt là dư nợ từ vay chung cư, nhà đất tại MB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ, thật tiếc khi ta bỏ qua chính khách hàng tiềm năng tại NH mình. Với lợi the là cơ quan trực thuộc bộ quốc phòng, MB Ba Đình cũng nên tăng cường hợp tác bán chéo với các các công ty con trong tập đoàn và các đơn vị khác trực thuộc Bộ Quoc Phòng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHI
3.3.1. Kien nghị với Nhà nước và các cơ quan Chính Phủ.
Thứ nhất, nhà nước cần phải ổn định tình hình kinh te vĩ mô, hạn che sự bất lợi cho sự phát triển kinh te của doanh nghiệp trong các ngành lĩnh vực, Chỉ khi các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh hiệu quả thì cán bộ nhân viên mới có thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó khuyến khích người dân vay
tiêu dùng, ngân hàng sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn, đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa, đó là điều kiện cho nền kinh te phát triển.
Thứ hai, cần thống nhất hành lang pháp lý, giảm thiểu các thủ tục rườm rà. Môi trường pháp luật tại Việt Nam được đánh giá là khá ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh te. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong việc các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Điểu này cũng giảm sức hút của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Vi vậy, Nhà nước phối hợp cùng các cơ quan chính phủ nên phối hợp linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách, các quy trình, giúp mọi thành phần trong nền kinh te có cơ hội được phát triển sản xuất kinh doanh một cách toàn diện.
3.3.2. Kien nghị với NHNN.
Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp để chủ động hơn nữa trong việc tháo dỡ các rào cản, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại, cần có sự hỗ trợ hợp lý đối với các NHTM mới và đã thành lập, có những chính sách hỗ trợ nhất định, bởi lẽ các NHTM này đóng vai trò trong hoạch định chiến lược phát triển cho vay tín chấp tại Việt Nam. Các NHTM có được sự hỗ trợ từ nhà nước, có được sự ủng hộ cùng vỡi những định hướng nhất định trong chiến lược kinh doanh, sự thuận lợi của môi trường kinh doanh, thì tự khắc ngân hàng sẽ tìm cách thúc đẩy hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay tín chấp cá nhân.
Thứ hai, ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tín chấp, giúp các NHTM có định hướng đúng đắn, gắn sự phát triển của mình với sự phát triển chung của nền kinh te. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần tạo sự chủ động hơn nữa cho các NHTM, đặc biệt trong giải quyết nợ quá hạn để ngân hàng giảm bớt áp lực, yên tâm hoạt động thúc đẩy quá trình cho vay tín chấp - hoạt động cho vay với mức độ rủi ro cao hơn, áp lực kiểm soát nợ quá hạn cũng cao.
Thứ ba, bên cạnh việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển cho vay tín chấp thì ngân hàng nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, để từ đó kiểm
soát được tình hình phát triển cũng như có những chính sách hỗ trợ kịp thời, tránh để sự tăng trưởng quá nóng khiến ngân hàng mất kiểm soát nợ quá hạn.
3.3.3. Kien nghị với NHTMCP Quân đội.
Thứ nhất, ngân hàng quân đội nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng nên đề ra chiến lược kinh doanh dài hạn trong sản phẩm cho vay tín chấp, cụ thể như đánh mạnh và mở rộng đối tượng khách hàng, tiếp tục kí hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thường khác để cán bộ nhân viên đủ điều kiện vay tín chấp tại ngân hàng.
Thứ hai, các bộ phận phát triển sản phẩm tại MBBank cần thống nhất các văn bản trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục của khách hàng, cần có sự thay đổi theo lộ trình và truyền thông lại với các bộ phận liên quan để có thể tới được khách hàng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Đồng thời, trong quá trình cấp tín dụng cần thống nhất nhau giữa các phòng ban liên quan về quy trình và các vấn đề liên quan để tránh tình trạng mâu thuẫn ý kiến giữa các phòng ban gây mất thời gian, ảnh hưởng tới công việc của khách hàng và uy tín của ngân hàng.
Thứ ba, MBBank nên có nhiều hơn các buổi đào tạo về sản phẩm , các kỹ năng chuyên biệt đối với sản phẩm tín chấp này. Chi nhánh có thể định kỳ hàng quý mở các buổi đào tạo tập trung cho các cán bộ nhân viên và cũng giúp nhân viên cập nhật nhanh nhất về sản phẩm mà mình đang chào bán và phục vụ khách hàng.
Thứ tư, bên cạnh việc mở rộng khách hàng, MBBank cũng nên chú trọng vào công tác kiểm soát sau vay. Thường xuyên theo dõi những biến động kinh te, bởi nó tác động đen tình hình kinh doanh, thu nhập của khách hàng, mà chủ yếu các khách hàng vay tín chấp có nguồn thu chủ yếu từ lương, dễ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe, kinh doanh của khách hàng để phát hiện và kiểm soát rủi ro kịp thời, đồng thời khai thác thêm các nhu cầu mới của khách hàng để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lí luận chương 1, kết hợp với việc phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với sản phẩm tín chấp cá nhân ở chương 2, trong chương 3 đã nêu ra phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và mục tiêu mở rộng cho vay cá nhân tín chấp của ngân hàng Quân đội chi nhánh Ba Đình trong những năm tiếp theo; đưa ra các giải pháp nhằm củng cố và phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục hạn che trong hoạt động mở rộng cho vay cá nhân tín chấp tại chi nhánh Ba Đình. Cuoi cùng, chương 3 còn đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan nhà nước và Ngân hàng Quân đội chi nhánh Ba Đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp và đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Thi trường cho vay tín chấp tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết cơ hội của thị trường này. Do đó phát triển cho vay tín chấp là một hướng đi đúng và đáp ứng nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này sẽ giúp các ngân hàng có them nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trong bối cảnh đó thì vấn đề về mở rộng cho vay tín chấp cá nhân trở thành vấn đề cần quan tâm của ngân hàng. Toàn bộ khóa luận đã giải quyết ba vấn đề cơ bản và phần nào làm rõ vấn đề mở rộng cho vay đối với sản phẩm cá nhân tín chấp tại chi nhánh Ba Đình , đó là:
Thứ nhất, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động mở rộng cho vay tín chấp cá nhân, hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng cho vay đối với sản phẩm này và các nhân tố ảnh hưởng đen nó.
Thứ hai, khóa luận đã phân tích và đánh giá thực tiễn về mở rộng cho vay đối với sản phẩm cá nhân tín chấp của Ngân hàng Quân đội chi nhánh Ba Đình, từ đó tìm ra những hạn che và nguyên nhân trong hoạt động cho vay cá nhân tín chấp.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận kết hợp với đánh giá thực tiễn về mở rộng cho vay đối với sản phẩm cá nhân tín chấp của Ngân hàng Quân đội chi nhánh Ba Đình, khóa luận đã đưa ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm góp phâfn nâng cao khả năng mở rộng cho vay đối với sản phẩm cho vay tín chấp cá nhân của chi nhánh.
Tóm lại, đây là một phạm trù không phải mới nhưng phức tạp và rộng lớn, liên quan đen cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi kinh nghiệm và sự nghiên cứu chuyên sâu mới có thể hiểu hết được. Với khả năng và trình độ có hạn, khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi một số hạn che, thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn . Em mong rằng bài khóa luận này sẽ đóng góp phần nào cho mục tiêu mở rộng cho váy tín chấp cá nhân tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh Ba Đình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NH Quân đội chi nhánh Ba Đình năm
2015, năm 2016 và năm 2017.
2. Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của NH Quân đội chi nhánh Ba Đình năm
2015, năm 2016 và năm 2017.
3. NH Quân Đội (2015), Quyết định 2971/QĐ - HS về việc ban hành “Quy định sản
phẩm Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm”
4. NH Quân đội ( 2015) Thông báo 245/TB - KHCN về việc Triển khai chính sách
cấp hạn mức tín chấp tự động dành cho KH Quân nhân.
5. NH Quân đội ( 2017) Thông báo 210/TB - KHCN về việc điều chỉnh chính sách
cấp hạn mức tín chấp tự động dành cho KH Quân nhân.
6. Báo cáo thường niên Ngân hàng Quân đội năm 2015, 2016, 2017
7. Báo cáo riêng lẻ được kiểm toán Ngân hàng Quân đội năm 2015, 2016, 2017 8. NHNN (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về ban hành quy chế cho
vay
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành ngày 31/12/2001.
9. NHNN (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành
ngày 30/12/2016.
10. NHNN (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
Cấp bậc So tiền cho vay tối đa ( triệu đồng)
PHỤ LỤC 1: CÁC SẢN PHẨM CHO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN 1.1. Sản phẩm cho vay tín chấp tự động quân nhân
* Đoi tượng áp dụng:
KH là cán bộ công tác cơ quan trực thuộc Bộ Quoc Phòng, có quân hàm Thieu úy trở lên.
* Điều kiện đối với khách hàng:
- Không phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên tại MB và các TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đen thời điểm vay vốn.
- Có HKTT/KT3 tại các tỉnh, thành phố nơi MB có trụ sở hoặc đang công tác tại các đơn vị Quân đội tại tỉnh/thành phố nơi MB cho vay. Trường hợp
ĐVKD có
trụ sở tại nơi mà MB chưa trú đóng, đồng thời khoảng cách từ ĐVKD đen trụ sở
của MB cho vay không quá 80km thì có thể trình khác biệt/ ngoại lệ.
* Ưu đãi về điều kiện vay vốn:
- Không xếp hạng tín dụng khách hàng. MB sẽ không thực hiện chấm điểm tín dụng khach hàng mà sẽ thực hiện cho vay luôn với những khách hàng đáp ứng
đủ điều kiện về sản phẩm.
- Không yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu tại đơn vị quản lý. KH cho dù vừa nhận cấp bậc thiếu úy cũng có thể vay vốn theo hạn mức tín chấp tư động.
- Không yêu cầu vợ/chồng ký cùng ký trên hồ sơ vay vốn. Khoản vay thông thường cần có chữ kí cả vợ và chồng nhưng món tín chấp chỉ cần chính KH
kí là
đủ.
- Không yêu cầu mua bảo hiểm nhân thọ theo quy định.
* Điều kiện đới với đơn vị quản lỷ:
- ĐVQL là các đơn vị đã trả lương cho CBNV qua tài khoản mở tại MB. Không bắt buộc ĐVQL phải kí kết thỏa thuận hợp tác và đề nghị xác nhận
thu nhập
- Trường hợp ĐVQL đã trả lương cho CBNV qua tài khoản mở tại MB: Chi nhánh quản lý tài khoản trả lương - là chi nhánh đang có quan hệ với ĐVQL và
thực hiện kí kết hợp đồng ủy thác trả lương đối với ĐVQL, của khách hàng là chi
nhánh thực hiện cho vay với khách hàng đó.
- Trường hợp ĐVQL chưa trả lương cho CBNV qua tài khoản mở tại MB: Chi nhánh nơi ĐVQL có quan hệ tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh,... và thực hiện
ký kết
thỏa thuận hợp tác về việc cấp hạn mức tín chấp tự động dành cho quân nhân
là chi
nhánh thực hiện cho vay đối với KH theo chính sách này.
* Các hình thức cho vay: Cho vay tín chấp, cho vay thấu chi, cấp hạn mức thẻ tín dụng (MB Visa)
Cán bộ nhân viên Cán bộ quản lý, cán bộquản lý cấp cao
Thieu úy, Trung úy 100 150
Thượng úy, Đại úy 150 200
Thiếu tá, Trung Tá 300 350
Thượng Tá, Đại Tá 500 700
Nguồn: Chỉnh sách sản phẩm - Tuy nhiên hạn mức cho vay đảm bảo số tiền gốc, lãi, các khoản phí khác,...phải thanh toán cho MB không vượt quá 70% lương thực nhận hàng tháng cho
KH.
* Thời gian cho vay và lãi suất cho vay:
Thời gian cho vay của tín chấp tự động quân nhân cực kì linh hoạt theo nhu cầu và khả năng nguồn thu của KH, tối đa 84 tháng.
Lãi suất cho vay tín chấp quân nhân là 14%/năm biên 7%. Trong 1 năm đầu lãi suất cố định là 14% nhưng từ năm thứ 2 lãi suất bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cộng với biên. Có thể nói lãi suất huy động của MB tương đối ổn định nên lãi suất sau 1 năm đầu cũng không có nhiều biến động.