Cả chi 3.132 100% 4.046 100% 29,18% 5.136 100% 26,94%
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanhMB - HBT năm 2015-2017)
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay đối với DNVVN tại MB - HBT
6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 ■ DNVVN BToan chi nhánh
Ta có thể thấy, doanh số cho vay đối với các DNVVN tại ngân hàng MB chi nhánh HBT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh rơi vào khoảng 44 - 51%, như vậy nhu cầu tín dụng của các DNVVN là rất cao. Năm 2016 doanh số cho vay của các DNVVN là 2.096 tỷ đồng, tăng 607 tỷ dồng so với năm 2015, tương đương với 40,76%, đây là một con số tăng khá ấn tượng cho thấy nhu cầu vay vốn của các DNVVN tại đây tăng mạnh. Mặc dù năm 2017 doanh số cho vay tăng 31,68% so với năm 2016 nhưng con số này vẫn ở mức cao.
2.2.3 Dư nợ của các DNVVN tại ngân hàng MB — Chi nhánh HBT
Lĩnh vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Ngành xây lắp “310 28,15% 183 29,42% 165 30,15% Ngành dược và thiết bị, vật tư y tế 199 18,05% "250 19,2% 121 20,8% Thương mại-phân phối hàng “270 24,5% ^330 25,35% “421 27,3% Xuất nhập khẩu 160 14,5% ^^204 15,64% ^^266 17,25% Khác 163 14,8% 136 10,39% ^^69 8,1% Tổng 1.102 100% 1.303 100% 1.542 100%
Biểu đồ 2.3: Dư nợ đối với DNVVN tại MB - HBT
100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 27.26 37.56 35.18 Năm 2015 BKH DNVVN BKH CIB BKHCN
Nhìn chung tỷ trọng dư nợ đối với các DNVVN tại MB - Chi nhánh Hai Bà Trưng chiếm hơn 1/3 dư nợ của toàn chi nhánh. Dư nợ đối với các DNVVN năm 2016 là 1.303 tỷ đồng tăng 201 tỷ đồng so với năm 2015 tương đương với 18,24%, năm 2017 tăng 18,34%, tốc độ tăng trưởng dư nợ khá ổn định khoảng 18%, đây là mức tăng trưởng cao và phù hợp với định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng Quân đội.
Cơ cấu dư nợ theo nhóm ngành
Tại Ngân hàng Quân đội, ngoài sản phẩm tín dụng thông thường thì MB còn thiết kế những sản phẩm tín dụng đục lỗ riêng cho một số lĩnh vực ngành nghề có tỷ trọng dư nợ tín dụng cao tại MB. Một mặt tạo ra sự linh hoạt trong chính sách do đã có kinh nghiệp tài trợ lâu năm cho ngành, mặt khác tăng sự hấp dẫn, thu hút thêm các DNVVN quan hệ với MB.
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ của các DNVVN theo ngành tại MB - HBT
trọng trọng trưởng trọng trưởng Ngăn hạn ^^687 62,34% ^^849 65,16% 23,58% 1.048 68% 23,44% Trung Dài hạn “415 37,66 "454 34,84% 9,39% ^^494 32% 8,8% Tổng 1.102 100% 1.303 100% 18,24% 1.542 100% 18,34%
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanhMB - HBT năm 2015-2017)
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy, dư nợ của DNVVN tại MB chi nhánh Hai Bà Trưng chủ yếu tập trung ở ngành xây lắp, thương mại - phân phối hàng tiêu dùng và các công ty bên lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị y tế. Riêng lĩnh vực xây lắp đã có dư nợ chiếm khoảng 30% dư nợ đối với DNVVN, đây cũng là một trong những thế mạnh nổi bật trong tài trợ của Ngân hàng quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng.
Cơ cấu nợ theo thời hạn của các DNVVN
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ của các DNVVN theo kỳ hạn tại MB - HBT
DNVVN 14,33 0,46% 13,69 0,34% “0 "0 Toàn
chi
70,44 2,25% 92,92 2,3% 80,07 1,56%
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanhMB - HBT năm 2015-2017)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ của các DNVVN theo kỳ hạn tại MB - HBT
1200 1000 800 600 400 200 0 ■ Nợ ngắn hạn ■Nợ Trung Dài hạn
Từ số liệu trên cho thấy, hoạt động tín dụng của chi nhánh không tập trung vào một kỳ hạn nhất định, đối với các DNVVN tại MB chi nhánh Hai Bà Trưng, dư nợ tập trung chủ yếu ở kỳ hạn ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn rơi vào khoảng 62-68%, và có xu hướng tăng, bên cạnh đó dư nợ trung dài hạn chiếm khoảng trên 30%. Điều này xuất phát từ cơ cấu nợ theo ngành của các DNVVN tại MB - Chi nhánh HBT, dư nợ tập trung ở ngành xây lắp và thương mại phân phối hàng tiêu dùng nên các DNVVN phát sinh nhu cầu vay vốn ngắn hạn bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời là chủ yếu, một phần khác các DN muốn tăng quy mô sản xuất cần đầu tư thêm máy móc nhà xưởng, phương tiện vân tải khi đó phát sinh nhu cầu vay vốn trung dài hạn.
2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của các DNVVN tại MB — Chi nhánh HBT
- Tỷ l ệ nợ quá hạn
Toàn chi 1,28% 0,84% 0,77% Thu lãi thuần
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng Tăng trưởng Đối với DNVVN 53,12 55,43% 63,55 53,08% 19,63% 90,18 58,36% 41,19% Cả chi 104,35 100% 119,73 100% 14,74% 154,51 100% 29,05%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB - HBT năm 2015-2017)
Từ kết quả trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn của cả chi nhánh nói chung và của DNVVN nói riêng đang dần được cải thiện. Đặc biệt, đối với các DNVVN thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn của các DNVVN tại MB - Chi nhánh HBT là 0,34% giảm 0,12% so với năm 2015, đến năm 2017 thì tỷ lệ này giảm về còn 0%. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN so với tổng dư nợ đối với DNVVN qua các năm lần lượt là 1,3%; 1,1% và 0%. Dù thay đổi cách tính thì tỷ lệ này vẫn là nhỏ và có xu hướng giảm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với công tác quản trị nợ vay của Chi nhánh HBT đối với các khoản nợ của DNVVN, bên cạnh đó thể hiện chất lượng của các khoản vay ngày càng tốt hơn.
- Tỷ l ệ nợ xấu
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN năm 2015 - 2017
(Nguôn: Báo cáo kêt quả kinh doanhMB - HBT năm 2015-2017)
Qua số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh và của DNVVN có xu hướng giảm. Cụ thể, đối với toàn chi nhánh tỷ lệ nợ xấu giảm nhiều từ 1,28% năm 2015 xuống còn 0,84% năm 2016 (giảm 0,44%), năm 2017 giảm 0,07% xuống còn 0,77%. Còn đối với các DNVVN thì tỷ lệ này luôn ở mức dưới 1%, đặc biệt trong năm 2017 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0%. Qua đây có thể thấy chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhanh Hai Bà Trưng ngày càng cải thiện, công tác quản trị và xử lý nợ xấu ngày càng tốt hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí trích lập dự phòng và an toàn cho chi nhánh HBT.
2.2.5 Tỷ trọng thu lãi thuần từ DNVVN
DNVVN chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 53 - 59% và có xu hướng tăng qua các năm. Năm
2016 thu lãi thuần từ DNVVN là 63,55 tỷ tăng 19,63% so với năm 2015, đặc biệt năm
2017 cùng với sự tăng dư nợ đối với các DNVVN thì thu lãi thuần từ DNVVN tăng cao,
2.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng.
2.3.1 Những kết quả đạt được.
Qua những phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng, có thể thấy MB - HBT đã có những kết quả tốt trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, cụ thể:
Thứ nhất, công tác huy động vốn hoạt động đạt hiệu quả cao, luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu tín dụng. Trong những năm qua, MB - HBT đã làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn ngày càng tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nguồn vốn huy động của chi nhánh đa dạng từ nhiều nguồn: trong các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trong nước, từ chính phủ, từ các tổ chức quốc tế... Điều này góp phần tạo nên nguồn cung vốn tín dụng ổn định cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, đặc biệt là các DNVVN.
Thứ hai, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với MB - CN HBT ngày tăng cao, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng của toàn chi nhánh.
Đây là một lợi thế đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nó thể hiện mức độ bao phủ của Ngân hàng Quân đội đang ngày càng lan rộng, từ đó khẳng định uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Mặt khác, đây cũng là thế mạnh để MB - HBT khai thác nhiều hơn nhu cầu tín dụng của khách hàng, tạo cơ hội để chi nhánh tiếp cận đa dạng các lĩnh vực tài trợ, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho chi nhánh và tăng thêm kinh nghiệm hoạt động.
Thứ ba, Dư nợ đối với các DNVVN tăng trưởng cao và ổn định khoảng 18%, điều này một phần thể hiện sự sát xao của Chi nhánh HBT trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN. Bên cạnh tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ xấu, nợ quá hạn của các DNVVN qua các năm luôn dưới 1 % là một dấu hiệu tốt của sự tăng trưởng tín dụng bền vững, không phải là tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ tư, Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN tại MB HBT tập trung ở một số ngành khuyến khích cảu nhà nước như xây dựng hạ tầng, thương mại hàng tiêu dùng, dược phẩm, vật tư y tế...Đây đều là những ngành nghề tăng trưởng tốt và không có quá nhiều biến động, điều này sẽ giúp cơ cấu nợ của Chi nhánh ít tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, MB
- Chi nhánh HBT, đã tận dụng được những sản phẩm tín dụng đục lỗ mà MB đã thiết kế để khai thác, tiếp cận tốt KH DNVVN qua việc am hiểu ngành nghê và kinh nghiệm tài trợ. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn chủ yếu là kỳ hạn ngắn hạn, mặc dù sô với các kỳ hạn dài hạn, trung dài hạn mức lãi suất thấp hơn nhưng những khoản vay ngắn hạn vòng quay vốn nhanh hơn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Thứ năm, với đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, mỗi Chuyên viên quan hệ khách hàng doah nghiệp là một đại sứ cho MB tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Điều này góp phần xây dựng và củng cố niềm tin của các KH DNVVN với ngân hàng, để tiến đến hợp tác lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô. Không những thế sự chuyên nghiệp cùng với hệ thống công nghệ, thông tin hỗ trợ giúp cho quá trình tác nghiệp và xử lý hồ sơ nhanh hơn từ đó đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
2.3.2 Những mặt hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được từ hoạt động tín đối với các DNVVN thì vẫn tồn tại trong hoạt động triển khai tín dụng tại MB - Chi nhánh HBT.
Thứ nhất, hiệu quả khai thác nhu cầu tín dụng của các KH DNVVN còn chưa cao. Qua số liệu số DNVVN có mức độ quan hệ tín dụng thường xuyên với MB - Chi nhánh HBT cho thấy tỷ lệ này đang còn quá thấp khoảng 18-21%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của chi nhánh.
Thứ hai, căn cứ vào tỷ trọng dư nợ theo ngành đối với các DNVVN tại MB - Chi nhánh HBT thì dư nợ đang tập trung cao ở một số ngành thuộc lĩnh vực xây lắp, thương mại- phân phối hàng tiêu dùng... điều này tạo nên giới hạn trong việc tăng trưởng tín dụng của chi nhánh, bởi lẽ thị phần của MB ở những lĩnh vực này không thể tăng nhiều hơn nữa.
Thứ ba, tỷ lệ tài trợ tín dụng Trung dài hạn còn thấp. Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là tác động của cách mạng công nghệ 4.0. Việc đổi mới công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh dần trở thành tất yếu. Để làm được như vậy thì cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm máy móc, phương tiện để đồng bộ với sự cải tiến về khoa học, công nghệ. Từ đó, nhu cầu tín dụng trung dài hạn sẽ gia tăng, chính vì vậy
việc tập trung vào tín dụng ngắn hạn sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư, tăng doanh thu, lợi nhuận của MB - Chi nhánh Hai Bà Trưng.
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế
- Nguyên nhân từ phía MB - Chi nhánh HBT
+ Điều kiện tài trợ của MB - Chi nhánh HBT khá khắt khe. Các DNVVN thường có năng lực tài chính khiêm tốn, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, chính vì vậy rủi ro khi tài trợ cho các DN này cao hơn so với các DN khác. Rào cản lớn nhất đối với những doanh nghiệp này khi đàm phán chính sách tín dụng đó chính là tài sản bảo đảm cho các khoản vay. Ke đến là lĩnh vực tài trợ, do thói quen và kinh nghiệm có sẵn đối với những lĩnh vực hay phát sinh tín dụng, MB - chi nhánh HBT khá e dè trong vi ệc tài trợ những ngành mới, ít có triển vọng, nếu có thì điều kiện khá chặt chẽ. Với khẩu vị rủi ro như vậy thì MB - chi nhánh HBT có thể sẽ bỏ qua nhiều cơ hội tài trợ tốt, và những khoảng trống thị trường tiềm năng.
+ Do công tác quản lý, chăm sóc khách hàng chưa tốt. Qua phần phân tích thực trạng có thể thấy, mặc dù số lượng KH DNVVN khá nhiều nhưng việc khai thác khách hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân có thể đến từ việc Chuyên viên quan hệ khách hàng chưa quản lý tốt tệp khách hàng cũ, và khai thác khách hàng mới chưa thực sự hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến khách hàng có nguy cơ “ngủ đông” hoặc dời bỏ. Như vậy, dù số lượng khách hàng mới tăng lên nhưng tỷ lệ khách hàng không phát sinh giao dịch tăng sẽ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Bên cạnh đó việc chăm sóc khách hàng cũng không kém phần quan trọng, chi phí để có một khách hàng mới thì tốn gấp nhiều lần so với việc chăm sóc một khách hàng cũ. Việc chăm soc khách hàng tốt sẽ tạo nên sự hợp tác bền vững và khai thác tối đa được nhu cầu của khách hàng và từ mối quan hệ xung quanh của khách hàng.
- Nguyên nhân từ phía các DNVVN
Khả năng đáp ứng các điều kiện tài trợ của MB - Chi nhánh HBT còn thấp, một phần do khả năng tài chính của DN, một phần do kinh nghiệm hoạt động, việc quản lý kinh doanh còn chưa tốt, , thiếu hiểu biết pháp luật, trình độ khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới còn thấp, trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động, năng lực tiếp cận chính sách hạn chế...làm cho các DNVVN khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.
-Nguyên nhân từ chính sách của nhà nước: Môi trường pháp lyscho hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn chưa đồng bộ. Chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi pháp luật về tài sản thế chấp còn hạn chế. Hoạt động tín dụng Trung dài hạn còn chịu sự chi phối của nhiều cấp ngành, dẫn đến quyết định tài trợ có thể không khách quan dẫn đến việc tài trợ không hiệu quả, dẫn đến tổn thất của ngân hàng.
Hiện nay, ở Việt nam chưa có cơ quan chuyên trách xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, dẫn đến việc đánh giá doanh nghiệp có thể thiếu thông tin, hoặc theo ý kiến chủ