trong lĩnh vực ưu đãi với lãi suất thấp, trong khi lãi suất huy động giảm không đáng kể. Điều này dẫn đến doanh thu của năm 2013 tăng không nhanh hơn chi phí, dẫn đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm. VCB cần có những biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng này để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng, xứng đáng là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt tại Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂNHÀNG HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lí điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
2.2.1.1. Các văn bản pháp lí của Quốc hội và Chính phủ
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010 là văn bản pháp lí hiện hành điều chỉnh các hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó có bảo lãnh ngân hàng.
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 - Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL - UBTVQH11 ngày 13/12/2005 - Luật thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005 - Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005
2.2.1.2. Các văn bản pháp lí của Ngân hàng Nhà nước
- Thông tư 28 - 2012/TT - NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 2/12/2012 quy định về Bảo lãnh ngân hàng
2.2.1.3. Các văn bản pháp lí của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Quy trình Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định 288/QĐ - VCB.CSTD ngày 3/5/2013 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Quyết định 168/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 20/03/2013 về việc ban hành Quy chế Bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Quyết định số 348/QĐ- NHNT.KHDN ban hành ngày 9/10/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về biểu phí dịch vụ bảo lãnh
2.2.1.4. Các văn bản, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh
- URDG 758- ICC Uniform Rules for Demand Guarantees 2009: Những quy tắc thống nhất về bảo lãnh do ICC ban hành năm 2009
- UCP 600 - ICC The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ban hành năm 2007
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
- ISP 98 - The International Standby Practices: Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế có hiệu lực từ 01/01/1999.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động Bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mạiCổ phần Ngoại thương Việt Nam Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2.2.2.1. Thông qua chỉ tiêu định tính
a. Sự gọn nhẹ, đơn giản, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ
Sự ra đời của quy trình dành riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB ngày 3/5/2013 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bảo lãnh tại ngân hàng này. Quy trình đã nêu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ chi tiết của từng bộ phận tác nghiệp như bộ phận thanh toán quốc tế, bảo lãnh, khách hàng.Sơ lược về quy trình như sau[17]: khách hàng của ngân hàng tùy theo tài sản đảm bảo sẽ được phân vào một trong ba nhóm: kí quỹ 100% bằng tài khoản, tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm của VCB, và miễn kí quỹ 100%, có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc động sản.Với khách hàng kí quỹ 100% bằng tài khoản và trị giá bảo lãnh nhỏ hơn 2 tỷ, bộ phận thanh toán quốc tế hoặc bảo lãnh sẽ trực tiếp nhận hồ sơ và phát hành thư bảo lãnh trong phạm vi thẩm quyền của phòng. Với khách hàng kí quỹ 100% bằng tài khoản nhưng giá trị bảo lãnh lớn hơn 2 tỷ và bảo lãnh dự thầu có giá trị lớn hơn 2 tỷ và bảo lãnh bảo hành có thời hạn nhỏ hơn 2 năm, bộ phận thanh toán quốc tế hoặc bảo lãnh vẫn trực tiếp nhận hồ sơ nhưng trình giám đốc chi nhánh kí. Với khách hàng có tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm của VCB và miễn kí quỹ 100%, bộ phận khách hàng nhận hồ sơ, thẩm định và chuyển cho bộ phận thanh toán quốc tế hoặc bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và trình giám đốc chi nhánh kí. Nhìn chung quy trình bảo lãnh tại VCB khá chặt chẽ, tính từ thời điểm ban hành đến nay gần một năm cũng chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm.
b. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ bảo lãnh
VCB luôn tự hào là ngân hàng có đội ngũ cán bộ có năng lực tốt, trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Trong giai đoạn 2011- 2013, cán bộ bảo lãnh liên tục được tuyển mới nhưng VCB kiểm soát rất tốt chất lượng nhân viên đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc và đúng yêu cầu vị trí công tác. Hơn nữa, hầu hết đội ngũ quản lí của VCB đều có trình độ thạc sĩ trở lên và 70% tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước và nước ngoài[15]. Điều này một lần nữa khẳng định chất lượng nhân sự của VCB và là lợi thế cuả VCB trong hoạt động bảo lãnh, giúp nâng cao hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.
c. Sự hỗ trợ các sản phẩm khác cùng phát triển
Trong giai đoạn 2011- 2013, các sản phẩm huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế đều có xu hướng phát triển một phần nhờ vào chất lượng dịch vụ bảo lãnh tốt của VCB. Ngược lại các sản phẩm này cũng có những tác động tích cực tới hoạt động bảo lãnh. Ví dụ như tại Sở giao dịch của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2013, đã thu hút 71 khách hàng mới làm bảo lãnh với tổng doanh số từ các khách hàng này là 40.98 tỉ đồng. Trong đó có 6 khách hàng là từ các phòng giao dịch và phòng Thanh toán thẻ giới thiệu, 16 khách hàng do phòng SMEs/ Khách hàng giới thiệu, 49 khách hàng còn lại do phòng Bảo lãnh phát triển được (đều kí quỹ 100%). Điều này chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của VCB trong giai đoạn 2011- 2013 đã có hiệu quả nhất định. [14]
2.2.2.2. Thông qua một số chỉ tiêu định lượng
a. Doanh số phát hành bảo lãnh
Bảng 2.4: Doanh số phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011-2013
Chênh lệch so với năm trước
Tương đối - -17.46% 9.95%
2011 2012 2013
Số món bảo lãnh phát hành 27,237 30,624 42,625
Biểu đồ 2.3: Doanh số phát hành bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
■doanh s phát hành b oố ả lãnh
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Phòng Bảo lãnh 2011- 2013 và tính toán của tác giả)
Từ bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 ta có thể thấy, doanh số phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam biến động qua các năm. Năm 2012 so với 2011 giảm 4576.5 tỷ đồng, tương ứng với 17.46%. Năm 2013 lại tăng so với năm 2012 số tuyệt đối 2123.53 tỷ đồng, tương ứng với 9.95%.
Sở dĩ có sự biến động trên là do các nguyên nhân sau. Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp diễn đã tác động không nhỏ đến hoạt động ngân hàng nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng. Nen kinh tế đầy rẫy những khó khăn làm cho các doanh nghiệp kí được rất ít hợp đồng (cả hợp đồng ngoại và hợp đồng nội) hoặc dè dặt trong các hợp đồng giá trị lớn, theo đó, hoạt động bảo lãnh cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng kinh tế (bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành) sụt giảm nghiêm trọng về giá trị. Bất động sản đóng băng dẫn đến một loạt các ngành liên quan như xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi có nhiều nhu cầu bảo lãnh nhất không phát triển được. Các gói thầu xây dựng đường sá, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có nguồn vốn nhà nước thường có giá trị lớn, thời hạn dài hầu như không phát sinh mới do nguồn vốn ngân sách bị kiểm soát. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, làm ăn thua lỗ, phá sản ... tăng cao bất thường dẫn đến việc thẩm định cấp hạn mức tín dụng trong đó có hạn mức bảo lãnh cần hết sức thận trọng, dẫn đến không tăng trưởng được doanh số phát hành bảo lãnh. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu than dần dần thu hẹp lại, do đó mảng bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng phục vụ khách hàng Vinacomin, một trong những khách hàng đem lại doanh số phát hành bảo lãnh lớn cho ngân hàng (2011: doanh số bảo lãnh của Vinacomin chiếm 8.2% tổng doanh số bảo lãnh) nay cũng giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, sự cạnh tranh của các ngân hàng TMCP khác trên lãnh thổ Việt Nam về phí, tài sản đảm bảo, hạn mức tín dụng, chấp nhận rủi ro cũng làm giảm sút đi một số khách hàng lớn của ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013, nền kinh tế thế giới và trong nước cũng có những dấu hiệu hồi phục kinh tế nhưng chưa rõ ràng: các cường quốc như Nhật Bản bắt đầu hồi sinh, Mỹ khởi sắc nền kinh tế, đặc biệt là khu vực đồng tiền chung Châu Âu tăng trưởng dương lần đầu sau một năm suy thoái, lạm phát ở Việt Nam được kiềm chế thấp hơn 2012 và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Gói cứu trợ 3000 tỉ của NHNN cho dự án nhà ở thu nhập thấp ra đời góp phần phá băng thị trường bất động sản. Nhưng trên hết cả là sự nỗ lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế đề ra những chiến lược về chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lí. để nâng cao được doanh số phát hành bảo lãnh.
b. Số món bảo lãnh phát hành
Bảng 2.5: Số món bảo lãnh phát hành tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh thu BLNH 218,873 204,837 291,117 Chênh lệch với năm trước Tương đối (%) - -6.4 42.12 Tuyệt đối - -14,036 86,280 Doanh thu dịch vụ 2,198,033 2,235,698 2,745,171
Doanh thu BLNH/Doanh thu dịch vụ (%)
9.96 9.16 10.6
Biểu đồ 2.4: Số món bảo lãnh phát hành tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 -2013
Đơn vị: Món
■S món b o lãnh phát hànhố ả
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Phòng Bảo lãnh 2011-2013 và tính toán của tác giả)
Số món bảo lãnh phát hành tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Năm 2012 tăng 3387 món so với năm 2011, tương ứng với tăng 12.4%. Năm 2013 tăng 12001 món so với năm 2012, tương ứng với tăng 39.18%. Việc tăng số món bảo lãnh phát hành năm 2012 so với năm 2011 trong bối cảnh doanh số phát hành bảo lãnh giảm có thể được giải thích như sau: nền kinh thế giới rơi vào khủng hoảng, kinh tế Việt Nam vẫn đầy rẫy những khó khăn, các chủ thể trong hợp đồng kinh tế càng e ngại rủi ro, vì thế nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng vẫn tăng cao. Tuy nhiên các bên trong hợp đồng kinh tế vẫn dè dặt với các giá trị hợp đồng lớn, các hợp đồng có giá trị nhỏ vẫn được kí kết, vì vậy giá trị một món bảo lãnh nhỏ, dẫn đến số món bảo lãnh tăng nhưng doanh số phát hành bảo lãnh giảm. Năm 2013, bất chấp việc phát hành bảo lãnh của VCB bị ảnh hưởng bởi việc ra đời thông tư 28/2012/TT- NHNN ngày 3/10/2012 của NHNN với nhiều quy định mới ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bảo lãnh như: thông tư chưa cho phép phát hành bảo lãnh bằng tiếng nước ngoài trong trường hợp hợp đồng kinh tế giữa người mua và người bán cùng cư trú ở Việt Nam nhưng được tài trợ bởi nguồn vốn nước ngoài, yêu cầu quản lí, sử dụng cam kết bảo lãnh như giấy tờ có giá..., số món bảo lãnh vẫn tăng so với năm 2012, phù hợp với việc tăng doanh số bảo lãnh một phần vì nền kinh tế thế giới và Việt Nam có sự khởi sắc nhưng cũng khẳng định sự nỗ lực của VCB trong công tác chăm sóc khách hàng và những chiến lược mở rộng hoạt động bảo lãnh
c. Doanh thu hoạt động bảo lãnh
Bảng 2.6: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
Biểu đồ 2.5: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị: Triệu đồng
■Doanh thu b oả lãnh
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng doanh thu bảo lãnh (triệu đồng)Từ bảng 2.6 và biểu đồ 2.5 ta thấy, tổng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại218,873 204,837 291,117 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có sự biến động trong giai đoạn 2011- 2013. Năm 2012 so với năm 2011, tổng số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh giảm 14036 triệu đồng, tương ứng với 6.4%. Nhưng đến năm 2013 so với năm 2012, tổng số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh lại tăng lên đáng kể số tuyệt đối là 86280 triệu đồng, tương ứng với 42.12%. Sự biến động của doanh thu hoạt động bảo lãnh hoàn toàn phù hợp với sự biến động của doanh số phát hành bảo lãnh. Nguyên nhân giải thích cho sự biến động của doanh thu hoạt động bảo lãnh cũng giống như nguyên nhân giải thích cho sự biến động của doanh số phát hành bảo lãnh. Ngoài ra, ta còn thấy, năm 2012, tốc độ giảm của doanh thu (6.4%) nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh số phát hành bảo lãnh (17.46%); năm 2013, tốc độ tăng của doanh thu (42.12%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh số phát hành bảo lãnh (9.95%) là bởi vì sự đa dạng hóa trong dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngoài nghiệp vụ phát hành bảo lãnh theo các loại bảo lãnh trong mục 1.1.3, ngân hàng còn chú trọng phát triển các nghiệp vụ khác như xác nhận bảo lãnh, thông báo bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh, xác nhận chữ kí trên bảo lãnh và đòi tiền hộ theo bảo lãnh. Không những thế, ngân hàng cũng bước đầu phát triển dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng cá nhân như bảo lãnh trong hợp đồng mua bán, bảo lãnh trong giao dịch nhà đất, bảo lãnh du học... Đặc biệt là nghiệp vụ xác nhận chữ kí trên bảo lãnh đang phát triển mạnh ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam do lợi thế về hệ thống ngân hàng đại lí. Hiện tại ngân hàng có quan hệ đại lí với 1250 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu[15]. Đây cũng chính là lí do góp phần làm tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động bảo lãnh giảm ít hơn và tăng nhiều hơn tốc độ tăng trưởng doanh số phát hành bảo lãnh.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về doanh thu bảo lãnh, ta xét chỉ tiêu tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu dịch vụ. Từ bảng 2.6 ta thấy, tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu dịch vụ có sự biến động trong giai đoạn 2011- 2013. Năm 2012, có sự giảm nhẹ so với năm 2011 là 0.8%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.44%. Điều này một phần xuất phát từ những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 và sự khởi sắc trong năm 2013. Nhìn chung tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 có xu hướng tăng, chứng tỏ ngân hàng đang tận dụng và phát huy tiềm năng của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh, đóng góp vào nguồn thu của ngân hàng.
d. Doanh thu bảo lãnh / chi phí bảo lãnh
Bảng 2.7: Doanh thu bảo lãnh / chi phí bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
Biểu đồ 2.6: Doanh thu bảo lãnh/chi phí bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị: %
- -♦ Doanh thu b o lãnh/chi phí b o lãnhả ả