ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SKKN.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG TRONG dạy học môn địa lí cấp THCS (Trang 25 - 27)

1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

1.1. Chất lượng giảng dạy bộ môn.

Sau một thời gian áp dụng tích hợp trong các bài giảng kết hợp một số phương pháp dạy học ở các khối lớp của trường THCS tôi dạy, qua khảo sát cho thấy kết quả học tập bộ môn Địa lí đã khả quan hơn:

+ Đa số HS đã có được sự nhận biết, nắm bắt kiến thức trọng tâm, thông hiểu và vận dụng kiến thức môi trường của bộ môn trong quá trình học tập và vận dụng trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Các em HS đã chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động ngoại khóa nhà trường tổ chức tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn khi tự mình lĩnh hội kiến thức, được thể hiện mình qua những hành động và việc làm của mình tại nơi sinh hoạt và cư trú tại địa phương.

+ Tất cả các HS đã chủ động khi tham gia mọi hoạt động về môi trường và trình bày sản phẩm của mình trước tập thể, tất cả các em đều cảm thấy thích thú hơn khi cùng nhau trải nghiệm.

+ Chất lượng đại trà bộ môn Địa lí trường THCS tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2015- 2016 so với năm học trước (2012 - 2013) như sau:

Kết quả năm học 2012- 2013 (chưa áp dụng SKKN ) TT Khối Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 6 117 22 18,8 68 58,1 27 23,1 0 0 0 0 2 7 116 25 21,6 70 60,3 21 18,1 0 0 0 0 3 8 105 28 26,6 65 61,9 12 11,5 0 0 0 0 4 9 115 30 26,1 69 60,0 16 13,9 0 0 0 0

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCSKết quả năm học 2015- 2016 (Áp dụng SKKN) Kết quả năm học 2015- 2016 (Áp dụng SKKN) TT Khối Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 6 118 31 26,3 82 69,5 5 4,2 0 0 0 0 2 7 117 30 25,6 83 70,9 4 3,5 0 0 0 0 3 8 116 33 28,4 80 68,9 3 2,7 0 0 0 0 4 9 105 35 33,3 67 63,8 3 2,9 0 0 0 0

Bảng kết quả trên cho thấy: năm học 2015-2016 khi áp dụng SKKN (so với năm học 2012-2013 chưa áp dụng SKKN) chất lượng bộ môn đã có thay đổi tích cực (số HS giỏi ở các khối lớp đã tăng lên (từ 105 em đạt 23,2% tăng lên 129 em đạt 28,3%); số HS khá cũng tăng nhanh (từ 227 em đạt 60,1% tăng lên 312 em đạt 68,4%); số HS trung bình giảm nhanh (từ 76 em đạt 16,7% giảm còn 15 em đạt 15%). Điều này chứng tỏ các em đã yêu thích bộ môn Địa lí hơn, nhận nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng việc dạy học tích hợp các vấn đề từ thực tiễn, đặc biệt là vấn đề môi trường trong dạy học môn Địa lí .

1.2. Chất lượng tự bồi dưỡng GV và bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Đối với GV: chủ động trong việc giáo dục tích hợp môi trường trong các bài giảng, vận dụng vào việc bồi dưỡng cho đội tuyển HSG kết quả thu được như sau:

+ Năm học 2013-2014: kì thi HSG cấp tỉnh có 11/20 em đạt giải trong đó có: 01 HS đạt giải nhất,

02 HS đạt giải nhì, 04 HS đạt giải ba, 04 HS đạt giải kk.

+ Năm học 2015-2016: kì thi HSG cấp tỉnh có 18/18 em đạt giải, trong đó có: 03 HS đạt giải nhất,

06 HS đạt giải nhì,

03 HS đạt giải ba, 06 HS đạt giải kk.

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

+ Năm học 2016- 2017: kì thi HSG cấp tỉnh có 11/18 em đạt giải, trong đó có: 01 HS đạt giải nhất,

02 HS đạt giải nhì, 05 HS đạt giải ba, 03 HS đạt giải kk.

+ Đặc biệt năm học 2014- 2015: kì thi chọn HSG các môn KHXH lớp 8, qua việc tích hợp vấn đề môi trường trong việc vận dụng vào cuộc sống, trong phần thi về mức độ ô nhiễm môi trường nước, nhiều em đã có những kĩ năng từ thực tế vận dụng vào bài viết đã đạt được sự đánh giá cao của BGK. Kết quả có 18/20 em đạt giải trong đó có 02 giải nhất, 06 giải nhì, 04 giải ba, 06 giải kk.

- Những kết quả như đã đạt được trên cũng phản ánh được phần nào sự ứng dụng tích hợp môi trường trong cuộc sống. Hàng ngày tại nơi học tập và sinh sống đại đa số các em đều rất tự giác vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, cải tạo phòng học, lớp học xanh, sạch, đẹp. Hiện nơi đang học tập của các em đã không cần thuê các cô lao công quét trường vào mỗi buổi sáng. Kết quả này đã đem lại cho tôi niềm vui, sự tự tin trong công việc, taọ tiền đề cho sự phát triển sau này.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi áp dụng đề tài.

- Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp dạy học địa lí có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng môn học. Việc “Tích hợp giáo dục

môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS” sẽ giúp GV nâng cao chất lượng và

hiểu quả dạy học. Giúp HS có cái nhìn trực quan về địa lí, giúp các em hiểu rõ về môi trường, những hành động của con người có thể cải tạo môi trường hoặc làm cho môi trường xấu đi. Có như vậy các em mới có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG TRONG dạy học môn địa lí cấp THCS (Trang 25 - 27)