Đổi mới phương pháp dạy học đạt hiểu quả cao, chúng ta cần chú ý:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG TRONG dạy học môn địa lí cấp THCS (Trang 27 - 30)

1. Cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác trong các tiết học.

2. Tùy vào nội dung của từng bài, từng tiết học và đặc biệt là đặc điểm của lớp học mà giáo viên tích hợp nội dung sao cho phù hợp đảm bảo vừa sức, không quá tải với HS.

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

3. Khi sử dụng các hình ảnh trong bài dạy cần phải chuẩn bị câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau.

4. Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong tiết học giúp HS ít bị nhàm chán và có thể tự tin hơn phát triển tư duy của mình.

5. GV phải hướng dẫn học sinh cách học, tìm hiểu các thông tin qua các phương tiện sách báo…

6. Tổ chức vẽ theo nhóm trong đó có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.

7. Khi gọi HS trình bày chính kiến của mình chú ý câu hỏi ở các mức độ tư duy của HS.

8. Chấm điểm tốt, động viên khuyến khích, các hành vi thân thiện với môi trường điều chỉnh các hành vi suy nghĩ lệch lạc.

9. Luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tìm kiếm và thiết kế các tiết dạy cùng với tranh ảnh, tư liệu minh họa chính xác phù hợp với nội dung bài.

10. Giáo viên cần phải có tâm huyết, phải thật sự quan tâm, động viên, yêu thương giúp đỡ các em, bản thân GV phải là tấm gương sáng về các hành vi yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giúp các em có niềm tin về bản thân trong học tập. - Với SKKN “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Địa lí cấp THCS ” có thể áp dụng đối với HS đại trà các khối học (6, 7, 8, 9) ở tất cả các trường THCS và có thể áp dụng để bồi dưỡng HS giỏi môn Địa lí sẽ giúp các em có kiến thức và có những hành động và việc làm thiết thực ý nghĩa.

Những kiến nghị của bản thân:

- Các cấp lãnh đạo có kế hoạch cấp thêm cho các nhà trường máy chiếu để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử.

- Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức học tập chuyên đề “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” và chuyên đề “Sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả” cấp tỉnh đối với bộ môn Địa lí.

- Các nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới bộ môn, tổ chức cho HS và GV các chuyến đi thực tế. Đến những địa danh nổi tiếng ở nước ta thông qua những việc làm và những hành động nhỏ của mình về môi trường, HS sẽ thấy hành động của mình

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

được ghi nhận và sẽ đóng góp ngày càng tích cực hơn, từ đó việc học tập bộ môn sẽ đạt kết quả cao hơn, có tính ứng dụng cao. Xin chân thành cảm ơn !

2. Đánh giá lợi ích thu được có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. của tổ chức, cá nhân.

- Đề tài được đánh giá khoa học, khả quan, đảm bảo tính sáng tạo, tính thực tiễn cao và có hiệu quả tốt, tính khả thi có thể áp dụng rộng rãi trong huyện ở toàn cấp học.

SKKN: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG TRONG dạy học môn địa lí cấp THCS (Trang 27 - 30)