Kỹ thuật sơ đồ, lược đồ tư duy: Đây là một trong những kỹ thuật được áp dụng rất nhiều trong hầu hết các bộ môn, nhằm thể hiện một ý tưởng, kế

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học lịch sử ở trường THCS (Trang 26 - 27)

được áp dụng rất nhiều trong hầu hết các bộ môn, nhằm thể hiện một ý tưởng, kế hoạch hay những kiến thức đã nắm được một cách cô đọng, ấn tượng, rõ ràng và có hệ thống. Đối với môn Lịch sử giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách lập sơ đồ tư duy cho các em thực hành như là một dạng “bài tập về nhà” để hỗ trợ cho việc tự học, tự củng cố kiến thức. Lược đồ, sơ đồ tư duy có thể giúp các em nắm bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn, đặc biệt là khi chính các em lập nên sơ đồ này. Một điều quan trọng là khi thường xuyên lập sơ đồ tư duy, học sinh sẽ hình thành kỹ năng sắp xếp kiến thức, thể hiện ý tưởng một cách sáng tạo, lo-gic, rõ ràng. Kỹ năng này không chỉ cần thiết cho việc tự học mà còn cho công việc của học sinh sau này nữa.

Trên đây là những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực mà tôi nghĩ rằng rất phù hợp khi giảng dạy bộ môn Lịch sử. Chỉ cần giáo viên nắm rõ các phương pháp - kỹ thuật dạy học và vận dụng một cách vừa đủ, linh hoạt, sáng tạo, có kết hợp nhịp nhàng giữa học và chơi, giữa học trên lớp và ngoại khóa, thực tế…chắc chắn giờ học Sử sẽ trở nên lý thú, sinh động.

Có một điều khá quan trọng mà tôi nghĩ giáo viên cần lưu ý để việc đổi mới phương pháp đạt hiệu quả như mong muốn, đó là xác định cho được kiến thức trọng tâm và lựa chọn phương pháp - kỹ thuật dạy học phù hợp để làm rõ nội dung kiến thức này. Những kiến thức lẻ tẻ, thứ yếu, giáo viên có thể lướt qua hoặc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Điều này giúp giáo viên “đi đúng trọng tâm” bài học mà lại tiết kiệm thời gian. Với thời gian tiết kiệm được đó giáo viên có thể sử dụng để bổ sung thêm cho học sinh các kiến thức mới, liên môn hay tích hợp. Bên cạnh việc sử dụng tư liệu để tái hiện các kiến thức cũ, người viết cho rằng giáo viên cũng cần khéo léo đưa thêm một vài kiến thức mới vào nhằm “thiết lập mối liên hệ” giữa quá khứ xưa cũ với hiện tại, giữa Lịch sử thế giới với Lịch sử trong nước, để các em “hiểu sử” một cách toàn diện hơn và nhận thức được rằng các kiến thức mà em được học là thú vị và bổ ích. Những điều này sẽ giúp cho học sinh có thêm nhiều kiến thức xã hội, quan trọng là các

em sẽ thấy được mối liên hệ chặt chẽ, sự tác động của quá khứ đối với hiện tại, tương lai và hiểu được thông tin Lịch sử rất có ích cho các em trong cuộc sống và công việc sau này.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học lịch sử ở trường THCS (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)