+ Trước khi đến lớp, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. Như vậy, kiến thức của giáo viên sẽ luôn được củng cố và nâng cao.
+ Kết hợp tốt các phương pháp dạy học và nội dung lồng ghép phải phù hợp.
+ Giáo viên phải luôn tạo ra một giờ học thật thoải mái, nhẹ nhàng, không gượng ép học sinh.
+ Để giúp học sinh nâng cao ý thức học tập thì người giáo viên phải có tâm huyết - yêu nghề. Biết gợi mở động viên kịp thời để học sinh ham học hơn.
+ Nắm bắt được đối tượng học sinh và tình hình thực tế ở địa phương từ đó xây dựng hệ thống khắc phục phù hợp với năng lực học sinh.
+ Biết phân chia lượng kiến thức kịp thời vừa phải để đưa vào tiết học (kiến thức phải chắc lọc theo chuẩn kiến thức hiện nay).
+ Vận dụng các phương pháp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối tiết học.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch Sử thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo
+ Về kiến thức: Đa dạng, phong phú và linh hoạt, liên thông và bổ trợ giữa các môn học. Từ đó làm sáng tỏ, giúp HS hiểu sâu kiến thức.
+ Về kĩ năng: tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
+ Về thái độ, tư tưởng: có hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc để làm công dân tốt, có trách nhiệm sau này.
- Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học.
- Gắn kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống.
- Làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch sử.
Tóm lại, với việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi bài học Lịch Sử trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội. Việc vận dụng này chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ. Đồng thời, giáo dục cho học
sinh THCS những giá trị truyền thống, lịch sử của dân tộc, của quê hương Việt Nam, nơi đang sống và học tập…; từ đó khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc, tự hào là người Việt Nam, giúp các em phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, trở thành người công dân có ích cho đất nước.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Trong các giờ dạy học lịch sử của năm học vừa qua, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp - kĩ thuật trên vào bài giảng môn Lịch sử một cách thường xuyên, đầy đủ, phù hợp với nội dung yêu cầu của bài học và trình độ nhận thức, hiểu biết của học sinh ở khối lớp. Kết quả cho thấy ở hầu hết các giờ học có sử dụng nhiều phương pháp thì học sinh đều rất tích cực và hứng thú trong việc học tập đối với bộ môn Lịch sử. Các em luôn chủ động tự giác tích cực tham gia vào những hoạt động do giáo viên tổ chức.
Qua việc áp dụng đề tài tôi đã giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu bài học nhanh và có hiệu quả hơn đồng thời cũng đã hình thành ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ. Điều này được thể hiện ở chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá của giáo viên, kết quả bài kiểm tra sau thường cao hơn kết quả bài kiểm tra trước.
Qua việc triển khai đối với công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có kết quả nhất định:
Kết quả đạt được:
- Bản thân tôi đã được giải Ba cấp Thành phố và giải Ba cấp Tỉnh trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi các môn KHXH năm học 2017-2018.
- Trong kì thi Học sinh giỏi lớp 9: Có học sinh Nguyễn Thùy Linh lớp 9A được giải Khuyến khích cấp thành phố (10-2018)
- Trong kì thi KHTN, KHXH cấp Thành phố (12-2018) có các học sinh đạt giải:
+ Nguyễn Trung Hiếu lớp 8C đạt giải Ba,
+ Phùng Thị Huyền Trang lớp 8A đạt giải Ba, + Phùng Kim Nha lớp 8A đạt giải Ba,
+ Lương Thị Huyền Trang đạt giải Khuyến khích, + Nguyễn Bùi Duy Hưng đạt giải Khuyến khích,
+ Nguyễn Thị Ngọc Anh đạt giải Khuyến khích. (Hiện nay các em này đang ôn thi để chuẩn bị thi Cấp Tỉnh)
+ Qua thực hiện đề tài nghiên cứu, với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng nghiệp, bản thân tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Ở Khối 6
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
140 10 7,1% 54 38,6% 68 48,6% 8 5,6% 0 0%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
140 20 14,3% 70 50% 50 35,7% 0 0 % 0 0 %
Ở Khối 7
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
126 6 4,8% 37 29,4% 72 57,1% 9 7,1% 2 1,6%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Ở Khối 8
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
120 7 5,8% 40 33,3% 60 50% 10 8,3% 3 2,5%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
120 18 15% 54 45% 48 40% 0 0 % 0 0%
Ở Khối 9
Bảng 1: Kết qủa khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
103 8 7,8% 36 35% 48 46,6% 9 8,7% 2 1,9%
Bảng 2: Kết qủa khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
103 19 18,4% 46 44,7% 38 36,9% 0 0% 0 0%
Tóm lại để môn Lịch sử được coi trọng và yêu thích chúng ta cần thực hiện một cuộc “cách mạng toàn diện” về cả chương trình Sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra - đánh giá. Đây là một “hành trình” khá lâu dài và tốn không ít công sức. Tuy nhiên chỉ cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp có thẩm quyền, sự phối hợp làm việc có trách nhiệm của các chuyên gia, sự tâm huyết của các giáo viên, người viết tin rằng, “hình ảnh” và chất lượng của môn Lịch sử sẽ được nâng lên cao trong một tương lai không xa…
Do mới chỉ áp dụng trong phạm vi trường THCS mà tôi đang công tác nên đề tài này khó tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong quý đồng nghiệp nhận xét, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặcáp dụng sáng kiến lần đầu: áp dụng sáng kiến lần đầu:
- Học sinh toàn trường THCS Thanh Trù.
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1 Trần Thị Thúy Trường THCS
Thanh Trù.
Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn - Lịch sử
2 Phí Thị Hằng Trường THCS
Thanh Trù.
Giảng dạy bộ môn Địa Lí
3 Hoàng Thị Mai Hoa Trường THCS Hội Hợp.
Giảng dạy bộ môn Lịch sử
Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 4 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Trung Dũng
Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 4 năm 2019
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Lê
Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 4 năm 2019