Các bài học rút ra từ thựcnghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận DỤNG TIẾP CẬNPHƯƠNG PHÁP dạy học FLIPPED LEARNINGTRONG dạy học CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực tự học CHO học SINH lớp 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 32 - 34)

8. Những đóng góp của đề tài

3.4. Các bài học rút ra từ thựcnghiệm

Khi vận dụng phương pháp Fipped learning vào dạy học, GV không được vận dụng một cách máy móc mà phải có sự linh hoạt, tuỳ vào trình độ, thái độ học tập của HS từng lớp mà GV cần có sự điều chỉnh hợp lí.

Giáo viên cần có biện pháp quản lí cũng như kiểm tra việc tự học ở nhà của HS khi đó việc vận dụng phương pháp Fipped learning vào dạy học mới thực sự phát huy hết hiểu quả.

Để phát triển năng lực tự học cho HS khi vận dụng phương pháp Fipped learning vào dạy học, GV phải “lấy HS làm chủ thể”, phải “tích cực hoá hoạt động của HS”, hướng dẫn HS những cách thức và biện pháp tự học. Ngoài ra, xây dựng các

bài dạy cần nêu các tình huống có vấn đề để kích thích được hứng thú cũng như năng lực tư duy sáng tạo của HS, từng bước hình thành một thói quen học tập, chủ động và sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống. Hướng dẫn HS làm việc với SGK, tài liệu tham khảo, đưa ra một hệ thống câu hỏi, gợi ý vừa có tính chất phát hiện, nêu vấn đề, vừa so sánh, đánh giá…khi đó giờ học mới thực sự phát huy được tính tự học của HS.

Trong quá trình dạy học với phương pháp Fipped learning đòi hỏi GV phải chuẩn bị bài soạn, hệ thống bài tập một cách chu đáo. Tùy theo lượng kiến thức của từng phần, từng bài và tùy đối tượng HS mà GV vận dụng một cách có hiệu quả, mỗi HS có một khả năng học tập khác nhau do đó cần khuyến khích động viên các em phát huy hết khả năng của mình, nâng cao năng lực tự học của bản thân. Không phải bất cứ bài học nào chúng ta cũng đều áp dụngphương pháp Fipped learning và phải có sự chọn lựa, nghiên cứu, trao đổi đồng nghiệp để có hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thực hiện theo mục đích nghiên cứu của đề tài và đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề về lí luận và thực tiễn như sau:

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài: lịch sử vấn đề nghiên cứu, khái niệm về Flipped learning (lớp học đảo ngược), ưu điểm, hạn chế và những thách thức khi áp dụng Flipped learning trong quá trình dạy học, cách tổ chức dạy học theo Flipped learning.

1.2. Xây dựng đượccác bước tổ chức dạy học theo Flipped learning, cơ sở vận dụng thành công Flipped learning trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học của HS.

1.3. Thiết kế giáo ánmột số bài học chương Nitơ – Photpho hóa học 11 theo hướng tiếp cận Flipped learning để phát triển năng lực tự học củaHS.

1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: 3 bài dạy và 2 bài kiểm tra 1 tiết và 15 phút ở lớp 11 (2TN-2ĐC) với 178 HS của 2 trường THPT thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

Như vậy chúng tôi đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận DỤNG TIẾP CẬNPHƯƠNG PHÁP dạy học FLIPPED LEARNINGTRONG dạy học CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực tự học CHO học SINH lớp 11 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 32 - 34)