Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng hợp tác vào giảng dạy hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 29 - 31)

Thống kê số lượng qua 3 lần kiểm tra, chúng tôi có kết quả trong bảng sau.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp kết của HS qua 3 lần kiểm tra.

Lần

kiểm tra Số bài

Kết quả (thang điểm 10) Chưa đạt (<5) Đạt ở mức độ thấp (Từ 5 đến <8) Đạt ở mức độ cao (≥8) SL % SL % SL % 1 225 50 22,22 89 39,56 86 38,22 2 225 28 12,44 65 28.89 132 58,67 3 225 15 6,67 49 21,78 161 71,56

Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Đào Duy Từ, tôi có một số nhận xét như sau:

- Về mặt định lượng: Có sự chênh lệch đáng kể giữa mỗi lần kiểm tra

Tỉ lệ % HS chưa đạt giảm hẳn, tỉ lệ HS đạt ở mức độ cao tăng hẳn. Chứng tỏ HS hiểu bài và vận dụng kiến thức làm kiểm tra tốt hơn so với trước khi chưa sử sử dụng phương pháp hoạt động nhóm.

Qua đó tôi nhận thấy rằng:

+ PPDH hợp tác nhóm đã tăng khả năng tư duy nhận thức ở HS. HS nắm kiến thức bài học tốt hơn, nâng cao kết quả học tập.

có sự cố gắng vươn lên trong học tập.

- Về mặt định tính:

Trong quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy:

+ Trong các giờ dạy thực nghiệm, các em sôi nổi hẳn, có ý thức tự giác hơn trong học tập, HS thực sự hứng thú và luôn thể hiện hết mình nhất là trong phần thuyết trình, các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn.

+ Do đặc thù của PPDH hợp tác, HS có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, do đó trong giờ học HS hiểu bài nhanh.

+ Sau các giờ học , các HS thân thiết và giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Điều này cho thấy tính khả thi và đúng đắn của việc sử dụng PPDH hợp tác để phát triển năng lực tự học cho học sinh vào giảng dạy cho không những bộ môn hóa học nói riêng mà cho nhiều môn học khác nữa.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng hợp tác vào giảng dạy hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 29 - 31)