3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Tuy mất nhiều thời gian, công sức và gặp không ít khó khăn để sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác vào dạy học hóa học lớp 11 THPT nhưng đề tài đã được những kết quả sau:
- Tổng quan về PPDH hợp tác .Phân tích và làm rõ khái niệm của dạy học hợp tác và năng lực tự học của HS.
- Bước đầu đã điều tra thực trạng về mức độ hiểu biết, vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy hóa học của các GV ở địa bàn thành phố Đồng Hới. Đa số GV đều cho rằng hoạt động hợp tác có nhiều ưu điểm, nhận thức được mức độ cần thiết của việc sử dụng các hình thức hoạt động hợp tác theo nhóm. Tuy nhiên do chưa nắm các nguyên tắc dạy học hợp tác nên nhiều GV còn ngại sử dụng hoặc gặp nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được nhu mong muốn.
- Xây dựng được 6 nguyên tắc và qui trình gồm 5 bước để định hướng cho thiết kế hoạt động dạy học hợp tác.
- Đã thực nghiệm một số hình thức hoạt động hợp tác theo nhóm có tính khả thi cao, dễ sử dụng và phù hợp với môi trường giáo dục ở các trường THPT hiện nay:
+ Nhóm gồm 4-5 thành viên (kết hợp 2 bàn trên và 2 bàn dưới). + Nhóm lớn gồm 10-12 thành viên (theo tổ của lớp).
- Đã thiết kế được 4 bài học có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm: Ngoài 2 bài có ở trong đề tài này có thêm bài 21: “Công thức phân tử hợp chất hữu cơ” và bài 24: “Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo”
- Từ những kết quả thực nghiệm, tôi nhận thấy việc áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Dựa trên kết quả thu được chúng tôi có một số kiến nghị sau: * Đối với nhà trường:
- Ban giám hiệu cần quan tâm chỉ đạo sát việc đổi mới PPDH nói chung và PPDH hợp tác theo nhóm nói riêng. Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả các GV về đổi mới PPDH trong đó có PPDH hợp tác theo nhóm với các kĩ thuật
dạy học tích cực một cách thiết thực.
- Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề về dạy học hợp tác một cách hiệu quả để GV học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tiếp tục duy trì các buổi ngoại khóa, đố vui để HS có dịp rèn luyện, thể hiện các kĩ năng hợp tác.
* Đối với giáo viên:
- GV cần tìm cách khắc phục khó khăn và mạnh dạn áp dụng dạy học hợp tác theo nhóm một cách thường xuyên.
- Tích cực khai thác và sử dụng các phương tienj dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động hợp tác cho HS.
- Tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Tự bồi dưỡng, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về các kĩ năng dạy học hợp tác từ đồng nghiệp, mạng internet.
Vận dụng tư tưởng hợp tác vào dạy học nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng giúp đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cộng tác trong công việc. Tôi hi vọng đề tài này góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học hợp tác, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT. Kính mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn (2017), Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học .
[2]. Cao Thị Thặng (2010), “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hướng phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh trong dạy học hóa học”, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP, số 55.
[3]. Nguyễn Văn Cường (2010), “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông”. Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông
[4]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học, Nxb ĐHSP, Hà Nội
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn (2010), Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông,.
[6]. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học- Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục 2007
[7]. Nguyễn Thị Sửu (09/2007), Dạy học nhóm- Phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục số 171
[8]. Lê Văn Năm (2012), Các phương pháp dạy học hóa hiện đại, Trường ĐH Vinh [9]. Nguyễn Thị Bích Hiền (Chủ biên), Trần Trung Ninh (2017), Giáo trình bài tập
Hóa học với việc phát triển tư duy cho học sinh. Nxb Đại học Vinh
[10]. Tạ Xuân Phương (2017), Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong môn địa lí ở trường dự bị đại học dân tộc, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục – Trường ĐHSP Hà Nội
[11]. Trần Thị Thanh Huyền (2010), sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT.
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TP. HCM
[12]. Cao Cự Giác (2017), Thực trạng sử dụng bài tập hóa học bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường trung học phổ thông, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 12, trang 53-56.
[13]. Trần Ngọc Lan, Huỳnh Thái Lộc (2016), Phát triển năng lực tự học cho học sinh - Một năng lực cốt lõi của công dân thế kỷ XXI, Tạp chí giáo dục, số 388, trang 45-47.
[14]. Đoàn Nguyệt Linh(2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.
[15]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (chủ biên), Phạm Văn Hoan – Lê Chí Kiên (2010) , Hóa học 11,Sách giáo khoa phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam
[16]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) và nhiều tác giả khác (2010), Sách giáo viên hóa học 11, Nxb Giáo dục Việt Nam