Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, thái độ và dáng vẻ bên ngoài của Mị dường như lại quay về với con người cũ, nhẫn nhục và vô cảm. Tuy nhiên, sức sống vẫn âm ỉ, tiềm tàng đâu đó trong lòng Mị mà ngay bản thân cô cũng chưa tự nhận ra. Cõ lẽ cả Mị và tất cả chúng ta cũng không thể ngờ sức sống mãnh liệt ấy lại trở về với Mị trong một đêm đông lạnh lẽo ở Hồng Ngài khi cô cắt dây mây cởi trói A Phủ- chàng trai đáng thương mang thân phận đứa ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Hãy đọc chậm và hình dung về tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông lạnh lẽo ở Hồng Ngài khi cô quyết định cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ, về giọng điệu của đoạn văn và cung cấp cuốn phim trí óc của bạn:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo... Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần...
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp lửa sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn... Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng
lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay... Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi... Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa... Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. ...Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại... Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được... Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. ...Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. ...Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. ...A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại... A Phủ bỗng
khụyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy...
Mị đứng lặng trong bóng tối...
Rồi Mị cũng vụt chạy ra... Trời tối lắm... Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi... A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất...
... A Phủ nói: "Đi với tôi". ...Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi...
+ Nào! Bây giờ hãy nhìn lại cuốn phim trí óc chúng ta vừa xây dựng từ văn bản để đưa ra nhận xét, đánh giá ban đầu của anh (chị) về nhân vật, về tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Tô Hoài,...
(Học sinh có thể cầm mẫu phiếu học tập trên đây vừa đọc vừa think-aloud trực tiếp theo gợi ý của giáo viên qua những khoảng trống cố tình để ngỏ giữa các câu chữ. Giáo viên cũng có thể tạo thời gian cho học sinh chuẩn bị trước khi nói bằng cách để họ viết vắn tắt nội dung cuốn phim trí óc vào phần giấy để trống. Sau đó, học sinh trình bày, nhìn lại nội dung think-aloud và đưa ra tổng hợp, nhận xét, phán đoán, đánh giá,... của cá nhân).
- Minh hoạ một cuốn phim trí óc hoàn thành:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo.(Nhà văn dùng từ ”chết héo” chứ không phải ”chết rét” hoặc ”chết cóng”. Nếu chết rét hay chết cóng chỉ diễn tả được cái lạnh giá của thời tiết, của ngoại cảnh. Còn từ ”chết héo” vừa diễn tả được sự
khắc nghiệt của thời tiết vừa diễn tả được sự cô đơn, héo hắt trong tâm hồn Mị).
lửa là người bạn của Mị, sưởi ấm cuộc đời Mị. Phải chăng, ngọn lửa còn biểu
tượng cho khát vọng sống trong Mị?)
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp lửa sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn.
(Công việc quen thuộc của đàn bà con gái trong nhà thống lí Pá Tra). Chỉ chợp
mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay( Mị thờ ơ, vô cảm trước cảnh A Phủ bị trói. Mị vốn là người nhân hậu mà sao lại đánh mất tình cảm đồng loại như thế? Phải chăng đây là chứng tích cho việc Mị bị áp bức thường xuyên, dai dẳng đến mức chai lì. Hình như Nam Cao trong tác phẩm Lão Hạc cùng từng đưa ra một triết lí tương tự: ”Khi người đàn bà đau chân thì họ chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình mà quên đi cái chân đau của người khác”. Hơn nữa, việc đánh người, trói người cho đến chết là việc bình thường trong nhà thống lí Pá Tra nên việc A Phủ bị trói không có gì là lạ. Vậy nên, ta thấy Mị
đáng thương chứ không hề đáng trách ). Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy,
cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. (ngọn lửa là người bạn tâm tình của Mị trong những đêm mùa đông trên núi cao dài
và buồn). Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp.(Việc đánh người trong nhà thống lí Pá Tra diễn ra bình thường như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Cô Mị chỉ sưởi lửa, hơ tay, không động chạm gì đến ai mà cũng bị đánh. Đây cũng là chi tiết cho thấy cuộc sống đọa đày của Mị khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Đồng thời nó còn cho thấy
sự độc ác, tàn nhẫn của cha con thống lí) .Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như
đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.(Một người không
sợ cường quyền, rất dũng cảm và cũng rất vô tư, lạc quan như A Phủ mà cũng khóc. Giọt nước mắt của A Phủ không phải thể hiện sự đau đớn, khuất phục mà
có thể giọt nước mắt ấy thể hiện sự bất lực). Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị
chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.
(Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ cô Mị thức dậy cảm xúc thương thân. Mị
chạnh lòng nhớ về đêm mùa xuân, Mị cũng bị A Sử trói đứng như vậy. Mị cũng khóc, nước mắt lăn xuống má, xuống cổ mà không lau đi được. Mị xót thương
cho số phận của mình). Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình
chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.
(Mị thương A Phủ)Chúng nó thật độc ác. (Chúng nó ở đây là cha con nhà thống
lí. Mị nhận ra được sự độc ác của cha con thống lí và căm phẫn trước những tội
ác mà chúng đã gây ra).Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau,
chết đói, chết rét, phải chết. (Một câu văn có tới 5 từ ”chết”, kết hợp với nghệ
thuật liệt kê để diễn tả sự lo sợ của Mị và số phận bất trắc của A Phủ).Ta là thân
đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.(Mị nhận thức về sự trói buộc thần quyền của nhà thống lí Pá Tra với
mình và những người đàn bà khác trong nhà thống lí). Người kia việc gì mà
phải chết thế. A Phủ.(Mị thấy sự bất công của nhà thống lí Pá Tra với A Phủ). Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ.(Mị muốn cứu A Phủ nhưng lại thấy sợ, nếu
cô cắt dây cởi trói cứu A Phủ thì rất có thể Mị sẽ phải chết thay).
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.(Cuối cùng Mị cũng vượt qua tất cả nỗi sợ hãi với khát vọng
mang lại sự sống cho người khác. Cũng có thể do sức mạnh của tấm lòng nhân hậu
chăng?) .A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ
được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại(Trong tác phẩm Mị nói rất ít, có nói thì cũng nói ngắn gọn. ”Đi ngay” là lời Mị nói với A Phủ hay cũng chính là niềm mong
mỏi, thúc giục tự sâu trong tâm can Mị ). A Phủ bỗng khụyu xuống, không bước
nổi. (Hậu quả của việc bị trói, bị đói, bị khát). Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.(Sự sống có sức mạnh vô cùng ghê gớm.
Được sống và khát sống là mong muốn chính đáng của mỗi con người)
Mị đứng lặng trong bóng tối.(Mị thấy sợ phải chết thay A Phủ hay Mị
thấy thương thân nhỉ?)
Rồi Mị cũng vụt chạy ra.(Mị sợ chết nên chạy theo A Phủ. Mị muốn sống mới
chạy theo A Phủ. Chi tiết này càng khắc sâu sức sống tiềm tàng trong Mị). Trời
tối lắm.(Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng vùng thoát vào một đêm tối ”trời tối đen như mực và tối như cái tiền đồ của chị”. Tô Hoài để cho Mị thoát khỏi Hồng Ngài cũng vào một đêm đầy bóng tối. Phải chăng đây là một chi tiết nghệ thuật đầy ý nghĩa. Phải chăng phía trước sẽ là cuộc sống tự do, hạnh phúc
đang đón đợi Mị và A Phủ?). Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn,
chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi.(Mị muốn đi theo A Phủ)
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.(Mị ở lại sẽ phải chết thay cho A Phủ, quan trọng hơn là Mị muốn sống. Trong tác phẩm Mị như một cái bóng câm lặng. Tuy vậy, những lời nói ít ỏi của Mị ở cuối tác phẩm ”Đi ngay”, ”A Phủ cho tôi đi”, ”Ở đây thì chết mất” đã thể hiện khát vọng sống mãnh liệt trong Mị)
... A Phủ nói: "Đi với tôi".(Hai người cùng cảnh ngộ, hai người đáng thương dắt nhau đi qua cái chết, đi qua bóng tối để tìm đến ánh sáng của sự sống, của
Đoạn văn miêu tả tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông lạnh giá ở Hồng Ngài khi cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ vừa cho thấy giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Khi xây dựng nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm nói chung và đoạn văn này nói riêng, Tô Hoài tập trung phát hiện và miêu tả sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Nhà văn không chỉ ngợi ca đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động miền núi bị áp bức mà còn khẳng định sức sống tiềm tàng ấy là sức mạnh, là vũ khí đấu tranh giúp họ vùng lên giải phóng cuộc đời để đi đến tự do, hạnh phúc. Điều đó thể hiện chiều sâu trong cái nhìn nhân văn của Tô Hoài. Ngoài ra, trong đoạn văn này ta cũng thấy rõ hơn cuộc sống khổ đau, bất hạnh của người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân, chúa đất. Đoạn văn miêu tả tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông lạnh giá ở Hồng Ngài khi cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn chi tiết nghệ thuật đắt giá và bút pháp miêu tả tâm lí bậc thầy của Tô Hoài.