-Nhiệm vụ của khối :
Tạo ra hệ thống các xung điện áp có dạng răng cưa xuất hiện lặp đi lặp lại với chu kỳ bằng chu kỳ của điện áp đồng bộ ( xoay chiều ) cung cấp cho sơ đồ chỉnh lưu . Đồng thời điều khiển được thời điểm xuất hiện của chúng trong mỗi chu kỳ .
a. Sơ đồ nguyên lý:
Hình 3.5: Sơ đồ khối đồng bộ và phát song răng cưa
Hình 3.6: Giản đồ điện áp khối đồng bộ và phát song răng cưa
b. Nguyên lý làm việc : b.1 Khâu đồng bộ:
Mạch chỉnh lưu kiểu 2 nửa chu kỳ có điểm giữa (tia hai pha) dùng diode D1, D2 và tải cho mạch chỉnh lưu này là điện trở R0. Điện áp chỉnh lưu Ucl này được đưa tới cửa (+) của khuếch đại thuật toán OA để so sánh với điện áp ngưỡng Ung lấy từ biến trở P1, điện áp đồng bộ sẽ tuân theo quan hệ sau: Uđb = (U+ - U- ) = (Ucl - Ung)
Do đó: nếu Ucl > Ung thì Uđb dương và bằng điện áp bão hòa của OA: Uđb = +Ubh tương tự nếu Ucl < Ung thì Uđb âm và Uđb = - Ubh
Vì vậy điện áp đồng bộ có dạng xung, theo đồ thị làm việc có một số lưu ý sau: - Điểm giao nhau của Ucl và Ung là điểm chuyển trạng thái của điện áp ra, nếu chiếu lên điện áp lực ta thấy hai điểm này xác định giới hạn của góc điều khiển min và max , do đó:
- Thay đổi điện áp ngưỡng Ung làm thay đổi phạm vi điều chỉnh góc điều khiển.
- Điện áp lưới biến động cũng sẽ ảnh hưởng góc điều khiển.
- Có thể chuyển sang dạng xung ra với quy luật điện áp ra ngược dấu lại, nếu đổi chéo cách đấu tín hiệu cửa vào OA: Ucl vào cửa (-) còn Ung vào cửa (+).
b.2 Khâu tạo điện áp răng cưa:
Ở nửa chu kỳ điện áp Udb<0 bão hòa âm: Udb= -Ubh , diode D3 dẫn. Sử dụng đặc điểm của OA là điện thế giữa hai cửa (+) và (-) của nó bằng nhau, ta có điện thế điểm (-) của OA2 bằng 0 do điểm (+) nối với 0v. Lúc này theo sơ đồ mạch ta thấy điện áp trên tụ điện C bằng điện áp đầu ra của OA2 : Uc=Urc Vậy ta có:
Ở nửa chu kỳ sau Uđb>0 (OA1 bão hòa dương: Udb=+Ubh), diode D3 khóa nên dòng qua R2 bằng 0. Lúc này dòng chạy qua R6 sẽ phân cực cho TR1, nối ngắn mạch tụ C. Như vậy TR1 thực hiện nhiệm vụ phóng điện cho tụ C.