Một số phát hiện cơ bản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh trung học phổ thông nhằm rèn luyện một số thành tố của tư duy sáng tạo (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Một số phát hiện cơ bản

1.2.2.1. Nhận thức của GV tầm quan trọng của việc phát triển TDST cho HS.

Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi cho thấy: nhận thức của đại đa số GV về dạy TD còn mơ hồ, chung chung. Với câu hỏi: “Xin Thầy/Cô cho biết quan niệm của mình về dạy TD?”, tôi nhận được kết quả như sau: 27% GV không trả lời câu hỏi trên; khoảng 66% GV trả lời một cách chung chung, chẳng hạn như: dạy TD là cho HS làm nhiều bài tập để phát triển TD của các em; dạy TD là DH lấy HS làm trung tâm, DH phát huy tính tích cực của HS,... Với câu hỏi này có khoảng 7% GV cho rằng dạy TD là dạy người học TD, làm cho người học biết cách vận dụng TD vào quá trình giải bài tập.

1.2.2.2. Các biện pháp thường sử dụng rèn luyện TDST cho HS trong dạy toán

Bảng 1.2. Thực trạng các biện pháp dạy học GV THPT để phát triển tƣ duy sáng tạo cho HS

Stt Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Quan tâm kích thích khả năng sáng tạo đến từng HS

và cả lớp 4 13.3

2 Tạo cơ hội để HS hình thành thói quen xem xét vấn đề

dưới nhiều góc độ khác nhau 4 13.3

3 Rèn thói quen tìm tòi cách giải hay, mới cho bài toán,

vấn đề học tập 3 10.0

4 Khuyến khích HS tích cực hoạt động 4 13.3

5 Rèn luyện việc vận dụng linh hoạt các thao tác tư duy

trong quá trình học tập 2 6.7

6 Sử dụng những câu hỏi mở và câu hỏi mở rộng 7 23.3 7 Khuyến khích những phản ứng của HS đồng thời chấp

nhận sự đa dạng trong những câu trả lời của HS. 1 3.3

8

Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực như: PPDH giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não, bản đồ tư duy...

1 3.3

Với câu hỏi này, tôi nhận được kết quả rất ít GV có biện pháp tích cực để rèn luyện TDST cho SH. Trong đó, đại đa số GV “Sử dụng những câu hỏi mở và câu hỏi mở rộng” để rèn luyện TDST cho HS mà ít GV sử dụng các biện pháp tích cực như:

Khuyến khích những phản ứng của HS đồng thời chấp nhận sự đa dạng trong những câu trả lời của HS; Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực như: PPDH giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não, bản đồ tư duy...

1.2.2.3. Những biểu hiện TDST của HS trong quá trình học tập

Bảng 1.3. Thực trạng những biểu hiện về TDST của HS trong giờ học

Stt Nội dung Không thể hiện Ít thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Tò mò và hay thắc mắc 13 43.3 8 26.7 5 16.7 4 13.3 2 Tìm ra cách giải quyết vấn đề hay và độc đáo 14 46.7 8 26.7 4 13.3 4 13.3

3 Tìm ra nhiều cách giải quyết

cho cùng một vấn đề học tập 15 50.0 6 20.0 6 20.0 3 10.0

4

Tìm ra câu trả lời nhanh, chính xác và sắc sảo cho câu hỏi hoặc yêu cầu của GV.

16 53.3 3 10.0 7 23.3 4 13.3

5

Biết cách suy luận, phát hiện, giải quyết vấn đề, biết cách học và tự học.

15 50.0 5 16.7 8 26.7 2 6.7

6 Đưa ra những lý do sắc sảo,

hợp lý cho những câu trả lời. 12 40.0 7 23.3 4 13.3 7 23.3

7

Đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một vấn đề và sử dụng những từ ngữ cụ thể, chính xác để diễn đạt.

14 46.7 5 16.7 10 33.3 1 3.3

8

Suy nghĩ về quá trình tư duy của mình (diễn đạt lại quá trình tìm lời giải cho vấn đề).

13 43.3 4 13.3 12 40.0 1 3.3

9 Đưa ra những câu hỏi phức

tạp về chủ đề đang giải quyết. 16 53.3 4 20.0 10 33.3 0.0 0.0 Kết quả cho thấy đa số GV cho các biểu hiện TDST của HS trong giờ học được biểu hiện đa dạng qua các hình thức khác nhau. Tuy vậy, tập trung vào các yếu tố cốt lõi như: Tò mò và hay thắc mắc; Tìm ra câu trả lời nhanh, chính xác và sắc sảo cho câu hỏi hoặc yêu cầu của GV; Đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một vấn đề và sử dụng những từ ngữ cụ thể, chính xác để diễn đạt; Suy nghĩ về quá trình tư duy

của mình (diễn đạt lại quá trình tìm lời giải cho vấn đề). Tuy nhiên, biểu hiện của HS trong TDST như: Đưa ra những câu hỏi phức tạp về chủ đề đang giải quyết ít được GV lựa chọn.

Như vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy: đa số GV còn quan niệm chưa nhất quán về TDST của HS THPT. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức của GV về TDST còn mang tính kinh nghiệm, cảm tính.

1.2.2.4. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong luận văn này

Từ trên đánh giá của GV về dạy học để rèn luyện TDST cho HS, tôi cho rằng dạy học nhằm phát triển tư duy môn Toán cho HS THPT có nhiều vấn đề đặt ra. Để tìm hiểu điều này. Tôi khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng 1.4. Ý kiến của GV các vấn đề đặt ra để phát triển tƣ duy cho HS

Stt Nội dung Mức độ quan trọng Rất không quantrọng Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng “bầu không khí sáng

tạo” trong lớp học 17 56.7 8 26.7 5 16.7 0 0.0

2

Giáo dục cho HS lòng khát khao, sự hứng thú đối với việc tiếp thu cái mới.

18 60.0 8 26.7 4 13.3 0 0.0

3 Định hướng động cơ học tập

đúng đắn cho HS 18 60.0 6 20.0 6 20.0 0 0.0

4

Rèn thói quen tìm tòi cách giải hay, mới cho bài toán, vấn đề học tập

20 66.7 3 10.0 7 23.3 0 0.0

5 Kích thích trí tưởng tượng sáng

tạo cho HS 17 56.7 5 16.7 8 26.7 0 0.0

6

Rèn cho HS thói quen tìm tòi cách giải hay, mới cho bài toán, vấn đề học tập

19 63.3 7 23.3 4 13.3 0 0.0

7

Rèn cho HS thói quen nhanh chóng phát hiện sai lầm, thiếu lôgíc trong bài giải hoặc trong quá trình giải quyết vấn đề

Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số GV cho rằng tất cả những yếu tố trên đều thúc đẩy TD của HS. Đại đa số GV đều đồng ý với những phương án mà tôi đưa ra. Họ cho rằng những phương án trên là cần thiết, thậm chí rất cần thiết nhằm rèn luyện TDST cho HS. Thực tế, qua trò chuyện các GV đã rất quan tâm tới việc rèn luyện TDST cho HS, định hướng hứng thú ở người học. Tuy nhiên, việc thiết kế các hoạt động dạy học, giáo án, sử dụng PPDH tích cực chưa được nhiều GV quan tâm hay thực hiện. Điều này cũng có thể hiểu rằng HS chưa có nhiều cơ hội được học tập trải nghiệm. Các hoạt động định hướng hứng thú, đưa cái mới vào thực tiễn mới chỉ dừng ở mức độ lí thuyết là chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh trung học phổ thông nhằm rèn luyện một số thành tố của tư duy sáng tạo (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)